Trang chủ » Điểm nóng » Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (Phần 2)

Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (Phần 2)

Tác giả:


Bài liên quan

>>    Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức

Ý kiến của Vanita C. Sharma

Xin dẫn lời bà Tammy Erickson: “Hãy tạm giác sang một bên những vấn đề về sự thiếu năng lực và sự không chân thật….”.

Thật không thể tưởng tượng nổi ai đó lại bình giá sự ra đi nhanh chóng của vị Bộ trưởng Bộ tư pháp một quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới với một quan điểm nhỏ hẹp thế này: “sự phá vỡ hay sự tái cơ cấu một nhóm cộng sự…” dù theo cách nào cũng đều có mối liên quan, cho đến khi những vấn đề gây tranh cãi quan trọng hơn được chỉ rõ.

Bài học kinh doanh hoàn toàn
có thể rút ra từ lĩnh vực không thuộc phạm vi kinh doanh
Nguồn: saga.vn

Theo đó, trong số các nhà lãnh đạo, sự ra đi của ngài Gonzales chỉ là một phần của quá trình thay đổi đang diễn ra.

Nếu tất cả chúng ta muốn biết thực sự các nhà lãnh đạo chân thành hoặc giả dối như thế nào, và điều đó ảnh hưởng đến chúng ta ra sao (như một người làm công, như một đồng nghiệp hay như một khách hàng?), thì điều thực sự cần thiết ở đây là “các nhà lãnh đạo cần phải làm rõ những nguyên tắc ứng xử của họ”.

Chính sách chính trị hiện nay của Tổng thống là một ví dụ về vực sâu không thể dò đoán. Hoàn toàn có thể hình dung được rằng, có vẻ như chúng ta đang bị yêu cầu “Hãy gạt sang một bên… vấn đề về sự thiếu năng lực và sự không chân thật…”, như thể vấn đề đó chẳng mấy liên quan.

Và do đó, đồng nghĩa với việc chúng ta hãy gạt sang một bên chính sách chính trị của nhà lãnh đạo tối cao mà ở đây chính là tổng thống.

Để trích dẫn, phải chăng có một ranh giới mà bạn không thể vượt qua? Chắc chắn “một chính sách chính trị” sẽ là cái cớ được viện ra, bởi vì đây là sản phẩm của một nhóm người chứ không phải xuất phát từ ý tưởng của tổng thống.

Các nhà lãnh đạo cần phải
thể hiện một cách chính xác
đường lối lãnh đạo thực sự của mình
Nguồn: rembrandtin.com

Và tuyên bố của Đảng cầm quyền không thể hiện một cách chính xác đường lối thực sự của nhà lãnh đạo (cả trong các lĩnh vực chính trị, thương mại hay hành chính).

Rốt cuộc, những điều xảy đến với “nhóm cộng sự” của Bộ trưởng Bộ tư pháp cho thấy một chương trình nghị sự toàn diện đang diễn ra.

Và nó ngẫu nhiên liên quan đến một “nhà lãnh đạo” thuộc Bộ tư pháp, đó lại chính là Bộ trưởng Bộ tư pháp.

Có cần trích dẫn lại câu sau “ và do đó, liệu tiêu chuẩn đối với năng lực chuyên môn cấp cao đã thay đổi…?”.

Dĩ nhiên là cần dẫn lại rồi, nhưng không phải bởi vì chúng ta đang sống trong “thời đại bùng nổ thông tin và kiến thức rộng mở”, khi mà đây chỉ đơn thuần là bề mặt hời hợt trôi nổi phía trên hoặc bị che sau bức rèm là những luồng thông tin bị bóp méo hoặc kiểu thông tin “tung hỏa mù”.

Và đi kèm với sự dối trá đó là những “chính sách chính trị” được thiếp lập để giữa hiệu lực của chương trình nghị sự. Suy cho cùng thì giữ kín toàn bộ sự thực trong bất cứ cuộc thảo luận nào là phương sách hiệu quả nhất.

Một sự chuyển đổi không cưỡng lại được của quyền lực, chẳng hạn như tri thức, sẽ chỉ bắt đầu “phân cắt hệ thống cấp bậc trong một xã hội mở”.

Điều này càng được khẳng định khi mà một lần nữa những nhân vật có thẩm quyền ở các cấp bậc thừa nhận rằng: thật khó mà chấp nhận được một xã hội bất ổn và “mở” một cách giả tạo; và rằng, những nguyên tắc rõ ràng của các nhà lãnh đạo cần ôm trùm được lợi ích của tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi những hành vi của họ.

Sự không minh bạch trong
đường lối lãnh đạo của ông Gonzales
khiến ông phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích
Nguồn: mercextra.com

Sự chú ý về phương diện tư cách đạo đức dành cho những người không thuộc nhóm cộng sự là không khác gì so với những người được bao bọc trong môi trường ưu đãi này.

Không hẳn là “sự minh bạch đến trong suốt đó” nên được coi như một mô hình mới chuẩn mực cho hành vi ứng xử.

Có thể xem đó như một nguồn của chính sách dẫn đường cần được xem xét rộng rãi để tạo được ủng hộ thực sự.

Đó không phải là đặc ân duy nhất của một nhóm người đặc biệt nào đó, bất kể họ là những cổ đông hay những người góp quỹ cho chiến dịch vận động một đảng phái chính trị, hay là những người giấu mặt thao túng các chương trình nghị sự phục vụ lợi ích các thế lực bên ngoài.

Đây không còn đơn giản là về vấn đề “đồng đội”, bất kể điều gì và ở đâu.

Ý kiến của Douglas Chalmers

Đơn giản là ông Gonzales đã bị đẩy ra khỏi trường chính trị bởi những kẻ phá rối ở District Columbia, và bị những người bạn ở những tờ báo ngờ nghệch xúi giục để rồi từ bỏ những ngọn núi xanh tươi mà kiếm tìm những ngọn đồi trơ trụi.

Ngài Bộ trưởng đã thất bại khi không kiểm soát được sự thay đổi môi trường nơi ông đang làm việc.

Cụ thể: Đảng dân chủ thì đang nắm quyền Hạ Nghị viện và trạng thái gần như phát cuồng lên của “cuộc săn lùng với mục đích khủng bố”(cuộc điều tra để khủng bố những người không theo chính phái) trong cuộc vận động kéo dài hai năm của tổng thống.

Bài học lãnh đạo ở đây là: luôn phải biết đánh giá và dè chừng những đe dọa từ môi trường hiện tại, cho dù ở những môi trường trước đó, những quyết định của người lãnh đạo đã được đón nhận rất tốt.

Lãnh đạo chỉ thành công
khi kiểm soát được
môi trương làm việc của mình
Nguồn: saga.vn

Ở những môi trường trước, ngài Gonzales đã giành được rất nhiều thành công, và ngài mong muốn điều đó tiếp tục ở D.C. Nhưng điều đó có thể được bất cứ ai thực hiện, trừ người được tổng thống Bush bổ nhiệm trong một năm không phải là năm tranh cử, và nó không thể làm mặt trái của một tờ báo nào.

Điều tương tự cũng xảy ra với Larry Craig[1], như chúng tôi đã bàn đến. Dĩ nhiên, người ta không xem việc gõ nhẹ chân trong phòng tắm công cộng là một “hành vi đạo đức đồi bại”.

Khi tôi gõ nhẹ chân mình, huýt sáo và hát một bài trong phòng tắm công cộng (tôi đã đi trên máy bay hơn 40,000 dặm mỗi năm), là vì tôi có thiên hướng về âm nhạc chứ không phải là tôi bị đồng tính.

Như vậy liệu tôi có là nạn nhân tiếp theo trong “cạm bẫy” của cảnh sát?

Bài học lãnh đạo được rút ra: Liệu ông Larry Craig có thể lãnh đạo tốt hơn? Vâng, ông ta có thể từ chức vào thời điểm những tin đồn xảy ra.

Nhưng ông ta, cũng giống như bất kỳ ai, luôn tin rằng ông ấy sẽ được đối xử công bằng bởi báo chí và những người đồng nghiệp.

Thông điệp cho ngài Craig sẽ là: “Ngài Craig, ngài vẫn còn rất “ngây thơ”… tính cách một thổ dân Idaho của ngài đang được bộc lộ” (Tôi sinh ra và lớn lên ở Idaho—tôi biết về thổ dân Idaho rất rõ).

“Ngài sẽ không được mọi người đối xử công bằng” (cũng với lý do tương tự, nhưng ông Gonzales lại khác). Ngài đã mắc sai lầm trong lãnh đạo.

Hãy rời bỏ nơi đây, để cứu lấy danh tiếng của mình. Hoặc ngài sẽ luôn bị làm nhục cùng với đảng của mình.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Eric Hellweg –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Larry Craig là Thượng nghị sĩ Mỹ, thuộc bang Idaho, người đã làm sứt mẻ uy tín Đảng Cộng hòa Mỹ sau vụ bê bối về đạo đức tại phòng vệ sinh ở sân bay bang Minnesota. Sau vụ việc này ông đã phải rút khỏi Thượng nghị viện.