Trang chủ » Doanh nhân » 10 xu hướng đầu tư công nghệ trong năm 2011

10 xu hướng đầu tư công nghệ trong năm 2011

Tác giả:

Trong suốt những ngày nghỉ dịp lễ Tết, Thung Lũng Silicon thật đúng là một thành phố ma vì hầu hết các chuyên gia tin học và các nhà đầu tư đều đang bận trượt tuyết ở Tahoe hay ngồi chơi Angry Birds phiên bản Holiday.

Nếu bạn chưa hưởng đủ những thứ nên làm trong ngày lễ như ngồi xem bóng đá hay uống kem trứng thì tốt nhất là nên dừng ngay việc đọc bài viết này của tôi lại, và nên đi uống với bạn bè và cùng nhau tán phét.  Tuy nhiên, nếu những việc ấy không có vẻ hấp dẫn với bạn lắm, thì hãy cứ ngồi đây và nghe xem tôi dự đoán gì về thế giới công nghệ trong năm mới này.

Không trì hoãn thêm nữa, tôi sẽ trình bày dưới đây 10 xu hướng công nghệ thịnh hành nhất trong năm 2011:

Dave McClure là nhà đầu tư ở Thung Lũng Silicon và là nhà sáng lập nên quỹ 500Startups với kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho PayPal, Mint, Founders Fund, Facebook,Linkedln, SlideShare, Twilio, Simply Hired, O’Reilly Media, Intel và Microsoft

1.  Các trang web về khuyến mại, trò chơi mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh và các ứng dụng
Các nhà đầu tư mạo hiểm thường rất kém tưởng tượng, vì thế họ thường đầu tư cả núi tiền vào những dự án có phần thất bại trong năm trước.  2011 chắc chắn cũng sẽ không phải là một ngoại lệ trong việc bắt chước ý tưởng đổi mới với nhiều cuộc mua bán thương mại điện tử theo nhóm hơn, nhiều game xã hội hơn, với những cách thức mới để chia sẻ hình ảnh trên Facebook hay Twitter mà giờ đã được nâng cấp với bộ lọc màu gồm 37 sắc thái màu vàng và xám.  Vậy thì, tiên đoán đầu tiên của tôi khá hiển nhiên:  Các nhà đầu tư sẽ tiêu phí cả tấn tiền để chạy theo những cái “mới” theo kiểu bắt chước này.  Không có gì mới mẻ cả đâu, các nhà đầu tư ạ.

2. Nền thương mại với những phiếu mua hàng giảm giá theo địa phận
Bởi năm 2010 tràn ngập các thương vụ làm ăn sử dụng hình thức cung cấp dịch vụ theo địa phận, tôi tin rằng trong năm 2011, các doanh nghiệp này sẽ sớm thành công.  Vì sao ư?  Bởi vì họ đã cung cấp nhiều thông tin và các chương trình khuyến mại cho khách hàng thông qua điện thoại di động.  Và một khi những doanh nghiệp này bắt tay với nhau bằng cách trao đổi địa phận và các thông tin khách hàng liên quan, chúng ta sẽ thấy số lượng khách hàng của họ tăng vọt với sự tham gia nhiệt tình, ít nhất là để đủ điều kiện nằm trong danh sách khách hàng trung thành của các dịch vụ trực tuyến yêu thích của họ.  Một khi các chương trình ưu đãi tài chính được kết hợp cùng cơ chế game trực tuyến hiện tại, chúng ta sẽ thấy một bộ phận lớn khách hàng sử dụng các dịch vụ như Foursquare hay Facebook Places.  Tiếp đến, chúng ta sẽ được chứng kiến sự bùng nổ về đổi mới đối với các dịch vụ theo địa phương này của Google, Facebook và các mạng xã hội khác, giúp họ tăng doanh thu ưu đãi cho các ứng dụng hỗ trợ các dịch vụ này.

3. “Tìm kiếm đám đông
Đúng là công năng thông dụng nhất hiện nay của Internet là để chia sẻ và đóng góp, nhưng giờ bạn hoàn toàn có thể tìm đến không chỉ khách hàng mà còn cả nguồn lao động cho doanh nghiệp của mình – gọi là “tìm kiếm đám đông”.  Trong khi Amazon Mechanical Turk đã họat động tích cực trong một vài năm gần đây để giúp tìm kiếm nguồn nhân lực, thì các doanh nghiệp mới như Crowdflower (mở ngoặc nhé: bản thân tôi cũng là nhà đầu tư) có thể cung cấp các mạng quản trị việc phân phối các nhiệm vụ nhỏ lẻ cho nguồn lao động lớn nhưng cụ thể trên toàn thế giới. Bằng việc làm việc trực tuyến, các công ty môi giới nhân lực hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả công việc cao hơn nhiều, làm mới lại sự kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật số và nguồn nhân lực để thành công vượt trội trong lĩnh vực dịch vụ cho doanh nghiệp.

4. Thật thành ảo – Ảo như thật
Lại một đổi mới khác trong việc hội nhập:  thế giới offline sẽ nhanh chóng được đánh dấu vào tương lai bằng cách kết hợp các vật dụng cụ thể với các “vật” kỹ thuật số. Hãy cứ thử tưởng tượng một viễn cảnh, trong đó mọi thứ bạn chạm vào, nắm vào hay nhìn thấy trong đời thực trở thành những ‘vật’ cụ thể trong thế giới ảo, kiểu như dính một URL lên một miếng sticker rồi dán nó lên bất kỳ một thứ gì, sau đó kết nối vật đó với mạng.  Đây không hẳn là một không gian ảo, thay vào đó, việc tăng cường tính thực tế này chính là cách mà hiện nay chúng ta đang xây dựng thế giới thực trực tuyến, để rồi có thể chuyển tải các lợi ích củanhân dân, lập chỉ mục, phân loại, phát hiện, và vị trí đến với thế giới offline.  Một loại hình Internet mới mẻ như vậy sẽ có thể hỗ trợ cho nhiều khám phá trong đời thực cũng như việc định hướng các nguồn tài nguyên chưa được phát hiện.

5. Các dự án liên quan đến ngôn ngữ và địa lý

Các ước tính gần đây cho thấy khoảng 2 tỷ người trên thế giới truy cập Internet qua máy tính cá nhân, nếu tính cả người sử dụng qua điện thoại di động thì sẽ là 3 tỷ người, nghĩa là một nửa dân số thế giới.  Trong đó, tiếng Anh và tiếng Trung phổ thông chiếm phần lớn các cuộc đối thoại trực tuyến, cụ thể là với gần 500 triệu người giao tiếp trực tuyến và hơn một tỷ giao tiếp offline.  Các ngôn ngữ khác hiện nay cũng đang gia tăng thế mạnh là tiếng Tây Ban Nha, Ả Rập, Hin-đu, và Thổ Nhĩ Kỳ.  Điều thú vị là các ngôn ngữ phổ dụng sẽ có cả sức mạnh trong việc tạo nên xu hướng toàn cầu về văn hóa.  Nhìn vào mức GDP trung bình và sự thâm nhập của Internet qua ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể lược ra một cuốn sổ tay cho bất kỳ một doanh nghiệp Internet mới phát nào để có thể đặt máy định vị theo dõi các xu hướng hiện thời, từ đó điều chỉnh hướng sản xuất và giao dịch tới địa điểm tối ưu nhất.

6. YouTube:  Người đóng góp hay kẻ sát nhân?
Sau rất nhiều năm cung cấp video miễn phí qua YouTube, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ thật là không tưởng nếu ai đó có ý định kiếm tiền trực tuyến. Nhưng ngược lại: những Apple, Netflix hay Hulu lại đang cười sung sướng trên đường tới nhà băng, và thậm chí bản thân YouTube cũng đã từng bị đồn là sẽ phá sản. Việc cung cấp video trực tuyến miễn phí nhưng vẫn thu được lợi nhuận đang trở thành một thực tế, mà các doanh nghiệp mới nên coi là một cơ hội tốt để tận dụng. Rồi chúng ta sẽ còn thấy nhiều hơn nữa những đổi mới của các dịch vụ này, nhất là khi iPad, cũng nhiều nhiều loại máy tính bảng khác, đang nhan nhản ở mọi nơi.

7. Sẽ có nhiều thêm những ứng dụng cho iPad, iPhone, iOs và các phần mềm cho Android
Khi nói tới các thiết bị tin học và ứng dụng tin học cho khách hàng, Apple vẫn luôn được coi là một đối thủ có khả năng cạnh tranh quyết liệt.  Các bloggers đang cá cược với nhau xem liệu trong năm 2011 này, Apple có phải “chỉ” xuất ra 45 triệu chiếc iPad hay không, hay họ còn định xuất ra tới 50-60 triệu chiếc. Hẳn là một ‘vấn đề’ phải đối mặt đối với một sản phẩm mới được có một năm tuổi, phải không? Cùng lúc đó, các thiết bị chạy chương trình Android cũng đang gia tăng về số lượng và chất lượng, không hề có vẻ kém cạnh so với Quả Táo Cắn Dở trong lĩnh vực phần mềm cho di động.  Nhưng dù thế nào, cả hai nhà sản xuất khổng lồ này cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, và tương lai với các doanh nghiệp cùng ngày mới phát không vẻ gì sáng sủa cho lắm.

8. Tầm quan trọng của thiết kế và trải nghiệm của khách hàng sẽ ngày càng tăng
Cùng với sự thành công của Apple – hoặc cũng có thể chính vì lý do này – thiết kế đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu cho các doanh nghiệp mới.  Những thiết kế đơn giản đầy mê hoặc của Apple cùng với trải nghiệm của người sử dụng sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp mới.  Một trong những ví dụ điển hình chính là Mint.com,công ty mà tôi đã từng làm việc, sau này bị mua lại bởi Intuit vào năm 2009.  Cũng như Apple, nhóm làm việc của Mint đã vô cùng nhiệt tình trong thiết kế và kinh nghiệm người dùng, và rất nhiều con người đã đầu tư hết tâm trí vào sự thành công của Mint cùng sản phẩm Web độc đáo và hấp dẫn của họ.  Tôi cho rằng xu hướng chạy theo thiết kế đẹp sẽ tiếp tục và còn tăng tốc trong năm 2011, và vì thế đầu tư vào các công ty và sản phẩm này cũng sẽ tăng theo.

9. Family 2.0:  Ứng cho người già và trẻ nhỏ
Với thiết kế đẹp hơn, thân thiện hơn với người dùng, ứng dụng này sẽ hỗ trợ đắc lực cho người mới dùng Web, nhất là với người già và trẻ nhỏ.  Các con tôi – một đứa 3 và một đứa 5 tuổi – đều đã trở thành những fan hâm mộ nhiệt tình của iPhone và iPad, và khi tôi quan sát, tôi thấy chúng có thể sử dụng sản phẩm một cách thoải mái và dễ dàng.  Chúng chẳng bao giờ phải đọc hướng dẫn sử dụng, chúng chỉ cần chạm vào, gạt bên này, gạt bên kia – như là làm phép thuật vậy.  Nhưng trong khi trẻ em hiện đang dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hữu ích này, vẫn có vô vàn những thứ mang tính giáo dục khác cần phải dạy cho chúng.  Và không chỉ với trẻ em, cả các chương trình cho người già nữa.  Nhiều người già hiện nay cũng đang học cách tiếp cận với thế giới công nghệ, vì vậy, hy vọng sẽ sớm có một thị trường dành cho mọi lứa tuổi.

10. Facebook chết rồi. Facebook muôn năm
Nhiều cứ vẫn tiếp tục kêu ca rằng Facebook đã được đánh giá quá cao, hoặc Facebook ngáp phải ruồi, hay các ứng dụng của Facebook thật khó dùng và cách thức sử dụng cứ luôn thay đổi.  Tôi sẽ nói với những người này rằng: Đừng than nữa, hãy tự vượt qua chính bản thân bạn đi, và hãy bắt tay vào công việc của mình ấy.  Sự thống trị không thể cản nổi của Facebook đang hoàn toàn chiếm lĩnh những giờ phút lướt web của chúng ta. Trong khi Twitter cũng đã lớn mạnh hơn chỗ này chỗ kia, chúng ta không thể phủ nhận rằng Facebook đã trở nên quá đỗi thân thuộc với cộng đồng online.  Và nhìn chung, đây là một điều tốt.  Dù Facebook có đang không ngừng thay đổi các chi tiết về giao diện và ứng dụng, những nỗ lực này rất hữu ích và đáng để được người dùng thử nghiệm.  Và cũng không có gì nghi ngờ nữa, việc cho phép truy cập và đóng góp qua Facebook có thể đem lại lợi ích tích cực cho cả nhà phát triển và người sử dụng.  Hãy kết nối với Facebook nhiều hơn và nhấn thêm nhiều nút “like” nữa nhé.