Trang chủ » Điểm nóng » Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức

Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức

Tác giả:

Về tác giả

Eric Hellweg là một thành viên ban quản trị tạp chí trực tuyến Harvard Business Review. Trước đây, ông từng là cây bút trụ cột của trang Technology Review trường MIT. Ông cũng phụ trách các chuyên mục quan trọng ở các trang Business 2.0CNN.com. Ông là một trong những biên tập viên sáng lập nên tờ tạp chí Business 2.0. Ngoài ra, tên tuổi ông còn xuất hiện trên các báo The New York Times, Wired, Spin, Rolling Stone The Boston Phoenix. Ông cũng là một thành viên ban quản trị của tạp chí Forrester Magazine.

Việc từ chức của Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ – Alberto Gonzales[1] – đã gây không ít ngạc nhiên đối với một số người theo dõi tin tức chính trị trong vài tháng qua.

Nhưng những bài học lãnh đạo từ cách thức lãnh đạo Bộ Tư pháp Mỹ của Gonzales, từ phản ứng của ông đối với những vấn đề về hội nhập cũng như tính xác thực của nó có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực ngoài chính trị.

Trong số các nhà lãnh đạo tham gia thảo luận vấn đề này, Tammy Erickson[2] cho rằng vị cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ này cũng có thể chỉ là một nhà lãnh đạo bình thường, còn Tom Davenport[3] cho thấy những thủ tục pháp lý công bằng đã cứu nguy cho ngài Gonzales như thế nào, nhưng rồi cuối cùng ngài cũng đã phải từ bỏ cương vị của mình.

Theo bạn, những bài học lãnh đạo nào có thể rút ra sau việc từ chức của cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ Alberto Gonzales?

Sau đây là các ý kiến tham gia tranh luận

Ý kiến của Ruben Chavez: Một nhà lãnh đạo thực thụ đã kết thúc cuộc chơi, bất chấp dư luận

Lời phát biểu của ông Gonzales trong buổi tuyên bố từ chức thực sự rất gây ấn tượng. Ông tự cho là mình giỏi hơn cha mình, đúng hơn là một người luôn chịu trách nhiệm cho những hành động của bản thân. Chính vì phong thái ung dung đó mà Tổng thống Bush đã bổ nhiệm ông.

Ngài Alberto Gonzales 
Nhân vật chính của cuộc tranh luận
Nguồn: observer.com

Sẽ rất dễ dàng để dành được sự ủng hộ của mọi người nếu bạn giúp họ đạt được những giấc mơ về lý tưởng dân chủ và phồn vinh của Mỹ. Bởi rằng họ sẽ luôn biết ơn bạn.

Tuy nhiên, hầu hết mọi cuộc dàn xếp đều có sự thông đồng bên trong. Đã từng ứng cử vào một vị trí ở Bộ Tư pháp hồi tháng giêng, tôi biết rằng mọi chuyện đã không diễn ra một cách hợp thức.

Khi nghĩ về cuộc chiến chống khủng bố, và khi đặt ra câu hỏi về sự yếu kém của Bộ Tư pháp, lúc đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hết sức ngạc nhiên.

Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một ý niệm mới về vai trò của Bộ tư pháp đối với người dân nước Mỹ.

Ý kiến của Linda Sun

Đó chẳng qua chỉ là sự thuê mướn nhân lực và chẳng liên quan gì đến tình thân hữu ở đây cả !!!

Sau khi Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ
tuyên bố từ chức rất nhiều câu hỏi nguyên nhân đặt ra
Nguồn: negotiationlawblog.com

Ý kiến của Lew Sacks

Đây là một bài học về sự lãnh đạo. Giả sử một người cho rằng các tổ chức dịch vụ công cộng luôn phải làm việc tốt và phải tránh xa nó bằng bất cứ giá nào.

Vì vậy mà, cho dù ai đó có ý định và động cơ trong sáng đến đâu thì họ cũng sẽ bị bêu riếu và chỉ trích một cách công khai bởi một ai đó, ở đâu đó trên báo chí.

Có lẽ, Gonzales rơi vào trường hợp này. Chuyện của ông bị đưa ra khai thác bình luận một cách quá mức.
Bạn sẽ nói: “Ôi dào! chẳng qua là dính dáng đến quyền lực thì ầm ĩ vậy thôi”
 đây là một điểm rất chính xác. Clare Booth Luce đã nói đúng: “Không có chiến công nào mà không phải trả giá”

Ý kiến của RHtheOG

Tôi thích mối liên hệ mà những người dân của ông đã nêu ra, rằng kiến thức chính là quyền lực. Và tôi rất ngạc nhiên khi biết chủ đề chính trị nóng hổi như thế này được Tạp chí Harvard Business Review đưa ra bình luận.

Phải chăng tình thân hữu là
nền tảng của Nhà Trắng? Đằng sau vị Bộ trưởng này là Bush? Và năng lực
lãnh đạo không đóng vai trò gì?
Nguồn: iamthewitness.com

Theo tôi điểm mấu chốt trong thất bại của ông Gonzales là: ông đã có những quyết định sai lầm và đáng ra cần có sự đánh giá công bằng hơn đối với các cộng sự – đây là phẩm chất hết sức thông thường của một nhà lãnh đạo.

Ý kiến của Martin Murphy

Chính trị không nhất thiết là nơi tốt nhất để tìm kiếm những bài học về sự lãnh đạo.

Từng sống ở Washington hơn 30 năm, tôi đã được xem như là “dân bản xứ”. Tôi cùng với nhiều người khác đã đến Washington này và rồi để bị cuốn vào các quá trình chính trị.

Tôi nhanh chóng nhận ra rằng: để có thể tiến lên phía trước, để làm việc tốt hơn hoặc để thúc đẩy nỗ lực của mọi người, thì khả năng lãnh đạo là điều cần thiết sau cùng.

Điều cần thiết trước hết là:

  • khả năng có thể tạo ra những mối quan hệ đúng đắn
  • khả năng hiểu được chính mình
  • khả năng truyền tải một thông tin đáng tin cậy trong 30 giây.

Bộ trưởng Tư pháp là một trong những cương vị trí đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối với chính khách. Trung thành, không phải với nhân dân mà là với tổng thống.

Hãy nhìn vào lịch sử trước ngài Gonzales, người ta sẽ nhận thấy rằng: nền tảng dẫn dắt Bộ Tư pháp Hoa Kỳ là tình thân hữu, còn khả năng điều hành Pháp luật đóng vai trò ít hơn.

Làm sao để trở thành một nhà lãnh đạo tốt ?
Cần những phẩm chất gì? Cần những yêu tố hỗ trợnào?
Thật là không đơn giản!
Nguồn: learning-to-lead.org

Bắt đầu là Bobby Kennedy và sau cùng là Alberto Gonzales. Tất cả họ đều có đặc điểm chung là – trung thành với tổng thống Bush. Khả năng lãnh đạo chẳng có vai trò gì với chính trị cả.

Ý kiến của Manny Garcia

Tôi đồng ý với quan điểm của Tammy Erikson. Danh tiếng là rất quan trọng. Khi giữ một vai trò quan trọng trong nội các, để có thể duy trì những lợi ích tốt đẹp hơn người ta buộc phải gác sang một bên quyền cạnh tranh.

Vây bọc quanh mình những người hứa hẹn sẽ dốc sức hỗ trợ, nhưng nhà lãnh đạo lại thiếu đi năng lực lãnh đạo thực sự. Bởi vậy, anh ta sẽ không đủ tự tin để có thể tiếp nhận những ý kiến đóng góp khác nhau cũng như không có khả năng đưa ra quyết định sáng suốt qua quá trình bàn bạc.

Khả năng lãnh đạo tốt đòi hỏi mỗi cá nhân phải có bản lĩnh thực sự, phải là người có khả năng ứng xử mềm dẻo, giữ được cân bằng giữa sự linh hoạt và tính nguyên tắc. Trường hợp của ông Gonzales là một ví dụ minh hoạ cho chủ nghĩa bạn bè và thái độ không chấp nhận những tư tưởng độc lập.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Eric Hellweg –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Gonzales Alberto sinh ngày 04 tháng 8 năm 1955 là một nhà Luật học của Mỹ và Bộ trưởng Bộ tư pháp của Mỹ. Ông là cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Bush đồng thời cũng là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất tại Washington. Ông từ chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 27/8/2007. Xung quanh vụ từ chức này có rất nhiều tranh luận trong giới chính trị Mỹ…

[2] Tammy J. Erickson là tác giả giành giải thưởng McKinsey Award và được nhiều người hâm mộ về tài kể chuyện hấp dẫn… Bà là người nêu ra những quan niệm rất hấp dẫn về tương lai, dựa vào những nghiên cứu khá sâu và rộng về các lĩnh vực: Thay đổi nhân khẩu, giá trị của người lao động và mới đây nhất là những thành công trong công việc của những tổ chức… Erickson là đồng tác giả của một số bài báo đăng trên: Harvard Business Review và là Chủ tịch của Học viện Concours

[3] Tom Davenport – Người giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thông tin Kỹ thuật Công nghệ và Quản Lý trường Đại học Babson (Mỹ). Cùng với Larry Prusak đồng giữ chức Giám đốc chương trình Khoa học Thực nghiệm