Trang chủ » Điểm nóng » Amazon và sự lên ngôi của thử nghiệm trong kinh doanh

Amazon và sự lên ngôi của thử nghiệm trong kinh doanh

Tác giả:

Tác giả H. James Wilson (@hjameswilson) là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Đào tạo Lãnh đạo Babson. Kevin C. Desouza là giảng viên phụ tại Trường Thông tin, Đại học Washington. Cuốn sách mới của anh có tên Intrapreneurship: Managing Ideas within the Organization (Doanh nhân tập sự: Quản lý các ý tưởng trong công ty); dự kiến, cuốn sách sẽ ra mắt vào năm 2011.

Khi còn làm tại Amazon trong giai đoạn 1997 – 2002, Greg Linden đã xây dựng một hệ thống gợi ý khách hàng mua thêm các sản phẩm khác trước khi họ thanh toán sản phẩm đã chọn mua.

Vấn đề là ở chỗ, một phó chủ tịch cấp cao về marketing của công ty cho rằng hệ thống này sẽ khiến khách hàng phân tâm, không hoàn thành quá trình mua hàng; và theo ông ta, Linden không có đủ lý do để đảm bảo rằng ý tưởng này sẽ thành công. Tiếp sau đó là màn tranh cãi “cổ điển” giữa một bên là linh cảm với một bên là thông tin thực tế.

Về sau, Linden viết trên blog của mình: “Người ta kể rằng vị phó chủ tịch trên đã rất giận dữ khi biết rằng tôi chuẩn bị đưa ý tưởng đó vào thử nghiệm. Nhưng ngay cả các lãnh đạo cấp cao cũng khó mà cản trở chuyện thử nghiệm như thế này. Đánh giá được thì tốt. Nhưng lý do tốt nhất có thể ngăn thực hiện một cuộc thử nghiệm là chứng tỏ rằng hệ quả tiêu cực của việc làm này có thể nguy hại tới nỗi Amazon không thể gánh vác được – mà đây lại là điều khó có thể khẳng định chắc chắn”.

Cuối cùng, thử nghiệm của Linden cho thấy khách hàng rất thích thú với tính năng mới này; kể từ đó, các gợi ý đã dần trở thành một đặc điểm thiết kế đặc trưng cho Amazon.

Ngày nay, những Greg Linden tham vọng của thế giới khi muốn tiến hành thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh mới nào đó có thể sẽ không vấp phải nhiều sự khó dễ từ cấp trên nữa; tuy nhiên, có thể họ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chỉ tới lúc này – vào năm 2010 – phần lớn các lãnh đạo ở các công ty mới thể hiện rằng họ chuộng phương pháp thử nghiệm.

Tháng 12/2010 vừa qua, Trường Đào tạo Lãnh đạo Babson chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra lấy ý kiến của 149 lãnh đạo cấp cao trên khắp thế giới. Theo đó, 51% những người được hỏi cho biết thử nghiệm hiện là cách họ ưa dùng để tìm hiểu và phản ứng trước những cơ hội tiềm năng. Điều thú vị là với nhóm các lãnh đạo của những công ty có sức phát triển mạnh nhất (đạt mức tăng trưởng doanh thu hơn 20% trong năm ngoái), số người khuyến khích hoạt động thử nghiệm cao hơn 10% (tức 61%).

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hoạt động thử nghiệm hiện đang khá phổ biến, và dường như chúng cũng có mối liên hệ với kết quả doanh thu ngày càng cao của các công ty.

Những “nhà thực nghiệm” tiềm năng ngày nay cũng được hưởng một lợi thế khác nữa: đó là sự dễ dàng hơn trong quá trình thử nghiệm. Các phòng thí nghiệm R&D đang cho ra đời hàng loạt những công cụ thử nghiệm khác nhau mà bất kỳ ai, ở bất kỳ môi trường làm việc nào, cũng có thể sử dụng. Sau đây xin đề cập tới ba trong số các loại hình thử nghiệm phổ biến nhất theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi:

Sử dụng mô hình mẫu. Đây là quá trình thử-và-sai, trong đó một ý tưởng được đưa ra thử nghiệm nhiều lần để kiểm tra xem liệu nó có phù hợp với môi trường xung quanh và có đem lại những kết quả như mong muốn hay không. Trước đây, quá trình này khá phức tạp; tuy nhiên, giờ đây các phương pháp tạo mẫu nhanh (RP) đã cho phép chúng ta không phải tốn nhiều tiền mà vẫn có thể nhanh chóng chuyển được các thiết kế đồ họa máy tính (CG) thành các mô hình như 3-D, hoặc chúng ta có thể sử dụng những công cụ đòi hỏi chi phí thấp như phần mềm Sketchup của Google.

Kết quả là, khâu sử dụng mô hình mẫu trên thực tế đã dần được đẩy lên sớm hơn trong chu kỳ phát triển sản phẩm. Chẳng hạn, một lãnh đạo tham gia cuộc điều tra cho biết: “Sony Ericsson có một quy định rằng các nhà thiết kế chỉ có vài tiếng chuẩn bị trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình mẫu thật đầu tiên”. Các bước sử dụng mô hình mẫu cơ bản bao gồm:

1.                       Đưa ra một ý tưởng/mô hình

2.                       Nêu thông tin hỗ trợ, kiểm chứng cho ý tưởng đó

3.                       Đưa ý tưởng vào thử nghiệm, tạo và phân tích kết quả thu được

4.                       Hoàn thiện ý tưởng hay cuộc thử nghiệm (nếu cần), và

5.                       Lặp lại thử nghiệm cho tới khi đạt được các kết quả khả quan.

Mô phỏng. Mô phỏng sản phẩm/dịch vụ là một hình thức thử nghiệm khác, khá thành công trong vài thập kỷ qua, bởi nó đã giúp các công ty trở nên hiệu quả hơn trong việc ra quyết định và nâng cao năng suất của mình. Ví dụ, mô hình mô phỏng va chạm ban đầu của hãng xe BMW bao gồm khoảng 3.000 phần tử hữu hạn, hoạt động trong gần 3 tháng nhưng không có tác động quan trọng nào đối với các quyết định về thiết kế xe. Tuy nhiên, gần đây mô hình mô phỏng va chạm được sử dụng trong quá trình phát triển dòng xe BMW X5 đã huy động tới gần 700.000 phần tử hữu hạn chạy trong gần 30 giờ, và đã đưa ra nhiều gợi ý giúp công ty đi đến thực hiện nhiều quyết định lớn trong thiết kế của xe.

Một trong những lợi ích của phương pháp mô phỏng là nó giúp các công ty huy động được các cổ đông cùng tham gia hợp tác trong việc giải quyết vấn đề – đôi khi còn gọi là “phòng quyết định” – để phân tích các hành động thay thế hoặc các hệ quả ngoài dự kiến của các quyết định dựa vào môi trường thực tế ảo. Các cơ quan cung cấp dịch vụ công, người dân, và các doanh nghiệp ở bang Arizona vừa qua đã xây dựng một phòng quyết định để thử nghiệm các chiến lược bền vững về nguồn nước, qua đó họ sử dụng các mô phỏng trên máy tính để tìm hiểu những hậu quả mà nhiều tình huống dân cư và phát triển đô thị có thể gây ra. Trước đó, bang này phải dùng cách “đoán mò” với sự hỗ trợ của các báo cáo và biểu đồ.

Các nhóm thử nghiệm và Thử nghiệm A/B. Bạn hãy thử nghĩ tới những rắc rối khi thiết kế mới một trang web mà xem. Bạn làm thế nào để biết rằng đâu là thiết kế phù hợp nhất? Có một cách là để một nhóm thử nghiệm dùng thử website mới, đánh giá các mặt được rút ra từ những lần họ vào thăm website, rồi đem so sánh chúng với nhóm khách hàng thông thường. Amazon thường thực hiện thử nghiệm nhiều tình huống khác nhau trong những bối cảnh “thật sự”. Ví dụ, khi truy cập website của Amazon, một số khách hàng có thể thấy các phiếu khuyến mãi mua hàng ở ngay trang chủ; trong khi đó, các khách hàng khác lại nhận được phiếu khuyến mãi qua email có gửi kèm các đường dẫn trực tiếp tới những sản phẩm có thể hấp dẫn họ. Sau đó, Amazon tìm hiểu xem nhóm khách hàng nào có xu hướng mua hàng nhiều hơn, đồng thời theo dõi khách hàng nào truy cập website của mình, trong thời gian bao lâu.

Không phải công ty nào cũng có thể thực hiện thử nghiệm dễ dàng như Amazon, nhưng càng ngày càng có nhiều nhân viên có thể xúc tiến hoạt động thử nghiệm một cách hiệu quả với sự đồng tình của cấp trên. Hãy nhớ một điều: bạn nên áp dụng các phương thức thử nghiệm khác nhau – hãy luân phiên sử dụng ba phương pháp nêu trên