Trang chủ » Thế giới » Những CEO làm sống dậy cả doanh nghiệp

Những CEO làm sống dậy cả doanh nghiệp

Tác giả:

Cho dù quản lý một công ty đa quốc gia hay một công ty gia đình thì vị trí CEOcũng đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt. Đối với những người lãnh đạo của một công ty đang trong giai đoạn khó khăn thì yêu cầu này thậm chí còn cao hơn. Một ông chủ có khả năng vực dậy công ty cần phải có một kế hoạch hành động và những mực tiêu rõ ràng, đúng lúc, có sự hỗ trợ của hội đồng quản trị và các nhà quản lý có thâm niên trong ngành.

Không ai có thể cản trở sự thành công của Apple nhờ có Steve Jobs,  ông đã dốc sức khôi phục và biến công ty thành công ty công nghệ có lợi nhuận cao nhất.

Tuy nhiên, không phải bất cứ câu chuyện phục hồi công ty nào cũng có một kết thúc có hậu. Sau một hồi lâu nhìn phần mềm đồ họa Autocad, bà Carol Bartz đã nghĩ ra ý tưởng khôi phục Yahoo. Ý tưởng ấy thoạt đầu có triển vọng nhưng lại kết thúc trong thất vọng. Bà Carol đã bị khai trừ khỏi hội đồng quản trị mặc dù công ty vẫn trong tình trạng bấp bênh.

1. Peter Cuneo, Tập đoàn giải trí Marvel

Nhiệm kỳ: 7/1999 – 12/2002

Ông Peter Cuneo gia nhập tập đoàn giải trí Marvel ngay sau khi tập đoàn vừa thoát khỏi nguy cơ phá sản, gánh trên mình một khoản nợ lớn và các hoạt động kinh doanh của công ty đang đình trệ. Ông Peter Cuneo đã tập trung mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty và đầu tư vào lĩnh vực điện ảnh, truyền hình và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Những bộ phim với dàn diễn viên nổi tiếng đã trở thành những bộ phim bom tấn mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho công ty đồng thời Peter cũng làm mới hoạt động kinh doanh truyện tranh và phim hoạt hình của công ty.

Khi Peter lên nắm quyền, cổ phiếu của Marvel có giá là 94 cents/cổ phiếu nhưng 10 năm sau đó Walt Disney đã phải mua lại toàn bộ cổ phiếu của công ty với tổng giạ trị là 4 tỷ USD, tương đương 54USD/cổ phiếu.

2. Richard Clark- Côngty Merck


Nhiệm kỳ: 5/2005 – 12/2010

Ông Richard Clark, 35 tuổi, một người giàu kinh nghiệm thuộc công ty Merch, đã đi đầu trong cuộc chiến pháp lý với công ty Vioxx, một công ty sản xuất thuốc viêm khớm mang lại 2,5 tỷ lợi nhuận hàng năm đã bị đẩy ra khỏi thị trường vì sản xuất loại thuốc có nguy cơ gây chứng đau tim và đột quỵ. Ông đã cắt giảm một số công nhân và đóng cửa 5 xưởng sản xuất, đưa ra bán đấu giá để kiếm được gần 4 tỷ USD vào năm 2010. Ông đã hợp lý hóa quản lý và tiếp thị tập trung vào cung cấp một loại thuốc mới có triển vọng của công ty Merch. Ông Clark đã khôi phục lại danh tiếng cho công ty, lấy được 5 tỷ USD từ vụ kiện Vioxx và xin phê chuẩn được sản xuất 8 loại thuốc trong vòng 2 năm. Đến thời điểm năm 2008, giá cổ phiếu của Merch đã quay trở lại mức cao như trước vụ kiện Vioxx và gần như gấp đôi giá một cổ phiếu tại thời điểm tháng 4/2005.

3. Gordon Bethune, Hãng Continental Airlines

Nhiệm kì: 11/1994 – 11/2004

Gordon Bethune gia nhập vào công ty khi công ty đang thoát khỏi các điều khoản ở chương 11 luật Bảo hộ Phá sản. Tại thời điểm đó, Continental Airlines mất 55 triệu USDmỗi tháng và liên tục đứng cuối các bảng đánh giá hoạt động, bao gồm số chuyến bay đúng giờ, khiếu nại của khách hàng,  thất lạc hành lí. Dưới sự điều hành của Gordon Bethune, hãng đã bỏ các tuyến bay không hiệu quả, tăng cường dịch vụ tại các sân bay trung tâm, thương lượng lại các các khoản nợ và cho thuê, tiến hành kế hoạch chi trả giúp cải thiện đáng kể bảng thống kê số chuyến bay đúng giờ của hãng ở Houston.  Nhờ sự lãnh đạo của ông, giá cổ phiếu của Continental tăng từ 2 USD/cổ phiếu lên 10 USD/cổ phiếu.

4. Sergio Marchionne, Tập đoàn Fiat

Nhiệm kì: 6/2004 – Chủ tịch tập đoàn

Khi Sergio Marchionne nhận chức Tổng CEOtập đoàn, Tập đoàn Fiat đang ngập trong nợ nần và thua lỗ. Ông đã đóng cửa các nhà máy, cắt giảm nhân công, và thay thế các chức vụ quản lí cấp cao trong nỗ lực nhằm tăng thị phần và chuyển tổn thất thành lợi nhuận. Ông cũng đạt được một thỏa thuận với hãng ô tô Chrysler và đàm phán chấm dứt quan hệ hợp tác không mấy tốt đẹp với hãng General Motor – hãng nắm giữ 2 tỉ đô la của Fiat. Trong vòng 2 năm, Marchionne đã cứu công ty Ý này khỏi sụp đổ và mở rộng hoạt động sang Ấn Độ và Trung Quốc. Sau khi 4 năm 3 tháng thua lỗ, tập đoàn ô tô Fiat đã có lợi nhuận vào năm 2005. Sự cải cách của Marchionne tiếp tục với một dòng xe ô tô và xe tải mới, trong đó có xe Fiat 500 – loại xe nhỏ, mang phong cách thế kỉ 21 của chiếc xe 52 tuổi biểu tượng của nước Ý, chiếc xe từng được ngôi sao điện ảnh như Marcello Mastroianni và Sophia Loren sử dụng.

5. Mark Hurd, Tập đoàn Hewlett-Packard


Nhiệm kì: 3/2005 -8/2010

Mark Hurd tiếp quản tập đoàn từ Carly Forina, một CEO có lí lịch tốt nhưng có nhiều điều tiếng. Ông được biết đến là người thu xếp ổn thỏa việc sáp nhập đầy phức tạp với tập đoàn máy tính Compaq năm 2002. Mark Hurd đã làm rõ mục tiêu chiến lược của HP là tập trung đầu tư vào công nghệ, chuyển hướng từ hình ảnh analog sang hình ảnh số. Để tăng hiệu quả hoạt động của công ty, ông thực hiện cắt giảm nhân viên và cắt giảm chi phí trong toàn công ty. Mark Hurd chuyển trọng tâm từ lực lượng bán hàng sang đào tạo, thuê nhà xưởng và chăm sóc khác hàng. Do vậy, cổ phiếu của công ty tăng lên nhanh chóng. Trong 3 năm từ 2006 đến 2009, HP đã tăng doanh thu từ 60 tỉ lên 114,6 tỉ USD, gấp hơn đôi tiền lãi từ cổ phiếu. Mặc dù là một doanh nhân nhaỵ bén nhưng Mark Hurd bị buộc phải từ chức vì khoản công tác phí phạm pháp có liên quan tới một vụ tình nghi quấy rối tình dục.

6. Terry S. Semel (Yahoo)


Nhiệm kỳ: 5/2001 – 6/2007

Sau một thời gian dài làm việc cho Warner Bros, Terry S. Semel đã lên nắm cương vị lãnh đạo Yahoo, khi đó hoạt động kinh doanh của Yahoo đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Để cải thiện tình hình, Semel đã thay thế lãnh đạo cấp cao Timothy Koogle của công ty. Bên cạnh đó, ông cũng phải hành động nhằm xóa tan những ngờ vực về sự thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ của mình. Ông đã đẩy mạnh marketing và phân phối sản phẩm của Yahoo và cố gắng chuyển đổi dịch quảng cáo trực tuyến của công ty sang hình thức thu phí. Semel đã ký được hợp đồng với hãng viễn thông SBC Communications (sau này là AT&T) để cung cấp dịch vụ truy cập băng thông rộng cho hàng triệu gia đình Mỹ. Nhờ tất cả những cải thiện này, năm 2002, lợi nhuận của công ty đã đạt 43 triệu USD trong tổng số doanh thu 953 triệu USD mặc dù chỉ một năm trước đó Yahoo đã lỗ tới 93 triệu USD.

Hiện nay Yahoo đang phải cạnh tranh gay gắt với 2 đối thủ lớn là Google và Facebook.

7. Lee Iacocca (Chrysler Motor)


Nhiệm kỳ: 1979 – 1992

Sau khi bị sa thải khỏi chức chủ tịch Ford Motors năm 1978, Lee Iacocca đã chuyển sang điều hành Chrysler Motor lúc này đang trên bờ vực phá sản và cứu công ty này khỏi nguy cơ sụp đổ. Iacocca đã tái đàm phán hợp đồng với các đại lý cho thuê xe hơi, sa thải một số nhân viên và thoả thuận được khoản vay 1,5 tỷ USD từ chính phủ. Ông bắt đầu phát triển dòng xe cỡ trung bình vào năm 1981. Kế đó là những thành công với dòng xe tải nhỏ Dodge Caravan và Plymouth Voyager. Năm 1983, Chrysler thu về 925 triệu USD và trả hết các khoản nợ cho chính phủ.

8. James R. Cantalupo (McDonald’s)


Nhiệm kỳ: 2002 – 2004

Năm 2001, James Cantalupo đã thôi chức chủ tịch McDonald và về hưu, tuy nhiên một năm sau đó, ông đã quay trở lại để giúp công ty thực phẩm này vượt qua tình cảnh khó khăn. Khi đó, mọi người cho rằng đồ ăn nhanh của McDonald không có lợi cho sức khỏe. Nắm bắt được ý thức của người tiêu dùng về những loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe, James Cantalupo đã cho ra mắt salad, bánh táo và thực đơn ít dầu tại một số thị trường. Nhờ vậy, doanh thu của công ty dần tăng trở lại. Thu nhập ròng quý 1/2003 của công ty đạt 327,4 triệu USD, trong khi con số này của năm trước đó chỉ là 253,1 triệu USD. Vào tháng 4/2004, Cantalupo đã qua đời vì đột quỵ.

9. Steve Jobs, Apple


Nhiệm kỳ: 1996 – 2001

Steve Jobs, người đồng sáng lập hãng Apple, đã quay trở lại công ty vào năm 1996 để đảm nhiệm vai trò CEO tạm thời sau khi hãng này mua lại NeXT (một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh), được xem như dự án đầu tư gần đây nhất của Jobs. Năm 2007, Jobs trở thành tổng CEOcủa hãng Apple. Ngay từ rất sớm, Jobs đã giúp công ty đang trong thời điểm túng quẫn có được một dự án đầu tư trị giá 150 triệu USD từ đối thủ Microsoft, đổi lại các cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong công ty – một sự đảm bảo rẳng Microsoft sẽ hỗ trợ phần mềm Office trên nền tảng Mac trong vòng 5 năm. Jobs tổ chức lại dây chuyền sản xuất, mở các gian hàng trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, cắt giảm chi phí hoạt động, tập trung tiếp thị máy tính cá nhân. Ông cũng tạo ra một bước tiến khi xâm nhập thị trường âm nhạc trực tuyến, chính từ đây iPod đã ra đời và sáng tạo ra phiên bản điện thoại di động iPhone.

Từ khi Jobs giành lại quyền lãnh đạo vào năm 1997, giá cổ phiếu của hãng Apple đã tăng hơn 9000%. Theo A.M. Sacconaghi Jr – chuyên gia phân tích tại Bernstein Research, đã có hơn 214 triệu chiếc máy nghe nhạc iPod, 129 triệu điện thoại iPhone cùng 29 triệu máy tính bảng iPad được tiêu thụ.

Jobs từ chức Tổng CEOApple vào tháng 8/2011. Ông qua đời ba tháng sau đó do bệnh ung thư tuyến tụy.

10. Mickey drexler, CEO của tập đoàn Gap


Nhiệm kỳ: 1995-2004

Vào năm 1995,  khi Mickey Drexler tiếp quản tập đoàn này thì  Gap đang đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Ông đã quyết định dừng bán đồ Jean Levis và những mặt hàng không có thương hiệu. Drexler tập trung vào bán hàng Gap – Công ty Gap chỉ bán những quần áo cho người già và đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Ông phát minh dây chuyền sản xuất, thiết kế cửa hiệu từ sàn cho đến trần nhà và mở các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ. Drexler tung ra thị trường các loại quần áo thời trang nhưng giá cả bình dân mà ai cũng có thể mua được và ông đã xây dựng Gap thành một công ty trị giá 14.5 tỷ đôla.

Trong vòng 1 thập kỷ, Khaki và Free Friday (ám chỉ cách phong cách ăn mặc thoải mái để chuẩn bị bước vào hai ngày nghỉ cuối tuần) đã gắn liền với tên tuổi của Gap. Công ty này cũng gặt hái được nhiều thành công nhờ các thương hiệu thời trang Banana Republic, Gap Kids và Old Navy – những thành quả cuối cùng của Drexler là Gap đã phát triển thành công ty tỷ USD chỉ trong 4 năm. Dưới sự lãnh đạo của Brexler, doanh thu bán hàng của Gap tăng vọt, từ 6.5 tỷ đô la năm trước tới 9.1 tỷ đô trong năm 1999. Nhưng Drex bị Gap sa thải năm 2002 vì giá cổ phiếu xuống dốc quá mạnh nhưng ngay sau đó ông lại nắm quyền lãnh đạo ở J.Crew.