Trang chủ » Doanh nhân » Tài chính » Gánh nợ 800 triệu USD, nhân vật mới đe doạ ‘vua’ tôn Lê Phước Vũ

Gánh nợ 800 triệu USD, nhân vật mới đe doạ ‘vua’ tôn Lê Phước Vũ

Tác giả:

Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ tiếp tục chìm vào trong khó khăn và bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng trong bối cảnh cổ phiếu chưa thể ngóc đầu đi lên cho dù các những người có liên quan đang mua vào khá mạnh.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), bà Hoàng Thị Xuân Hương, em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HSG, tương đương 1,3% vốn điều lệ công ty. Hiện tại, bà Xuân Hương không có cổ phần tại HSG.

Trong năm 2015, bà Hoàng Thị Xuân Hương cũng đã mua vào rồi bán ra 4,5 triệu cổ phiếu HSG với mối quan hệ trong giao dịch lần đầu được ghi nhận là vợ ông Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.

Trong giao dịch lần này, vợ cũ của ông Lê Phước Vũ sẽ chi ra khoảng 50 tỷ đồng để có thể gom 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, trong khoảng thời gian dự kiến từ 15/8 đến 13/9.

Cổ phiếu HSG nằm trong xu hướng giảm giá trong hơn 1 năm qua, từ mức gần 29.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi đầu tháng 6/2017 xuống còn 10.850 đồng/cp.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) hiện vẫn giữ vị trí số 1 trong thị trường tôn thép ở Việt Nam với thị phần khoảng 35% tôn, nhưng kết quả kinh doanh gần đây giảm sút mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 3 (niên độ 1/10/2017 – 30/9/2018) của HSG chỉ đạt 83 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đạt hơn 510 tỷ đồng, giảm 55%.

Báo cáo tài chính cho thấy, HSG đang chịu áp lực nợ khá lớn, lên tới hơn 18 ngàn tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD), chiếm gần 80% cơ cấu nguồn vốn.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm trong khi nợ tăng là do doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trên thị trường. Gần đây Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng đẩy mạnh sản xuất tôn. Đây là lý do khiến HSG phải gia tăng vay nợ, đầu tư nhà máy mới như Hoa Sen Hà Nam, Hoa Sen Yên Bái… để giành lại thị phần, cải thiện vị thế.

Hoa Sen đã phải chấp nhận hạ giá bán và tăng chi phí cho hệ thống phân phối, chấp nhận giảm lợi nhuận trong ngắn hạn để giữ khách hàng và mở rộng cơ sở khách hàng.

{keywords}

Không chỉ gặp khó trong thị trường nội địa, HSG còn gặp khó ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, sau khi chính quyền Donald Trump áp thuế cao đối với các sản phẩm tôn và thép.

Hiện tại, đối thủ đáng ngại nhất của Hoa Sen chính là Tập đoàn Hòa Phát. Ông “vua thép” Hòa Phát đã chính thức làm tôn với nhà máy công suất 400.000 tấn/năm đi vào hoạt động hồi tháng 4 tại Hưng Yên.

Vua tôn HSG cũng tính đi làm thép với dự án khủng thép Cà Ná với công suất lên đến 16 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ USD nhưng đang rơi vào tình trạng bế tắc. HSG sẽ còn chịu áp lực cạnh tranh về giá khi HPG tự chủ được nguồn HRC đầu vào để sản xuất tôn, không phải mua như các công ty khác.

Trên thực tế, không chỉ HSG, mà nhiều cổ phiếu ngành thép khác cũng giảm giá mạnh trong thời gian qua theo xu hướng chung trên thị trường và ảnh hưởng từ những quyết định áp thuế cao của Mỹ.

HPG của ông Trần Đình Long cũng đã giảm khoảng 20% trong 6 tháng qua.

Các cổ phiếu Thép Pomina (POM), hay Thép Tiến Lên (TLH) cũng giảm giá mạnh.

Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, thép là sản phẩm bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều nhất. Gần đây, Mỹ đã tiến hành điều tra và áp thuế đối với các sản phẩm thép mà nước này nghi là thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam và từ đây “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu sang Mỹ.

Cuối tháng 5/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã ra lệnh áp thuế chống bán phá hơn 199% và thuế chống trợ cấp hơn 256% với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo đánh giá của BVSC, tỷ trọng nhập khẩu vào thị trường Mỹ thấp nên các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều từ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực là rõ ràng, nhất là về triển vọng xuất khẩu mở rộng quy mô của các doanh nghiệp thép lớn trên TTCK.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), một số cổ phiếu vốn hóa lớn như Vingroup, Masan, Vinamilk, MWG tăng trở lại đã giúp VN-Index có thêm 1 phiên tăng điểm nhẹ. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng và dầu khí quay đầu giảm khiến thị trường chịu áp lực lớn.

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) vẫn dự báo khá tích cực. BSC cho rằng, thị trường đang trong trạng thái tích lũy và hỗ trợ ngắn hạn và sẽ tiếp tục thử thách ngưỡng tâm lý 980 điểm trong phiên sau, nhà đầu tư nên xem xét mở vị thế tại các cổ phiếu đang hút dòng tiền vào như dịch vụ bán lẻ và xây dựng và vật liệu.

VPBS cho rằng, trạng thái hồi phục vẫn đang được duy trì. Ảnh hưởng của khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ tới Việt Nam là không đáng kể, diễn biến giằng co rung lắc là rung lắc bình thường và trạng thái hồi phục vẫn đang được duy trì. Diễn biến đáng lưu ý hôm nay là sự gia tăng trở lại của tỷ giá trên cả thị trường chính thức được niêm yết ở hệ thống ngân hàng và thị trường chợ đen. Theo đó, nhà đầu tư nên theo sát diễn biến của yếu tố này để có sự chủ động hơn cho danh mục đầu tư.

VDS nhận định xu hướng tăng vẫn đang được duy trì, với các phiên điều chỉnh xen kẽ. Các nhóm cổ phiếu liên tục thay nhau dẫn dắt.

Kết thúc phiên giao dịch 14/8, VN-index tăng 0,23 điểm lên 978,27 điểm; HNX-Index giảm 0,68 điểm xuống 109,79 điểm. Upcom-Index tăng 0,06 điểm lên 51,69 điểm. Thanh khoản đạt 230 triệu cổ phần. Giá trị đạt 4,9 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Quyền lực vô đối của Trung Quốc: Đại gia hàng đầu Hàn Quốc đau đớn rút lui

Quyền lực vô đối của Trung Quốc: Đại gia hàng đầu Hàn Quốc đau đớn rút lui

Nhiều đại gia hàng đầu của Hàn Quốc theo chân người Nhật tháo chạy khỏi Trung Quốc khi đối mặt với làn sóng tẩy chay kéo dài. Thị trường 1 tỷ dân thực sự là một quyền lực vô đối của đất nước có dân số đông nhất thế giới.

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Không hiếm các đại gia có lợi nhuận hơn 1.000 tỷ/tháng, quy mô và túi tiền của các đại gia lên cao chưa từng có.

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, trong đó có phần lớn từ xử lý ‘của tồn kho’ hay của để dành như nợ xấu, cổ phần sở hữu chéo.

'Nữ hoàng' vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

‘Nữ hoàng’ vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

Hai doanh nhân mang mác nữ hoàng Việt gặp cú sốc trên đỉnh cao, người mất 500 tỷ, kẻ vướng bản thỏa thuận 32 triệu USD. Ông lớn VinaCapital tiếp tục bán chốt lời hàng loạt cổ phiếu Việt.