Trang chủ » Kinh tế 24h » Ngân hàng điện tử: Cuộc đua cho đẳng cấp mới

Ngân hàng điện tử: Cuộc đua cho đẳng cấp mới

Tác giả:

Mời độc giả bình chọn danh hiệu Việt Nam Tốt nhất 2010

Đưa quầy giao dịch lên mạng

Nếu cuộc đua tăng vốn là cuộc đua cho sức mạnh, mở rộng mạng lưới là cuộc đua mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng thì cuộc đua phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử phần nào thể hiện đẳng cấp về hình ảnh ngân hàng hiện đại.

Mới đây, VietinBank đã chính thức ra mắt dịch iPay và Mobile Banking cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua máy tính nối mạng internet và điện thoại di động một cách nhanh chóng, đơn giản, an toàn, thuận tiện và bảo mật khi truy vấn thông tin tài khoản và ngân hàng; chuyển khoản; gửi tiết kiệm; vay vốn, trả nợ vay qua mạng internet. Được biết, đây chỉ là hai dịch vụ mới sẽ được cung cấp quan một hệ thống một hệ thống mới được phát triển với nhiều tính năng mới so với hệ thống cũ đã vận hành từ năm 2005.

Ông Lê Thế Bắc, Trưởng phòng Dịch vụ Ngân hàng điện tử VietinBank cho biết đó mới chỉ là giai đoạn 1, sang giai đoạn 2, khách hàng có thể thực hiện thêm nhiều giao dịch khác như thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, mua vé tàu, thanh toán tiền bảo hiểm… Mục đích là sẽ đưa tất cả các giao dịch tại quầy lên Internet. Các dịch vụ này đều có thể thực hiện với cùng một giao diện và các tiện ích dễ dàng trên cả máy tính kết nối internet và điện thoại di động… Điều này thể hiện đúng xu hướng đa dạng dịch vụ. Vietinbank đã đầu lớn cho các sản phẩm ngân hàng điện tử để chuyển đổi mô hình bán lẻ và đây cũng là xu hướng của nhiều ngân hàng hiện nay.

Trong khi đó, một ngân hàng mới trên thị trường là TienphongBank với lợi thế của cổ đông lớn FPT đã đầu tư mạnh cho các dịch vụ ngân hàng điện tử gây ấn tượng như: tiết kiệm điện tử eSavings mới ra đời nhưng thu hút được khác đông khách hàng. Bên cạnh đó, còn có các dịch vụ như thanh toán các hóa đơn,truy vấn tài khoản, chuyển tiền qua internet và điện thoại di động. Techcombank, là một trong những ngân hàng được đánh giá có nhiều thành công trong ngân hàng điện tử khi từ năm 2008 ngân hàng này đã ứng dụng đại trà dịch vụ thanh toán qua internet như dịch vụ F@st i-bank cho cá nhân và đối với khách hàng tổ chức là F@st e-bank.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử: các ngân hàng quốc doanh lớn như Vietinbankm BIDV, Vietcombank cùng một số ngân hàng cổ phần lớn như: Techcombank, Đông Á, Á Châu… đều đẩy mạnh các ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng nhở hơn cũng đều ít nhiều áp dụng các ngân hàng điện tử. Các dịch vụ này tập trung vào cung cấp các dịch vụ thông tin tài khoản, chuyển tiền, tiết kiệm, thanh toán một số hóa đơn dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ như vé máy bay, điện thoại di động… thông qua hai hướng là Internet và điện thoại di động. Một số ngân hàng có lợi thế phát triển dịch vụ độc đáo hơn như: AB Bank có dịch vụ thu tiền điện với cổ đông chính là Tập đoàn Điện lực, PGBank phát triển thẻ mua xăng dầu Flexicard…

Gần đây, cùng với nỗ lực của các ngân hàng, nhiều công ty dịch vụ thanh toán điện tử cũng kết hợp với các ngân hàng để cung cấp các dịch vụ như: cổng thanh toán điện tử như Payoo, VinaPay, Mobivi, PayNet, VnPay hay công ty Việt Phú (MobiVi) cung cấp dịch ví điện tử cho các ngân hàng và khách hàng trong một số dịch vụ.  Các công ty vừa chạy đua cạnh tranh vừa đẩy mạnh liên kết để thu hút cộng đồng người sử dụng về phía mình khiến cho dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và thận thiện với các khách hàng.

Kênh phân phối tương lai

Các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm gần đây đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh những cuộc đua mở rộng về phạm vi và quy mô thông qua tăng vốn và mở rộng hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, trong sự chuyển đổi mô hình kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại hơn thì phát triển ngân hàng điện tử đang được kỳ vọng là một kênh phân phối hiệu quả của tương lai.

Ông Lê Thế Bắc cho biết, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã cho thấy những hiệu quả bước đầu khi số người sử dụng tăng lên nhanh chóng, chủ yếu ở các giao dịch thông báo số dư (tăng 400% so với năm 2009); vấn tin lịch sử giao dịch (tăng 280% so với năm 2009); chuyển khoản tăng mạnh… Ông Bắc cho biết, hiện nay, Vietinbank đang đầu tư lớn để phát triển dịch vụ này và hy vọng đến 2015 dịch vụ này sẽ chấm dứt lỗ với 30% số giao dịch qua ngân hàng điện tử. Trong khi đó, đại diện Techcombank cho biết, sự tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ mới này vượt kết quả mong đợi đối với dịch vụ F@st e-bank dành cho khách hàng doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 300%/năm.

Ngân hàng điện tử – phương thức giao dịch văn minh đã được khẳng định. Đã qua giai đoạn khởi đầu, các dịch vụ điện tử của ngân hàng đang ngày càng phát triển nhất là khi nó được hỗ trợ mạnh mẽ của sự phát triển internet và công nghệ di động nâng cấp 3G… Hơn nữa, sự đa dạng, thân tiện và giảm thiểu chi phí, đi lại ngày càng trở thành một lợi thế được chính khách hàng thừa nhận… tạo ra cơ hội phát triển mạnh hơn cho dịch vụ điện tử.

Các ngân hàng đã thành công bước đầu với ngân hàng điện tử như: Techcombank, Đông Á, Vietcombank, BIDV… đều khẳng định đầu tư mạnh để không bị tụt lại trong cuộc đua này. Các ngân hàng mới như TiephongBank, BaoVietBank, ABBank lại chọn đây là hướng đột phá. Đơn giản vì ây là một xu hướng tất yếu mà bất kỳ một ngân hàng hiện đại nào cũng phải đáp ứng cho khách hàng.

Tuy nhiên, dịch vụ này cần đầu tư vốn và công nghệ một cách nghiêm túc, dài hơi và phát triển song song với các mô hình thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng. Vì thế, thành công với ngân hàng điện tử cũng là một cách khẳng định đẳng cấp của mỗi ngân hàng.

Thành công với ngân hàng điện tử, các ngân hàng phải khẳng định với khách hàng về đột tin cậy của dịch vụ về tính hiện đại, thuận tiện khả năng đáp ứng, độ an toàn của dịch vụ…

Bạn có hài lòng với những dịch vụ tài chính, ngân hàng được thụ hưởng trong năm qua? Mời bạn tham gia bình chọn những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất năm 2010 và giành giải thưởng chuyến đi du lịch Bà Nà Hills dành cho 2 người tại đây.