Trang chủ » Điểm nóng » “The Israel lobby” – cuốn sách làm “nóng” chính trường Mỹ

“The Israel lobby” – cuốn sách làm “nóng” chính trường Mỹ

Tác giả:

Cuốn sách “Vận động hành lang ủng hộ Israel và chính sách đối ngoại của Mỹ” (gọi tắt là The Israel Lobby) của hai tác giả John J. Mearsheimer – Giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị tại trường Đại học Chicago và Stephen M. Walt – Giáo sư ngành quan hệ quốc tế của trường Chính trị John F.Kennedy, ĐH Harvard mang trong mình một lượng tri thức khổng lồ, đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận sâu rộng trong lòng nước Mỹ.

Hai tác giả Stephen M. Walt (trái) và John J. Mearsheimer (phải)
của cuốn sách “Vận động hành lang ủng hộ Israel và chính sách đối ngoại của Mỹ”

(ảnh: nytimes.com)

Trong đó, các tác giả tập trung vào chỉ trích nước Mỹ trong chính sách ủng hộ Israel, chi phối những tổ chức vận động hành lang vốn thâu tóm được nhiều quyền lực như Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ – Israel. Và về cơ bản, tất cả những hành động này đều gây tổn hại cho lợi ích của cả Mỹ và Israel.

“The Israel Lobby”, tên ngắn gọn của cuốn sách, chắc chắn có nhiều lập luận sắc sảo và đầy đủ hơn những bài báo trên tạp chí London Review, không làm dịu các cuộc tranh luận mà ngược lại. Trong một số buổi lễ giới thiệu cuốn sách, nhà tài trợ đã buộc phải cắt đi phần xuất hiện của hai tác giả nhằm giảm thiểu tranh luận. Còn các tác giả thì không ngần ngại tiếp tục để mình cuốn vào cơn lốc cuốn của những cuộc chỉ trích và phê bình.

Nếu họ đang tìm kiếm một cuộc tranh đấu, có lẽ họ đã tìm thấy!

Bìa cuốn sách “The Israel Lobby”
(Ảnh nguồn: israellobbybook.com)

Bằng lối nói thận trọng pha chút lạnh lùng, hai tác giả Mearsheimer và Walt đã dần dần chỉ ra sự thực trần trụi về chính sách ngoại giao với Trung Đông, rằng không cần thiết phải làm cho nó trở nên khác biệt đến thế so với các nước khác trong khu vực.

Một khi Israel và Mỹ có những điểm chung về mặt lợi ích thì hiển nhiên Israel sẽ cần phải bắt tay với Mỹ.

Điều nực cười mà người Mỹ mãi không hiểu ra, theo lập luận của các tác giả là, quyền lợi của 2 quốc gia này lại luôn nằm ở thế đối lập.

Một trong những lý do khiến họ không nhận ra điều này, theo 2 tác giả, rất giản đơn là: Chính sách ngoại giao của Israel. Họ có mối quan hệ mật thiết với các thành viên của các ủy ban, các tổ chức chính sách công, các nhà báo, và các tổ chức mạnh về tài chính như Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ – Israel, Ủy ban về Người Do Thái của Mỹ, kèm theo đó là hàng tá những chương trình hành động, những tổ chức thần thánh.

Và như các tác giả nhìn nhận, đất nước Israel là một thực thể độc lập, nhiều kẻ thù vây quanh và đang cần sự ủng hộ về cả tài chính và quân sự của Mỹ.

Chính sách ngoại giao là một trong những vấn đề đặc biệt, nó căng thẳng ngay cả khi chưa bắt đầu, các tác giả lập luận. “Bất kỳ vấn đề sắp bàn là gì, luật cho phép nạo phá thai, giải giáp vũ khí, luật cho người đồng tính, chính sách về môi trường, thương mại, chăm sóc sức khỏe hay luật nhập cư đối với người nước ngoài…tất cả đều tạo ra những cuộc tranh luận nảy lửa tại tòa nhà Quốc hội Mỹ”.

Họ viết tiếp: “Nhưng hễ khi nào đề cập đến vấn đề Israel, những lời chỉ trích, tranh luận thường thấy bỗng nhiên rơi vào im lặng, và có cái gì đó nghẽn lại và thật khó để bắt đầu một cuộc tranh luận về đề tài này.”

Vấn đề mà 2 tác giả Mearsheimer và Walt đề cập đến, chính là việc Israel đang ngày càng có nguy cơ rơi vào tình trạng như ở thời kỳ cuối của chiến tranh lạnh trong cuộc chiến với Palestine, và gần đây nhất là Lebanon.

Nhìn nhận một cách công bằng thì cuốn sách của 2 tác giả Mearsheimer và Walt có thể được coi là một hồ sơ có tính pháp lý cao, chống lại chính sách đối ngoại đối với Israel và cả chính sách đối nội liên quan đến vấn đề này của Mỹ. Thậm chí các chính sách này còn chống lại chính bản thân Israel nữa.

Các tác giả đã tái hiện nên một hình ảnh thật về sự giả dối trong chính sách của nước Mỹ, có thể làm ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình, đe dọa trừng phạt các nước láng giềng và khiến cho không khí xung quanh khu vực Palestine ngày càng trở nên ngột ngạt. Mỗi một cơ hội hòa bình xuất hiện thì nên có những cánh tay giơ ra, đón lấy.

Hầu hết độc giả người Mỹ đều tỏ ra không ưa thủ pháp nhân cách hóa Israel của 2 tác giả. Tuy vậy, điều này cần được tôn trọng, bởi thực sự đó là hình ảnh về đất nước Israel và lịch sử của Mỹ gắn liền với những cuộc vận động hành lang như thế.

Và kết quả là người Mỹ đã hiểu sai về cuộc khủng hoảng ở Palestine, ủng hộ nhầm một chính sách ngoại giao nghiêng về phía Israel để chống lại người Palestine.

Các tác giả đã rất nhiều lần bày tỏ tin tưởng rằng người Israel cũng có lương tri và hiểu lẽ phải, nhưng tác động của cuốn sách này đã khiến cho lương tâm ấy bị treo lại. Nói cách khác, họ kêu gọi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hãy để cho Israel “thua”, để quay lại dù ít dù nhiều với chính sách ngoại giao của Mỹ trước chiến tranh năm 1967, khi nước Mỹ đã cố chiếm giữ phần đất giữa Israel và người láng giềng Ả rập.

Có lẽ là hơi kỳ quặc nếu nói một cuốn sách “lạnh lùng” như thế này lại có sức nóng kỳ lạ. Hầu hết các lập luận chống lại 2 tác giả Mearsheimer và Walt đều giống nhau, rằng cuốn sách quá kích động.

Nó chỉ ra rằng hầu hết các tổ chức Do Thái đều có xu hướng liên kết lại với nhau, một công đôi việc giải quyết vấn đề Palestine và chiến tranh ở Iraq. Các tác giả đã đứng trên quan điểm bảo thủ để đưa ra những lập luận mang tính xây dựng, tạo cho nước Mỹ một vị trí quan trọng trong diễn đàn hòa bình thế giới.

Những ý kiến thù địch Israel nói chung thì tỏ ra rất căng thẳng. Tuy nhiên, có một ấn tượng đi kèm không thể phủ nhận là tồn tại những hiện thực chính trị không thể tưởng tượng nổi, và tự bản thân nó lại trở thành những đề tài hết sức khác thường.

Israel không đơn thuần là một quốc gia trong số hàng trăm quốc gia khác. Nước Mỹ có nên quá ràng buộc với đất nước này bởi lịch sử, tôn giáo, văn hóa, và một cảm giác đúng như cảm nhận của hai tác giả, đó là một cảm giác “trên mây”, rất “trừu tượng”.

“Đã đến lúc, hai tác giả viết, để nước Mỹ nhận ra họ không cần phải đối xử với Israel bằng một chính sách ngoại giao quá khác biệt so với các nước khác, và cần phải lên kế hoạch đàm phán với Israel chặt chẽ như khi đàm phán với các nước khác.” Nhưng nước Mỹ thì chưa nhận ra và họ sẽ không làm vậy. Đó là thực tế.

  • Bảo Bình – Hải Quỳnh (Theo Times.com)