Trang chủ » Thế giới » Tham nhũng và văn hóa

Tham nhũng và văn hóa

Tác giả:

Thuật ngữ “văn hóa” ở đây nên được đặt trong hệ thống đạo đức và xã hội, cũng như bất cứ hình thức nào của hoạt động con người được tiến hành qua các thế hệ, cấu thành toàn bộ lòng tin, giá trị, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, và hành vi.  

Ảnh: daphnecaruanagalizia

Văn hóa có liên hệ mật thiết với văn minh, lối sống và hình thành truyền thống của xã hội. Tham nhũng đối lập với văn hóa, làm xói mòn các giá trị văn hóa và hệ thống đạo đức xã hội và vì thế có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tới sự tiến hóa liên tục của xã hội loài người. Những mặt khác nhau của văn hóa phản ánh thông qua nghệ thuật, hệ thống kiến thức, âm nhạc, giải trí, tôn giáo và những nghi lễ.

Tham nhũng thể hiện khác nhau ở những nền văn hóa hiện đại sẽ là hành vi (việc làm) xấu có thể thâm nhập vào hệ thống giáo dục; tham nhũng còn có trong giải trí và truyền thông đa phương tiện cũng như trong kinh doanh và môi trường.

Giáo dục, đạo đức và tham nhũng: Giáo dục là cơ sở của một xã hội ổn định về đạo đức bởi học sinh sẽ trở thành những thầy giáo và quan chức chính phủ. Luân lý và đạo đức chỉ có thể thấm nhuần thông qua giáo dục đúng cách và vì thế, giáo dục vẫn là công cụ mạnh mẽ nhất để ngăn ngừa tham nhũng. Giáo dục tuyên truyền ý thức chống lại tham nhũng và do đó giúp tăng cường giá trị đạo đức và luân lý của xã hội. Nâng cao tầm hiểu biết trong nhân dân là thiết yếu bởi điều này sẽ tạo nên những công dân có trách nhiệm và giáo dục tạo ra văn hóa của trách nhiệm bằng cách nhấn mạnh thực thi đạo đức và chỉ ra sự cần thiết phải hành động có đạo đức.

Vì thế, có hai cách cơ bản mà giáo dục có thể phát huy hiệu quả: bằng cách tạo ra những công dân có trách nhiệm thông qua giáo dục và tăng cường những giá trị và đạo đức trong hệ thống giáo dục và bằng việc phát triển ý thức trong con người, vì thế tạo ra con người có trách nhiệm và trong sáng hơn. Đạo đức được hình thành thông qua và trong hệ thống giáo dục.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tập trung vào giáo dục chống tham nhũng cũng như nhấn mạnh vấn đề tham nhũng trong hệ thống giáo dục. Trong hệ thống giáo dục, tham nhũng có những biểu hiện khác nhau từ việc thu học phí trái quy định, thu quá cao, hối lộ và đút lót, tất cả sẽ ảnh hưởng tới những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cũng dẫn tới nền giáo dục kém chất lượng. Tham nhũng trong giáo dục xảy ra ở nhiều quốc gia theo nhiều cách khác nhau, từ việc nhận tiền hối lộ và thuê những giáo viên kém chất lượng tới việc bỏ túi một số quỹ của chính phủ. Trường học thu những thứ phí không đúng quy định của nhà nước hay chi thêm những khoản từ cộng đồng, tham ô công quỹ dành cho việc giảng dạy và sử dụng tài sản và quỹ của trường học vì mục đích cá nhân là một số dạng phổ biến của tham nhũng trong giáo dục tại các nước đang phát triển.

Theo thống kê về tham nhũng toàn cầu của TI năm 2007, lĩnh vực giáo dục được coi là một trong những lĩnh vực nhiều tham nhũng nhất sau an ninh, tư pháp và cấp phép. Bởi vì kiến thức và đạo đức bắt đầu từ trường học, nên cần phải xác định rằng cơ cấu giáo dục là trụ cột của xã hội và văn hóa, cần phải được quản lý bởi lý tốt mới mong xây dựng được một thứ văn hóa của tương lai.

Giải trí, truyền thông và tham nhũng: Truyền thông và giải trí cũng không phải là hoàn toàn không liên quan tới tham nhũng. Tham nhũng đặc biệt đáng nghi ngại ở truyền thông trong suốt các chiến dịch chính trị và bầu cử. Những thành kiến của truyền thông dưới dạng cực đoan trở thành tham nhũng khi nó cố tình gây ảnh hưởng tới cử tri bằng cách lôi kéo phiếu bầu và tạo dựng hình ảnh không thật về các đảng chính trị. Tất cả những việc tuyên truyền không dựa vào thông tin thực tế cho thấy truyền thông có xu hướng lợi dụng tính “dễ bị ảnh hưởng” của công chúng và lôi kéo công chúng vì lợi ích riêng của chính trị gia. Thay vì hoạt động với vai trò cảnh giới, đôi khi truyền thông lại tham gia vào một hệ thống tham nhũng cực độ. 

Trong những năm gần đây, tham nhũng truyền thông tại Philippines, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử, và thậm chí bây giờ vẫn là chủ đề nóng và những người giám sát vẫn cáo buộc rằng sự liêm chính đã bị thỏa hiệp và báo chí đã bị mua chuộc. Ngay tại Mỹ, cũng có những cáo buộc về việc lôi kéo báo chí và truyền thông vào mục đích cá nhân. Việc lôi kéo này hoàn toàn trái ngược với bất cứ thứ văn hóa dân chủ nào.

Giải trí dưới dạng sách vở, phim ảnh, âm nhạc… cũng có thể gây ra tham nhũng. Tại Mỹ, FBI đã điều tra một số vụ việc tống tiền người lao động và hối lộ trong ngành công nghiệp phim ảnh. Những vụ tham nhũng tương tự thế hết sức phổ biến trong ngành phim ảnh và âm nhạc tại các quốc gia Nam Á, ngành công nghiệp phim như Bollywood ở Ấn Độ luôn có mối liên hệ mật thiết với mafia, khủng bố và những kẻ chống đối xã hội, và đó là một thực tế được chấp nhận tại các quốc gia như thế. Vai trò của truyền thông là làm tăng cường dân chủ và hỗ trợ kiểm soát tham nhũng thay vì trở thành một phần của tham nhũng và những giám đốc ngành phim ảnh và âm nhạc, dù thế nào cũng không nên dựa vào những tên tội phạm để tài trợ cho hoạt động của mình.

Việc củng cố mối liên hệ giữa truyền thông và giải trí vì trách nhiệm trong báo chí cũng như trong giải trí sẽ là cần thiết để ngăn chặn những hành vi lệch lạc. Tất cả những công ty phim ảnh và truyền thông nên có những thông tin có thể tiếp cận được về người tài trợ, người ủng hộ về chính trị, kinh tế, và những ưu đãi và vị trí đối của họ. Thông tin này nên là bắt buộc và nên để cho công chúng dễ dàng tiếp cận để giúp họ hiểu hơn về truyền thông và giải trí.

Kinh doanh, môi trường, và tham nhũng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và việc tập trung vào các vấn đề môi trường là một phần lớn của quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp quản lý tốt sẽ ngăn chặn và kiểm tra được tất cả những hình thức tham nhũng, kể cả các công ty nhà nước cũng như các công ty tư nhân. Những doanh nghiệp lớn phải dựa đặt sự minh bạch lên hàng đầu bởi họ phải duy trì niềm tin đối với cổ đông và khách hàng. Cùng với sự minh bạch và quản lý là sự cần thiết phải có trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp từ việc tuân thủ luật lao động, các vấn đề về quyền con người tới việc bảo vệ môi trường và đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực. 

TI đưa ra ví dụ về việc hàng trăm người đã bị giết và bị thương như thế nào khi nhà máy sản xuất pháo hoa bùng cháy tại Hà Lan vì sự vi phạm trầm trọng những quy định về an ninh của nhà quản lý và quan chức chính phủ. Một ví dụ khác về nguy cơ đối với môi trường là việc chặt phá rừng lấy gỗ tại đảo Borneo ở khu vực Đông Nam Á và sự chặt rừng của dân du canh du cư nhiều vùng rừng nhiệt đới đã dẫn tới việc phá rừng hàng loạt, ảnh hưởng ngược lại tới khí hậu toàn cầu. Một vài nghiên cứu đã được tiến hành về hậu quả của việc tiếp xúc với chất thải nhà máy xả ra. Mặc dù có những bằng chứng về mức độ cao những chất gây ung thư trong nước sông của Hi Lạp tới những chất thải amiăng đổ ra sông tại Canada và Brazil, thì cả thứ văn hóa “thải rác và xả rác” của các công ty vẫn không được tính đến.

Những cuộc nói chuyện suông về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không có chút gì giá trị cho tới khi có một sự tin cậy tuyệt đối đối với những giao dịch thương mại liên quan tới việc xả thải và giữ lại hay sử dụng những tài nguyên môi trường. Như trong ví dụ của TI, loại tham nhũng này ở cấp doanh nghiệp và mối liên hệ giữa những doanh nghiệp lớn với chính phủ thực tế tạo ra những hiểm họa môi trường ở mọi nơi và sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp. Trừ khi chúng ta ý thức được mối liên hệ giữa hiểm họa môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và hoạt động tham nhũng tràn lan và việc sử dụng không đúng và không hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nếu không tất cả những nỗ lực và hy vọng ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và bảo vệ môi trường sẽ đơn giản chỉ là dã tràng lấp biển.

Sự thay đổi nhất về văn hóa là cần thiết tại mọi thời điểm nhưng doanh nghiệp lại biến những thay đổi này theo hướng tiêu cực và tất cả những sản phẩm văn hóa mới của xã hội như thế từ môi trường, doanh nghiệp tới truyền thông, phim ảnh và giáo dục đều bị gây ra và chịu ảnh hưởng trở lại của tham nhũng. Để hiểu giá trị thực tế của cuộc sống và văn hóa, chúng ta cần hiểu hậu quả sâu hơn và lâu dài hơn của tham nhũng khi nó xâm nhập vào tất cả các khía cạnh của xã hội hiện đại.

  • Đình Ngân (Theo Global Politician)