Trang chủ » Thế giới » Paul Krugman: Nước Mỹ đang đi vào bóng tối

Paul Krugman: Nước Mỹ đang đi vào bóng tối

Tác giả:

Mọi thứ chúng ta biết về kinh tế học đều chỉ ra rằng một dân số được giáo dục tử tế và cơ sở hạ tầng chất lượng cao đều quan trọng trong quá trình phát triển. Các quốc gia đang phát triển đang nỗ lực rất lớn để nâng cấp đường xá, cầu cảng và trường lớp của họ, trọng khí ấy nước Mỹ đang lùi lại phía sau.



TIN LIÊN QUAN:

Ánh sáng đang tắt dần trên nước Mỹ, quả đúng như vậy theo cả nghĩa đen. Thành phố Colorado Springs đã tạo ra sự chú ý với nỗ lực tuyệt vọng của họ nhằm tiết kiệm tiền bằng cách tắt một phần ba đèn đường. Những điều tương tự cũng đang được các thành phố khác trên toàn đất nước thực hiện hoặc tìm cách áp dụng, từ Philadelphia tới Fresno.

Trong khi đó, quốc gia một thời từng làm thế giới sửng sốt bởi những khoản đầu tư đầy tầm nhìn vào giao thông, từ Kênh Erie tới Hệ thống đường cao tốc liên bang, giờ lại đang trong quá trình tự đóng lại các con đường của họ: trong nhiều bang, các chính quyền địa phương đang phá bỏ những con đường mà họ không còn duy trì được nữa, đành để chúng về với cát sỏi.

Và một quốc gia luôn tự hào về giáo dục, về vị trí luôn dẫn dầu của mình trong việc cung cấp giáo dục cơ bản cho tất cả trẻ em, giờ đây cũng đang phải cắt giảm. Giáo viên bỏ dạy, chương trình bị hủy, ở Hawaii, năm học thậm chí còn bị cắt ngắn đi đáng kể. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy thậm chí còn có nhiều cắt giảm hơn nữa phía trước.

Chúng ta được giải thích rằng nước Mỹ không có cơ hội nào khác, cái chức năng cơ bản nhất của mọi chính phủ là thực hiện những dịch vụ thiết yếu đã từng được cung cấp cho nhiều thế hệ nay lại không còn khả năng thực hiện được nữa. Đúng là cả chính quyền bang lẫn địa phương đều bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng nên đang rất kẹt tiền. Nhưng họ sẽ không đến nỗi kẹt như vậy nếu các chính trị gia sẵn sàng xem xét tăng một vài khoản thuế.

Còn chính phủ liên bang thì không thiếu tiền như vậy chút nào hết, họ có thể bán các trái phiếu dài hạn chống lạm phát với mức lãi suất vẻn vẹn 1,04%. Họ có thể và nên trợ giúp các chính quyền địa phương, để đảm bảo tương lai của cơ sở hạ tầng và giáo dục cho con em chúng ta.

Nhưng Washinton đang trợ giúp rất nhỏ giọt, và thậm chí là rất miễn cưỡng. Chúng ta phải ưu tiên giảm thâm hụt, những người Cộng Hoà và Dân chủ ôn hòa nói vậy. Và gần như ngay sau đó, chúng ta tuyên bố rằng nước Mỹ cần bảo vệ chương trình cắt giảm thuế cho những người giàu có với tổng hụt cho ngân sách tới 700 tỷ đôla trong thập kỷ tới.

Kết quả là, phần lớn tầng lớp tinh hoa chính trị của chúng ta đã cho thấy đâu là ưu tiên của họ: khi phải lựa chọn giữa việc yêu cầu lớp người giàu nộp thêm 2% hoặc nước Mỹ phải đi giật lùi, giữa việc người giàu phải đóng thuế suất như dưới thời bùng bổ của Clinton hoặc nền tảng của đất nước này sụp đổ, họ đã luôn chọn điều sau, theo nghĩa đen như đối với đường xá và theo nghĩa bóng đối với giáo dục.

Sự lựa chọn ấy là thảm họa trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Trong ngắn hạn, việc cắt giảm cả ở cấp bang lẫn địa phương thế này là một cú giáng vào nền kinh tế, tiếp tục kéo dài tình trạng thất nghiệp tồi tệ hiện nay.


Chủ nhân Nobel Kinh tế 2008: "Nước Mỹ đang đi giật lùi" (Ảnh: Huffington Post)

Hãy nhớ một điểm rất quan trọng là các chính quyền bang và địa phương rất khác so với liên bang. Bạn đang nghe người ta nói rằng chính quyền liên bang đang chi tiêu khá hào phóng dưới thời Obama. Đúng vậy, chính quyền liên bang đang tiêu nhiều hơn nhưng không như cái cách mà bạn nghĩ. Nhưng chính quyền bang và địa phương thì đang cắt giảm. Nếu gộp tất cả vào thì hóa ra là khoản tăng chi lớn nhất lại dành cho những chương trình an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, khoản bảo hiểm đã tăng vọt nhờ vào tình trạng khốn khó của cuộc suy thoái.

Người ta vẫn cứ nói về những chương trình kích thích kinh tế thất bại, nhưng nếu nhìn vào cách chính quyền chi tiêu hiện nay một cách tổng thể, bạn không hề thấy bất kỳ cái gì gọi là kích thích kinh tế. Chi tiêu ở cấp liên bang đang khép dần trong khi các bang và địa phương tiếp tục cắt giảm rất mạnh, nước Mỹ đang đi giật lùi.

Nhưng tiết kiệm thuế cho lớp người giàu chẳng phải cũng là một dạng kích thích kinh tế hay sao? Nhưng mọi thứ không như thế nếu bạn để ý một chút. Khi chúng ta không để cho một giáo viên mất việc, sự trợ giúp ấy là rõ ràng, nhưng khi chúng ta đưa hàng triệu đôla thêm nữa cho những người giàu, rất dễ chúng sẽ nằm im đâu đó dưới gối của họ.

Vậy tương lai kinh tế của đất nước này ra sao? Mọi thứ chúng ta biết về kinh tế học đều chỉ ra rằng một dân số được giáo dục tử tế và cơ sở hạ tầng chất lượng cao đều quan trọng trong quá trình phát triển. Các quốc gia đang phát triển đang nỗ lực rất lớn để nâng cấp đường xá, cầu cảng và trường lớp của họ, trọng khí ấy nước Mỹ đang lùi lại phía sau.

Chúng ta đã tới nông nỗi này là do đâu? Đó là hệ quả logic của 3 thập kỷ với những luận điệu chống chính phủ, những luận điệu đã thuyết phục rất nhiều cử tri rằng mỗi đồng đôla đóng thuế đều là những đồng đôla lãng phí và khu vực công chẳng làm nên cơm nên cháo việc gì bao giờ.

Phong trào chống chính phủ luôn ở dạng phản bác lại sự lãng phí và sai trái, phản bác những khoản tiền khổng lồ gửi vào tài khoản của các quý bà giàu sang đi Cadillacs, phản bác lại đội quân công chức hùng hậu nhưng vô dụng với hàng núi giấy tờ của họ. Nhưng đó là một ngộ nhận, đương nhiên, không bao giờ hoàn toàn là lãng phí và sai trái như phe hữu tuyên bố.

Và giờ đây chiến dịch chống chính phủ ấy đang đơm hoa kết trái, chúng ta đang chứng kiến cái gì đang thực sự trở thành vật hi sinh: các dịch vụ dân thường trừ tầng lớp siêu giàu cần, các dịch vụ trừ chính phủ ra thì chẳng ai có thể cung cấp cả, đó là những con đường sáng đèn, những cao tốc dễ đi lại và những ngôi trường khang trang.

Kết cục cuối cùng của chiến dịch chống chính quyền này là chúng ta đang đi vào một ngả rẽ sai lầm thảm khốc. Nước Mỹ đang ở trên một con đường tăm tối và bế tắc tới miền vô định.

Trang Thư dịch