Trang chủ » Điểm nóng » Nuôi dưỡng văn hóa của niềm tin

Nuôi dưỡng văn hóa của niềm tin

Tác giả:

Và ngay cả người chiến thắng, đôi khi họ cũng mắc sai lầm, bị tụt lại phía sau vào một thời điểm nào đó. Đó là lý do tại sao khả năng đứng dậy thật nhanh sau vấp ngã là vô cùng quan trọng.

Thất bại có thể ập đến bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Có những thảm họa đột ngột “từ trên trời rơi xuống” như tro bụi núi lửa và có thể làm biến đổi mọi thứ.

Những kế hoạch mạo hiểm ban đầu thường rất hứa hẹn, sau đó sẽ mắc phải những chướng ngại bất ngờ, hay những chi trích lùm xùm không đúng lúc…Có lẽ sẽ là hợp lý nếu trích dẫn Luật Kanter: “Khi ở giữa cuộc hành trình, bất cứ điều gì trông cũng có vẻ một sai lầm”.

Thành công lâu dài là kết quả của những nỗ lực và cảnh giác không ngừng. Còn thất bại đến nhanh chóng vì những lý do có thể dễ dàng dự đoán: Thiếu những chiến thuật hiệu quả. Luôn xuất hiện những đối thủ mới để giành cương vị đứng đầu trong ngành. Ý tưởng mờ nhạt. Tâm lý tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng khiến người ta chỉ thích mãi hưởng thụ cảm giác thành công hơn là tiếp tục tạo ra động lực để có những thành công kế tiếp.

Như vậy, nhân tố chính để có thể đứng trên đỉnh cao vinh quang là biết bật lên từ những xuất phát điểm thấp. Sau khi tiến hành một nghiên cứu làm tư liệu cho cuốn “Sự tự tin” của mình, tôi nhận thấy rằng người thành công lâu dài cũng phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như những người thất bại “kinh niên”. Chỉ có điều họ phản ứng với những khó khăn đó rất khác biệt. Tôi đã so sánh các công ty và các đội thể thao thuộc hai nhóm đối lập này, sau đó quan sát cách mà các nhà lãnh đạo xoay chuyển tình thế.

Để nuôi dưỡng văn hóa của niềm tin, cần tạo dựng sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

“Bệnh lý” của thất bại như sau: Thất bại sẽ khiến khiến người ta hành xử theo những cách càng bất lợi cho quá trình phục hồi nhanh chóng, thậm chí còn làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Ví dụ, hoảng sợ và để cho kế hoạch chết yểu; đấu tranh để tự bảo vệ bản thân và bỏ lại đồng đội; che giấu sự thật và tự huyễn hoặc bản thân rằng vấn đề sẽ tự được giải quyết trước khi có người phát hiện ra; phủ nhận bất cứ điều gì có thể học hỏi và thay đổi; hoặc dùng sự suy giảm để ngụy biện cho tình trạng ngày càng xấu đi của các nguồn lực và đầu tư.

Ngược lại, hệ thống văn hóa và hỗ trợ xung quanh những người làm việc hiệu quả cao đã giúp họ tránh khỏi những cám dỗ đó. Họ luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Quá trình này được họ chuẩn bị và thực hành rất siêng năng, luôn giữ cho bản thân có kỷ luật và chuyên nghiệp. Các nhà lãnh đạo công khai tình hình thực tế, tổng kết những gì đã làm tốt và chưa làm được để phát huy những mặt mạnh và triệt tiêu những điểm yếu trong những lần tiếp theo, đồng thời khuyến khích trách nhiệm cá nhân trong mỗi hành động. Họ nhấn mạnh vai trò của hợp tác và làm việc nhóm – những mục tiêu chung; cam kết tham gia vào tầm nhìn; tôn trọng và ủng hộ các thành viên trong nhóm; đồng thời có trách nhiệm cố vấn cho những thành viên ít có khả năng hơn. Họ kiếm tìm những ý tưởng sáng tạo để tiến bộ và đổi mới, ưu tiên đối thoại mở rộng và cùng thảo luận, góp ý.

Sức bật không đơn giản là một tính cách cá nhân hay một hiện tượng tâm lý. Môi trường xung quanh có thể hỗ trợ, nhưng cũng có thể gây cản trở cho nó. Những tập thể thấm nhuần nền văn hóa giải trình, hợp tác và sáng tạo thường rất tin rằng họ có thể dự đoán trước bất kỳ cơn bão nào trước khi nó thực sự ập tới. Chính sự tự tin vào bản thân, cùng với sự tự tin của những thành viên khác và của cả tập thể, đã thúc đẩy những người thành công tạo ra một lực đẩy mạnh hơn nữa để vươn tới đỉnh cao chiến thắng.

Đến đây thì đã quá rõ ràng để các nhà lãnh đạo tự rút ra bài học cho mình: Xây dựng “thành trì” vững chắc là sự tự tin – tính giải trình, hợp tác và sáng tạo. Duy trì một nền văn hóa tin tưởng lẫn nhau để tránh thất bại. Và nếu ai không muốn lao đầu vào thất bại thì hãy nhỡ rằng thái độ trước áp lực – khả năng bình tĩnh, học hỏi, thích nghi và tiếp tục tiến bước, chính là nhân tố phân biệt người thắng và kẻ bại.