Trang chủ » Thế giới » Việt Nam mua đồ công nghệ cao nhiều nhất Châu Á

Việt Nam mua đồ công nghệ cao nhiều nhất Châu Á

Tác giả:

VNR500 giới thiệu bài báo mới nhất trên tờ Financial Times về xu hướng tiêu dùng hàng công nghệ cao ở Việt Nam, mời bạn đọc cùng gửi email về [email protected] để thảo luận với Diễn đàn về chủ đề trên.

Nhưng không cần mơ, những chiếc điện thoại được bẻ khóa này đang đắt như tôm tươi – bán được bốn chiếc một ngày tại Hoàng Mobile, một cửa hàng điện thoại ở trung tâm Hà Nội, nhân viên bán hàng rôm rả cho biết. Cách cách đó không xa, Digiworld, đại lý ủy quyền của Apple, cũng đông khách không kém. Ở đây cũng nườm nượp người những ngày này, có cả khách chỉ tới để xin tư vấn về cách kết nối mạng 3G bằng iPads.

Với ai, chứ với những người thuộc nhóm nghiên cứu thị trường Nielsen, thì tất tần tật những điều trên đều không có gì đáng ngạc nhiên. Nhóm này tháng trước vừa công bố báo cáo rằng trong quý II/2010, dân Việt Nam “háo hức” chi tiền mua hàng điện tử dân dụng hơn bất kỳ khách hàng châu Á nào khác. 47% người Việt Nam được hỏi nói họ muốn dùng số tiền để lại được sau trừ đi phí sinh hoạt để mua “công nghệ mới”.

Xét trên phạm vi toàn cầu, dân Việt Nam, cùng với dân Indonesia đứng ở hàng thứ hai về niềm tin tiêu dùng, cả hai chỉ xếp sau những người Ấn Độ vốn vẫn luôn sôi sục mua sắm.

Trước đây, nếu nhắc đến “công nghệ mới”, người ta sẽ thưởng liên tưởng ngay tới những thứ như ôtô, máy hút bụi và máy rửa bát (hay như ở nhiều làng quê là những chiếc đệm giường).

Nhưng anh Nguyễn Tâm, thành viên nhóm Nielsen Việt Nam, khẳng định, từ kết quả khảo sát, “công nghệ mới” giờ chính là máy tính, điện thoại, máy chụp ảnh kỹ thuật số – hay nói cho gọn là những thứ phát ra tiếng kêu bíp bíp.

 

Người Việt sẵn sàng mua một chiếc điện thoại đắt hơn thu nhập đầu người bình quân   (Ảnh: 24h.com)

Điều này có thể giải thích lý do tại sao trong khi giới hâm mộ Apple thế giới vẫn đang sục sạo tìm kiếm những mẫu iPhone 4 đầu tiên còn chưa ra mắt chính thức, thì nơi thứ hai mà nó xuất hiện lại là tại một cửa hàng cà phê ở Sài Gòn.

Vậy ta thấy được gì từ sự khao khát hàng điện tử dân dụng ở Việt Nam? Câu trả lời là cách nó thâm nhập vào một văn hóa tiêu dùng đang bùng nổ… những thứ hàng “dễ bắt mắt”. Các sản phẩm của Apple đã trở nên nổi tiếng trong năm qua vì lôgô của hãng nhìn từ xa cũng nhận ra được, và lập tức “nâng” người sở hữu nó lên trở thành người của tầng lớp quý tộc thành thị đang lên ở Việt Nam.

Đó cũng là lý do giải thích vì sao những chiếc iPhone Trung Quốc giảm giá cũng được ưa chuộng ở đây. Màn hình cảm ứng phức tạp có thể không hoạt động – chỉ đề sờ, khả năng thu sóng có thể kém hơn, nhưng chúng trông và nghe giống hệt cái thật – dĩ nhiên là chỉ nhìn từ xa. Một xung lực tương tự dường như cũng đang đứng đằng sau số lượng ngày càng tăng những chiếc xe Bentleys, Porsches, Maseratis và Rolls Royces du ngoạn qua những con đường chật hẹp ở phố cổ Hà Nội những ngày này.

Cư dân các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD lo ngại rằng một châu Á nổi lên có thể không đóng nổi vai trò đầu tàu cho phục hồi kinh tế toàn cầu và thường chê bai xu hướng tiết kiệm tiền mặt hơn là chi tiêu của người dân Đông Á. Điều thú vị là, người Việt Nam lại muốn làm cả hai việc này – Nielsen cho biết tỷ lệ người Việt Nam nói sẽ đem đầu tư số tiền dư ra của mình đã tăng từ 16% lên 31% trong giai đoạn 6 tháng đầu của năm.

Nhưng không phải mọi tin tức đều tốt lành như thế, khi Việt Nam cũng không thoát khỏi một xu hướng toàn cầu khác: mất cân bằng thương mại.

Một quan chức chính phủ thừa nhận gia tăng nhập khẩu hàng điện tử dân dụng chính là yếu tố lớn làm gia tăng thêm thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thâm hụt này đang là 7,4 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, tăng gấp đôi con số cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng nền kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng 6,5% trong năm nay, vì thế, không gì có thể khiến người dân nơi đây giảm hào hứng mua sắm thứ hàng “nhiều nút bấm” bằng số tiền dư dật của mình.

Đình Ngân dịch từ Financial Times