Trang chủ » Điểm nóng » Tránh cái nhìn thiển cận trong quản lý doanh nghiệp

Tránh cái nhìn thiển cận trong quản lý doanh nghiệp

Tác giả:

Sự quan tâm tới “Đổi mới”

Dựa trên sức mạnh đổi mới quản lý để trừng phạt những sai lầm của nhân viên, điều đó kỳ quặc đến nỗi một số công ty đã không ngừng mài sắc quy trình đổi mới quản lý.

Lướt qua một số trang viết trên các tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới, chúng ta có thể củng cố thêm nhận định về sự ảnh hưởng của công cuộc đổi mới quản lý.

Đổi mới là yêu cầu tất yếu
để các doanh nghiệp phát triển.
Nguồn: entrepreneurs-journey.com

Trong khoảng hơn 70 năm trở lại đây, thuật ngữ “Đổi mới công nghệ” và “Cải cách chuyên môn” đã xuất hiện trong tiêu đề hoặc cách đoạn trích của hơn 52.000 bài báo.

Hơn 3000 bài báo đã tập trung vào “Đổi mới sản phẩm”. Chủ đề tương đối mới về “Đổi mới chiến lược” (bao gồm những thuật ngữ như “Đổi mới kinh doanh” và “Đổi mới mô hình kinh doanh”) đã lấp đầy khoảng hơn 600 bài báo.

Các bài báo có đủ các thuật ngữ như “Đổi mới quản lý”, “Đổi mới các yếu tố quản lý”, “Đổi mới cơ cấu tổ chức” và “Đổi mới hành chính” có gần 300 bài, nhưng hầu hết chúng đều tập trung vào những chi tiết rườm rà hơn là đề xuất những sáng kiến về thực tiễn quản lý.

Đây là một xu hướng có thể hiểu được, nếu bạn cho rằng làm theo những người khác thì tốt hơn là bắt tay vào làm một điều gì mới.

Dấu ấn của người quản lý trong quá trình đổi mới?

Ngày nay, mỗi Tổng Giám đốc Điều hành đều được coi là người dẫn dầu trong một công cuộc đổi mới – nhưng tại sao lại khó có thể nhận thấy dấu ấn của họ trong suốt quá trình đổi mới quản lý.

Tôi cho rằng điều này có ba cách giải thích như sau:

Thứ nhất, hầu hết các nhà quản lý không cho rằng chính họ là những người sáng tạo. Không giống như các chuyên gia công nghệ, chuyên viên Marketing, và gần đây hơn là các nhà hoạch định chiến lược…, người quản lý không đóng vai trò là trung tâm của công cuộc đổi mới.

Ai đóng vai trò trung tâm
trong đổi mới quản lý
Nguồn: pandoraconsulting.co.uk

Trong hầu hết các công ty, những nhà quản lý được chọn lựa, đào tạo và khen thưởng cho năng lực làm việc, để họ có thể tạo ra được những thành quả công việc một cách hiệu quả hơn.

Không ai mong đợi rằng các nhà quản lý sẽ là những người dẫn đầu trong công cuộc đổi mới. Đúng hơn, người ta mong đợi họ sẽ biến những ý tưởng của người khác thành sự tăng trưởng và lợi nhuận cho công ty.

Thứ hai, rất nhiều các nhà quản trị nghi ngờ việc có thể thực sự đổi mới quản lý. Những nhân viên nghiên cứu và phát triển thị trường, cũng như các chuyên gia phát triển sản phẩm vẫn tin tưởng rằng vấn đề to lớn xảy ra tiếp theo sẽ là những khía cạnh tốt đẹp.

Ngược lại, có bao nhiêu nhà quản trị giữ vững niềm tin rằng họ sẽ có cơ hội để lãnh đạo một cuộc cách mạng lớn về quản lý?

Thật lạ, hầu hết các nhà quản lý không hề ngạc nhiên trước những bước nhảy vọt của tiến bộ khoa học, có vẻ như cho đến bây giờ họ vẫn bình thản trước những thất bại trong thực tiễn quản lý hay những vấn đề tương tự.

Khi phải đối mặt với vấn đề mâu thuẫn này, nhiều nhà quản trị cho rằng cần phải có những luật định nhằm chế ước những lựa chọn khả thi trong nỗ lực hành động và thành lập tổ chức của con người.

Cần có sự điều chỉnh cái nhìn thiển cận về quản lý
Nguồn: desit.com.my

Họ cho rằng cần có giới hạn về:

  • số lượng nhân viên mà một người có thể quản lý hiệu quả
  • mức độ trách nhiệm giải trình có thể đưa ra
  • phạm vi quản lý mà nhân viên có thể tin tưởng được
  • sự tự nguyện của các cá nhân trong việc đặt lợi ích chung của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân.

Cho dù các giới hạn này là có thật hay tưởng tượng (theo quan điểm của tôi thì hầu hết là tưởng tượng), chúng cũng cung cấp cho các nhà quản lý một sự lựa chọn dễ chấp nhận nhất khi mà sự thiếu sáng tạo đang chế ngự công cuộc đổi mới quản lý.

Nhà quản lý – Thực dụng hay mơ mộng, hão huyền?
Hầu hết các nhà quản lý đều cho rằng họ là những người thực dụng, chứ không phải là những kẻ mơ mộng hão huyền.

Theo kinh nghiệm của họ thì quá trình quản lý cần phát triển dần dần chứ không cần những bước đột biến – và họ có một chút lý do để tin tưởng rằng đó là một quá trình lặp đi lặp lai.

Nhưng điều đó cũng có thể thay đổi, và chắc chắn là phải thay đổi – bởi vì tương lai của mỗi doanh nghiệp yêu cầu điều đó.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Gary Hamel và Bill Breen –

Về tác giả

Bill Breen là người sáng lập, đồng thời là Biên tập viên có kinh nghiệm của tạp chí Fast Company. Bill Breen là cây bút rất thường xuyên trên Harvard Business Review. Ông là tác giả của bài báo có tựa đề Who Do You Love? The Appeal and Risks of Authenticity (TD: Bạn yêu mến ai? Yêu cầu và sự mạo hiểm của tính chân thực), tháng 5, 2007. Một trong những bài viết mới nhất của ông trên HBR: The Ultimate Advantage: Why Management Innovation Matters (TD: Hoàn cảnh thuận lợi cuối cùng: Làm thế nào để đổi mới quản lý tốt hơn), viết cùng Gary Hamel, tháng 9, 2007.

Gary Hamel tốt nghiệp Đại học Andrews và Khoa Kinh doanh Ross của Trường Đại học Michigan. Ông là người sáng lập ra Strategos, công ty chuyên tư vấn về quản lý trên toàn thế giới, có trụ sở tại Chicago, Mỹ. Ông còn là Giáo sư thỉnh giảng về môn học Strategic Management tại Trường Kinh doanh London, Trường Đại học Michigan và Trường Kinh doanh Harvard.

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.