Trang chủ » Doanh nhân » Disney: “Đũa thần” vung tới đâu, thành công tới đó

Disney: “Đũa thần” vung tới đâu, thành công tới đó

Tác giả:

Thành công bắt nguồn từ trí tuệ nội lực
Giám đốc điều hành của Disney, Robert Iger tỏ ra rất hào hứng khi nói về “điều khác biệt mang tên Disney” – thứ bùa chú nhỏ trong vô số điều kỳ diệu làm nên một tập đoàn nổi bật trong số các công ty kinh doanh truyền thông khác. Disney đã gặt hái những thành công vĩ đại “khó có thể sánh kịp” trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (franchise) – ông tuyên bố với các cổ đông như vậy vào năm 2008.
Các giám đốc điều hành thường hay khoa trương đôi chút khi phát biểu về công ty của họ, nhưng ở đây, Iger không nói gì nhiều hơn sự thật. Disney đã chứng tỏ quyền lực phi thường: tất cả những gì, một khi họ “chạm đầu đũa thần” của mình vào đều có thể đem lại lợi nhuận, với aaví dụ gần đây nhất là quả bom tấn mùa phim hè năm nay: Toy Story 3.

Thành công của đế chế Disney – với tổng giá trị có thể đạt tới 68 tỷ USD – chỉ có thể bắt nguồn từ nguồn trí tuệ nội lực của họ. Không một công ty nào có thể sở hữu cùng một lúc tất cả các tố chất như Disney: danh tiếng, hài hước, dễ thương, thân thiện và sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường. Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng, cần nhiều hơn thế để đạt tới những điều người khổng lồ này đã làm được. Giao cho mỗi công ty truyền thông “một lượng vật chất khởi điểm như nhau, và từ đó Disney sẽ mang về lợi nhuận lớn nhất” – dẫn lời nhận định của nhà phân tích Anthony DiClemente – Barclays Capital. Tất cả bắt nguồn từ những kinh nghiệm tích lũy được qua hàng thập kỷ miệt mài làm việc: sản xuất phim, quảng bá và tuyên truyền phim, định giá trị thương mại và đưa bộ phim đi khắp thế giới thông qua hệ thống chi nhánh có mặt trên toàn cầu. Những đứa con tinh thần của Disney được thai nghén, định hình, hoàn thiện và thành công rực rỡ trên cả phương diện thương mại và nghệ thuật.

Lấy Toy Story 3 làm ví dụ. Bộ phim gia đình này là minh chứng tiêu biểu cho lối kinh doanh của Disney. Sau chiến lược marketing hoành tráng, phim được ra mắt ngày 18/6 và gặt hái doanh thu khổng lồ 1 tỷ USD – con số vượt qua tất cả các phim sản xuất cùng năm và lập một kỷ lục mới trong lịch sử ngành làm phim hoạt hình. Nhưng, đó mới chỉ là dấu mốc bắt đầu.

Bộ phận bán hàng tâm lý và chuyên nghiệp
Bộ phận bán hàng đầy tâm lý và chuyên nghiệp đã chuẩn bị một chiến dịch tiếp thị đầy đủ các loại mặt hàng “ăn theo”: mô hình, quần áo, bộ tem sưu tập, sách ảnh, tạp chí – tất cả đều có in hình những nhân vật nổi tiếng trong phim. Vào trung tuần tháng 8, Disneyland tại Paris khai trương một khu vui chơi dành riêng cho fan của Toy Story. Công viên Walt Disney vốn đã có khu vực riêng của Toy Story, và để tăng tính hấp dẫn, những nhân vật mới xuất hiện ở phần 3 được xuất hiện bằng công nghệ 3D. Bộ phận tương tác đối ngoại cho ra lò hàng loạt trò chơi dành cho Nintendo, Xbox, Playstation và máy tính cá nhân; cùng với nhiều ứng dụng hữu ích trên iPad và điện thoại di động. Để tạo cú hích quảng bá trên mặt trận truyền hình, Disney xúc tiến ngay trên các kênh sóng của mình: kênh truyền hình ABC, truyền hình cáp Disney Channel – vốn đã rất nổi tiếng như một “lò đào tạo ngôi sao” mát tay.

Walt Disney Pictures chỉ là một phần rất nhỏ trong guồng máy của Disney

Disney luôn luôn nắm được thị hiếu của khách hàng. Họ biết một người tiêu dùng Nhật Bản sẽ trả bao nhiêu tiền để mua một chiếc mũ kiểu chuột Mickey, hay làm thế nào để phân phối phần mềm học tiếng Anh cùng Winnie-The-Pooh một cách phù hợp nhất tại Trung Quốc. “Những thông tin quý giá như thế không phải công ty nào cũng có được” – chuyên gia phân tích kỳ cựu Howard Vogel, phó giáo sư trường Đại học Columbia nói.

Những hiểu biết đó được tích lũy và mài giũa trong hàng thập kỷ đi tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình. Tập phim hoạt hình lồng tiếng đầu tiên – Mickey Mouse: Steamboat Willie đã đem lại thành công trên toàn thế giới và kèm theo đó, rất nhiều kinh nghiệm khảo sát thị trường trong và ngoài nước.

Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm dựa trên mẫu số chung
Năm năm sau, khi chưa mấy người ở Hollywood tin rằng khán giả sẽ chịu ngồi xem hết một bộ phim hoạt hình dài, Disney đã ra mắt Bạch tuyết và bảy chú lùn gây tiếng vang chưa từng có, đồng thời khẳng định ưu thế tuyệt đối trên lĩnh vực phim gia đình. Vào những năm 50, Disney ghi tên mình vào một trong những xưởng sản xuất chương trình truyền hình đầu tiên. Chuỗi chương trình The Wonderful World of Disney mang lại cho họ kho kinh nghiệm quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Tiếp đó phải kể đến Disneyland khánh thành năm 1955, là khu vui chơi mở đầu cho kỷ nguyên của các công viên kinh doanh giải trí. Kinh doanh nhượng quyền có thêm một hình thức mới: tàu lượn, tàu siêu tốc giống như “Snow White’s  Scary Adventures” (“Cuộc phiêu lưu đáng sợ của Bạch Tuyết”). Disney Channel,, kênh truyền hình cho phép quảng cáo đa dạng, các cửa hàng Disney với hàng hóa xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới để khách hàng tùy chọn. Nói một cách đơn giản, khi nói tới hoạt động kinh doanh nhượng quyền, “với khả năng hoạt động vững bền, chín chắn, tổ chức công việc chuyên nghiệp, Disney đang giữ một tấm thẻ bảo chứng uy tín hơn nhiều” so với tất cả các công ty khác trong nền công nghiệp giải trí.

Tất nhiên, công ty với nhiều phép màu nhiệm này đôi lúc cũng gặp trở ngại. Khi thế hệ trẻ dần chuyển sang dùng các phương tiện truyền thông thông qua Internet, Disney cũng hồ hởi gia nhập hàng ngũ công ty tiến hành thử nghiệm cách tiếp cận khách hàng trực tuyến. Dựa trên bộ phim bom tấn “Cướp biển Carribean”, Disney cho ra một trò chơi trên Web gọi là “Cướp biển Carribean Online” và một số trò chơi tương tự khác. Cái tên thật “kêu” đã không mang lại thành công: theo số liệu thống kê ba tháng gần đây của Disney: bộ phận tương tác đối ngoại thua lỗ 130 triệu USD trong 9 tháng đưa game này vào hoạt động. Đây là đơn vị đang chịu thiệt hại duy nhất của Disney.

Ngoài sản xuất phim hoạt hình, Disney mở rộng nhiêu hình thức kinh doanh khác như công viên giải trí, kênh truyền hình, tặng phẩm hình nhân vật… và đều rất thành công

Nhà phân tích Vogel cho rằng bộ phận tương tác của Disney còn quá non trẻ, và Disney gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển một bộ phận mới. Tuy vậy, Disney đã xúc tiến một nước đi khác để bù lại khoản thiệt hại trước đó. Tháng Bảy vừa qua họ tuyên bố đã mua lại Playdom – trò chơi xã hội đang trở nên khá phổ biến, và Tapulous – phần mềm dành cho các thiết bị không dây. Giám đốc điều hành trước kia của Playdom hiện đang chịu trách nhiệm quản lý Bộ phận tương tác, còn giám đốc Tapulous đứng đầu Bộ phận thông tin di động của Disney. Tập đoàn còn đưa James Pitaro – nguyên là phó giám đốc truyền thông Yahoo – về làm Giám đốc trang web Disney.com và các chi nhánh trực tuyến khác. Bộ máy nhân sự mới mẻ sẽ cùng hợp sức trong một chiến dịch thúc đẩy phát triển Disney tương tác, khởi đầu bằng luồng sinh khí mới do Disney.com và trò chơi mới Epic Mickey đem lại.

Hiện tại, lĩnh vực tương tác đem lại lợi nhuận không đáng kể so với tổng doanh thu của tập đoàn Disney. Hiểu một cách đơn giản, trong 9 tháng kể từ 3/6 trở về trước, nếu coi doanh thu của cả công ty là 1 USD thì lợi nhuận của bộ phận tương tác đem về chỉ là 2 cent (2 % – 573 triệu USD trên tổng doanh số của các chi nhánh khác là 27 tỷ USD) Từ nay đến khi lĩnh vực tương tác phát triển vững bền, có lẽ công ty sẽ còn đứng trước nguy cơ thua lỗ. Cho dù ra sao, khả năng của Disney trong việc thúc đẩy kinh doanh tại các chi nhánh nhượng quyền vẫn thực sự mạnh mẽ. Hồi năm ngoái, công ty mua lại “người khổng lồ” của lĩnh vực truyện tranh Marvel, từ đó được phép cung cấp quyền kinh doanh trên các nhân vật đã quá nổi tiếng như Người Nhện, Người Sắt…

Gần đây, Disney vừa thông báo về chuyến hạ thủy đầu tiên của Fantasy – du thuyền thứ tư trên vịnh Carribean – sẽ khởi hành vào năm 2012.
“Ông lớn” Disney đang phát triển cả kinh doanh du thuyền và hàng hải.