Trang chủ » Doanh nhân » Thất nghiệp, SV mới ra trường tự làm… ông chủ

Thất nghiệp, SV mới ra trường tự làm… ông chủ

Tác giả:

Sự phát triển của internet và dịch vụ viễn thông khiến thế giới trở nên “phẳng” hơn và chi phí để duy trì một công ty chưa bao giờ thấp như lúc này. Chỉ cần một văn phòng ảo trên mạng, những người trẻ đã có thể quản lý được đội ngũ nhân viên từ khắp nơi. Thế hệ công dân điện tử đã thay đổi quan niệm về công việc sau khi ra trường.

Không làm thuê được thì làm chủ

Năm năm trước, sau khi tốt nghiệp từ trường ĐH New York với bằng cử nhân Điện ảnh và số tiền nợ hàng nghìn đô, Scott Gerber trở về sống cùng bố mẹ tại đảo Staten. Sau đó, anh vay thêm tiền để mở công ty về truyền thông hiện đại và công nghệ. Vì Scott Gerber không có kiến thức về thị trường nên công ty đã đóng cửa vào năm 2006.

Việc này khiến tôi nản lòng và mất tinh thần” – Anh nói – “Tôi tự hỏi liệu đây thực sự có phải là cuộc sống sau Đại học. Tôi đã làm điều gì sai? Không có câu trả lời nào rõ ràng với tôi cả“.

Vẫn đang mắc nợ, Gerber xem xét các lựa chọn nghề nghiệp. Mẹ anh không ngừng khuyến khích con trai tìm một công việc thực sự, loại công việc trong văn phòng và có ông chủ”.

Tuy nhiên, anh quyết định dùng 700 đô cuối cùng trong tài khoản ngân hàng để mở một công ty khác. Với công ty mới tên Sizzle It, Gerber tìm thấy hướng đi phù hợp, giảm chi phí và trở nên gần gũi hơn. Anh cho biết công ty chuyên phát triển các đoạn video ngắn này đã mang lại lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên.

Gerber năm nay 27 tuổi. Dù chưa trở thành một triệu phú nhưng anh đã trả hết nợ và không phải sống cùng gia đình (anh thuê một căn hộ chung cư ở Hoboken, New Jersey). Nghĩ rằng kinh nghiệm của mình có thể giúp những bạn trẻ khác đối mặt với sự nản lòng về tỷ lệ thất nghiệp, tháng 10, Gerber thành lập Hội đồng Doanh nhân trẻ “nhằm tạo ra sự chuyển biến từ một xã hội thiên về sơ yếu lý lịch đến nơi mọi người có thể tự mình tạo công việc cho bản thân”.

Hơn 80 chủ doanh nghiệp tuổi từ 17-33 khắp cả nước tham gia vào Hội đồng. Với mục đích phi lợi nhuận, Hội đồng hoạt động như một nơi giúp đỡ và cố vấn các cá nhân muốn kinh doanh. Mọi người có thể gửi câu hỏi kèm nội dung về tiếp thị, quảng cáo và công nghệ. Mỗi tháng, một nhóm thành viên trong hội đồng sẽ trả lời 30 đến 40 câu hỏi trên các ấn phẩm về kinh doanh như The Wall Street Journal, American Express Open Forum và nhiều trang web nhỏ liên quan đến kinh doanh.

Các thành viên Hội đồng khẳng định rằng người trẻ có thể bắt đầu công việc kinh doanh ngay cả khi họ có ít hoặc không có tiền hay kinh nghiệm. Tuy nhiên, không dễ thành công ngay từ khi mới bắt đầu. Theo dữ liệu liên bang, một nửa số doanh nghiệp mới mở thất bại trong 5 năm đầu. Cuộc sống của doanh nhân luôn tràn đầy rủi ro, áp lực và sự hy sinh.

Scott Gerber của Hội đồng Doanh nhân trẻ (phía trước, bên trái) với các thành viên của American Express Open Forum. Ảnh: NYT

Tỷ lệ thất nghiệp hiện lên tới 9,8%. Hòm thư của Gerber ngập trong hàng đống email đính kèm hàng trăm sơ yếu lý lịch của người trẻ đang tìm việc. Theo Hiệp hội các Đại học và Các Chủ doanh nghiệp quốc gia, chỉ 22,4% sinh viên tốt nghiệp năm 2010 có một công việc chờ họ sau khi tốt nghiệp (tăng từ 19,7% năm 2009).

Kinh doanh trở thành con đường lập nghiệp có thể mang lại thành công vì lời hứa “vào đại học, đạt kết quả cao và sau đó kiếm một công việc” không còn như trước. Hiện thực mới này khiến cả thế hệ phải định nghĩa lại khái niệm về công việc ổn định.

Tôi từng thấy những người này đến phố Wall làm các công việc được cho là tốt. Hiện tại họ thất nghiệp” – Windsor Hanger, 22 tuổi, vừa bỏ vị trí nhân viên tiếp thị tại Bloomingdale’s để tập trung vào trang HerCampus.com (một tạp chí trực tuyến).

Đây không phải là rẽ nhánh thuần túy rằng kinh doanh hàm chứa rủi ro và các công việc khác đều an toàn. Vậy tại sao không làm điều mà tôi thích?

Văn phòng ảo, kinh doanh thật

Gerber chỉ rõ rằng công cụ hỗ trợ kinh doanh đã dễ tiếp cận hơn trước đây. Nhờ Internet, người muốn kinh doanh có thể xây dựng một trang web, tổ chức hội nghị qua điện thoại và thực hiện bài thuyết trình trực tuyến qua một trình duyệt cũng như tổ chức cuộc họp trực tiếp và hội thảo trên web chỉ với số tiền nhỏ.

Không thể đặt trụ sở tại đại lộ Madison? Hãy cố gắng mượn một nơi thay thế. Đó là điều Gerber đã làm. Trang ManhattanVirtualOffice.com chuyển tiếp thư từ một địa chỉ cố định cho Gerber chỉ với giá 300 đô/năm. Anh nói rằng nhờ thế đã tiết kiệm 100.000 đô thuê văn phòng và giúp Sizzle It có độ tin cậy cần thiết để bắt đầu thu hút khách hàng mà hiện nay có cả Procter & Gamble và Gap. Gerber chủ yếu làm việc ở nhà, quán café và chia sẻ không gian làm việc.

Nếu đây là thập niên 80, tôi cần có một góc văn phòng” – Shama Kabani, 25 tuổi, thành viên Y.E.C và sáng lập viên của Marketing Zen (công ty tiếp thị số ở Dallas) với doanh thu hàng năm đến 7 con số. “Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy tính xách tay, sự kiên nhẫn và sự sẵn lòng” –  cô nói.

Kabani đã thuê 24 nhân viên, trong đó có 15 người ở Philippines mà cô chưa từng gặp bao giờ.

Phần mềm nguồn mở có thể làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu tư vấn viên và hỗ trợ công nghệ. Khi Annie Wang, 21 tuổi, đồng sáng lập HerCampus.com, muốn trình bày bài viết trên trang web như slide show, cô không thuê người thiết kế web. Cô tìm thấy một nguồn miễn phí trên mạng và dành cả ngày tự học làm slide show.

Eric Bahn, 29 tuổi, một thành viên Hội đồng và người thành lập BeatTheGmat.com (một cộng đồng người nộp đơn làm Thạc sỹ và thu lợi nhuận gần 7 con số). Theo anh, làm một doanh nhân trẻ nghĩa là luôn có những cách sáng tạo để làm đầy lỗ hổng kiến thức. Bahn không có nền tảng kiến thức về kỹ thuật nên đã tìm một nguồn trên web và tự học HTML để xây dựng trang web.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp tham gia Hội đồng đều không cần nhiều không gian để mở công ty. Với những người muốn mở nhà hàng, tiệm bánh, nơi tập thể dục hay các lĩnh vực kinh doanh khác phải thuê hay sở hữu một địa điểm, rào cản và các chi phí vẫn cao. Gerber cảnh báo rằng những người sử dụng hình thức kinh doanh không trực tuyến cũng gặp phải rào cản về giá thành tương tự, bao gồm tiền thuê mặt bằng cao. Anh ấy khuyên những người trẻ bắt đầu kinh doanh không nên dùng nơi đắt tiền.

Nhưng giai đoạn khởi đầu cần sự đầu tư về tài chính. Vì thế, Gerber mở Quỹ Gen Y, nơi các doanh nhân trẻ có thể tìm tài trợ. Các thành viên Hội đồng sẽ lựa chọn đầu tư vào quỹ bắt đầu từ năm sau.

Có khi nào Hội đồng và quỹ độc lập là một cách cho Gerber xác định những cơ hội đầu tư mới? Anh nhấn mạnh là không và nói thêm rằng giúp đỡ người trẻ thành công trở thành doanh nhân qua Hội đồng là một niềm đam mê.

Theo Gerber, mục đích của quỹ không phải để tìm những thứ sau Facebook hay bắt đầu các trang web hấp dẫn; thay vào đó, quỹ tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh thực tế và tạo thị trường. Quả thực, cụm từ ưa thích của anh ấy là “buồn chán còn tốt hơn”. Anh đang trông đợi những ý tưởng kinh doanh đang được ấp ủ bên ngoài thung lũng Silicon.

Thiếu kinh nghiệm là một… lợi thế

Bên cạnh Sizzle It, Gerber viết các bài báo cho những doanh nhân trẻ. Gần đây, anh xuất bản cuốn sách mang tên “Never Get a “Real” Job: How to Dump Your Boss, Build a Business, and Not Go Broke” (tạm dịch: Chưa bao giờ có công việc thực sự: Làm thế nào để đánh bại ông chủ, khởi nghiệp kinh doanh và không thất bại). Anh ấy còn điều hành quỹ đầu tư riêng mang tên Gerber Enterprises và là nhà đầu tư của một nhóm nhà hàng.

Gerber chưa từng tham gia lớp học nào dạy kinh doanh và kinh tế. Anh nói rằng anh đưa mọi người đi ăn trưa để học về những điều cơ bản của thế giới kinh doanh. “Tôi không đến gặp ông chủ quản lý cấp cao” – anh nói – “Tôi gửi email cho người quen và tìm hiểu xem ai biết điều mà tôi cần biết”.

Thiếu kinh nghiệm có thể trở thành tài sản với doanh nhân trẻ. Lúc đầu, khi Kenbani mở Marketing Zen, cô ấy cố gắng che giấu tuổi qua trang phục và nói giọng già hơn.

“Tôi nghĩ tôi đang lừa dối mọi người nhưng sau khi mộ trong số các khách hàng nói rằng anh ấy thuê tôi bởi vì tôi mới 23 tuổi,” Zen chia sẻ. “Anh ấy muốn tìm người nói ‘ngôn ngữ số’ như tiếng mẹ đẻ. Đây là thời khắc tôi “hồn xiêu phách lạc”.

Tạp chí trực tuyến của hai cô gái 22 tuổi Stephanie Kaplan (trái) và Windsor Hanger đã mang lại lợi nhuận. (Ảnh: NYT)

Hanger, đồng sáng lập HerCampus.com cùng Wang và Stephanie Kaplan, 22 tuổi, nghĩ rằng tuổi trẻ giúp thu hút người muốn làm quảng cáo như New Balance và Juicy Couture. “Họ thích tôi là mối quan hệ độc giả của tôi. Tôi đã học Đại học 6 tháng trước” – cô nói. Trang web gần đây đã mang lại lợi nhuận.

Nhiều thành viên Hội đồng không nhận hỗ trợ từ cha mẹ. Chỉ 1/3 trong số họ nhận tài trợ bên ngoài để bắt đầu việc kinh doanh. Thực tế, lời nhắn của Gerber cho các doanh nhân trẻ là “Không ai sẽ đưa cho bạn tiền” và “Bắt đầu với ngân sách eo hẹp”, một vài điều nhiều người trong số họ đã làm.

Thất bại là mẹ thành công?

Với nhiều người trẻ, thành công không đến chỉ qua một đêm. Sau 3 năm mở trang BeatTheGMAT.com, năm 2008, Bahn nghỉ công việc ở Intuit để tập trung phát triển trang web.

Arel Moodie, 27 tuổi, đồng sở hữu Extreme Entrepreneurship Tour (trang hướng dẫn sinh viên cách khởi nghiệp) nói: “Kinh doanh lần đầu có thể gặp thất bại“. Hai lần kinh doanh đầu tiên của Moodie, gồm sản xuất lịch và sản xuất nước uống chứa prôtêin thất bại và khiến anh nợ 30.000 đô (hiện Moodie đã trả hết nợ).

Ben Brinckerhoff, 28 tuổi, đã đóng cửa trang Devver.net – một công cụ kiểm tra phần mềm máy tính trực tuyến – sau gần 2 năm hoạt động. Trước đây, Brinckerhoff là nhân viên phát triển phần mềm của Microsoft.

“Có nhiều khó khăn khi bắt đầu mở công ty. Điều đó có thể ảnh hưởng đến cái tôi của bạn, và về mặt tài chính, đó là một “cú đấm” khá mạnh. Nếu tôi vẫn làm tại Microsoft, tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn” – anh chia sẻ.

Tuy vậy, Brinckerhoff đã nhận lời đề nghị làm việc tại 10 công ty sau khi họ đọc trên trang web hay nghe thông tin công ty của anh đóng cửa. “Các ông chủ muốn thuê người dám nhận rủi ro và có thể quyết định nhanh chóng” – Anh nói. Hiện anh đang làm tư vấn viên tự do về web và công nghệ ở Boulder và hy vọng sớm mở một công ty khác.

Maia Josebachvili, 27 tuổi, người sáng lập Urban Escapes (nơi tổ chức các chuyến dã ngoại ngoài trời) cho rằng khi quyết định kinh doanh, mọi người phải thực sự cảm thấy muốn làm điều đó. Cô ấy nghỉ việc giao dịch chứng khoán ở phố Wall để mở công ty. Hiện công ty có 45 nhân viên và vừa được LivingSocial (một trang dành cho khách hàng) mua lại.

Khởi nghiệp làm con người rơi vào khuôn phép. Tôi không ăn ở ngoài trong 6 tháng đầu và ngủ trên ghế nhà bạn tôi” – Josebachvili nói – “Nếu bạn không tự mình kiếm tiền, đây chỉ là sự điều chỉnh lối sống“.