Trang chủ » Điểm nóng » Nhân công giá rẻ: Tiềm năng toàn cầu hóa (Phần 2)

Nhân công giá rẻ: Tiềm năng toàn cầu hóa (Phần 2)

Tác giả:

>> Nhân công giá rẻ: Tiềm năng toàn cầu hóa (Phần 1)

Trong những năm gần đây, hầu hết các công ty đã bắt đầu nhận thức rằng họ có thể cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất thông qua quá trình chuyển việc tới các thị trường lao động giá rẻ ở nước ngoài.

Outsourcing là quy trình đã được nhiều doanh nghiệp
và tổ chức áp dụng từ lâu
Ảnh: www.siliconeer.com

Nhưng những việc đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nếu chúng ta xem xét trên khía cạnh toàn cầu hóa có thể làm thay đổi hình thái các ngành công nghiệp theo như một nghiên cứu đầy đủ của Học viện McKinsey Global gần đây.

Bằng cách tổ chức, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất và hệ thống phân phối trên toàn cầu, chứ không chỉ trên phạm vi lãnh thổ hay khu vực, các công ty có thể cắt giảm mạnh mẽ chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, thu hút thêm khách hàng và tấn công vào các thị trường mới.

Một cách nhìn sâu sắc về toàn cầu hóa

Tuy vậy, cho tới nay cũng không nhiều doanh nghiệp nhận thức đầy đủ rằng toàn cầu hóa giúp cải tiến hiệu quả công việc và họ càng không có chiến lược để nắm bắt những cơ hội này.

Viễn cảnh về một lượng khách hàng
khổng lồ ở thị trường nước ngoài đã
thúc đẩy các công ty thương mại lớn
đưa hoạt động kinh doanh của họ
vượt khỏi lãnh thổ của mình
Ảnh: www.kwa.nl

Quả thực, sự tập trung của các doanh nghiệp vào di chuyển công việc sang vùng có thu nhập thấp làm mất đi những cơ hội lớn hơn và đây là xu hướng mới nhất trong quá trình tiến tới toàn cầu hóa.

Hơn 100 năm trước, viễn cảnh về một lượng khách hàng khổng lồ ở thị trường nước ngoài đã thúc đẩy các công ty thương mại lớn đưa hoạt động kinh doanh của họ vượt khỏi lãnh thổ của mình.

Những năm 80, các công ty có trụ sở ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã xây dựng nhà máy và thuê nhân công ở những nước có giá nhân công rẻ rồi xuất khẩu lại thành phẩm về nước mình.

Đến những năm 90, các công ty thuộc nhiều ngành như điện tử dân dụng đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa xa hơn bằng cách chuyển việc sản xuất linh kiện và dây chuyền lắp ráp cuối cùng sang những nước có chi phí thấp nhất.

Hiện nay vấn đề toàn cầu hóa đang làm thay đổi ngành dịch vụ

Chí phí viễn thông giảm và các công việc giấy tờ đã được số hóa giúp cho dịch vụ hỗ trợ văn phòng có thể điều khiển từ xa. Việc nhập dữ liệu, xử lý các giao dịch và trung tâm hỗ trợ khách hàng đã tiến vào những nước có thu nhập thấp còn các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như phát triển phần mềm, thiết kế sản xuất và nghiên cứu dược phẩm thì đang bắt đầu.

Hiện tại, 83% công nhân Mỹ làm trong ngành dịch vụ và ngành này chiếm một tỷ lệ tương tự trong GDP. Trái lại ngành sản xuất chiếm chưa đầy 11%. Thực tế này cũng diễn ra tương tự như ở các nước phát triển khác.

Công ty nghiên cứu về công nghệ thông tin Forrester dự đoán: Vào năm 2015 các công ty Mỹ sẽ chuyển 3,3 triệu công việc thuộc ngành dịch vụ sang các nước có thu nhập thấp, trong đó có 8% công việc liên quan đến công nghệ thông tin.

Tất cả những điều này có vẻ như báo hiệu một điềm xấu sắp xảy ra. Nhưng bạn sẽ thay đổi quan điểm khi biết rằng hàng tháng, ngành dịch vụ ở Mỹ có hơn một triệu người thay đổi công việc.

Toàn cầu hóa là bàn đạp giúp tăng trưởng
nhanh chóng của các công ty lớn
Ảnh:
www.qedfinancialsystems.com

Mặc dù hầu như tất cả các nhà quản lý đều nhằm vào toàn cầu hóa (đặc biệt là cơ hội chuyển công việc ra thị trường nước ngoài) và lấy đó làm bàn đạp để cắt giảm chi phí, nhưng họ cũng nên coi đó là phương tiện để tạo ra những doanh thu mới.

Những doanh nghiệp nào nắm bắt được tối đa tiềm năng toàn cầu hóa sẽ tăng doanh thu đáng kể, nếu không họ sẽ đánh mất thị phần của mình.

Mức độ toàn cầu hóa của bạn?

Để thu được lợi ích tối đa từ việc toàn cầu hóa, trước hết bạn cần phải đánh giá mức độ toàn cầu hóa của ngành. Bởi vì vào cùng thời điểm không phải tất cả các ngành kinh tế đều có cùng thuận lợi cũng như khó khăn.

Để thu được lợi ích tối đa từ toàn cầu hóa,
cần phải đánh giá được mức độ toàn cầu
hóa trong ngành công nghiệp của bạn
Ảnh: www.prioritymagazine.com

Để đánh giá mức độ toàn cầu hóa trong ngành công nghiệp của bạn, cần phải tính toán được hệ số thu nhập hàng năm của thương mại toàn cầu (bao gồm cả các linh kiện rời được xuất tới các nước khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm cũng như các sản phẩm đã hoàn thiện) trên tổng giá trị thu nhập hàng năm của ngành công nghiệp đó.

Nếu hệ số đó vượt mức 100% thì ngành công nghiệp đó đã toàn cầu hóa ở mức độ cao.

Ví dụ: Tỷ lệ của ngành điện gia dụng là 118%, có nghĩa là ngành tạo thêm 18% giá trị từ việc buôn bán linh kiện và thành phẩm giữa các đối tác trên thế giới so với việc chỉ bán thành phẩm cho người tiêu thụ.

(Để có cái nhìn tổng quát về mức độ toàn cầu hóa của năm chuyên ngành chúng ta đang nghiên cứu, hãy xem phần “Ngành công nghiệp của bạn toàn cầu hóa như thế nào?”)

Trong thập kỷ qua, các công ty điện tử dân dụng chịu áp lực cao từ cạnh tranh và buộc phải cải tiến nhanh chóng cũng như cắt giảm chi phí lớn. Kết quả cuối cùng là gì? Đó là một chuỗi tạo nên giá trị chuyên môn hóa và liên kết toàn cầu.

Ví dụ: Máy tính để bàn mà mỗi nhân viên ở Mỹ sử dụng hiện nay có thể được thiết kế ở Đài Loan, lắp ráp ở Mexico (Sử dụng linh kiện được sản xuất ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan) và được tung ra thị trường và bán ở Mỹ. Tất cả những quy trình đó được thực hiện bởi một công ty chỉ chuyên về Marketing và bán máy tính sử dụng nhãn hiệu của riêng mình, thay vì tự họ thiết kế và sản xuất.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Diana Farrell –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.