Trang chủ » Thế giới » Trung Quốc trong mắt thế giới

Trung Quốc trong mắt thế giới

Tác giả:

Bài phân tích của Thanassis Cambanis, nhà bình luận tư tưởng, tác giả cuốn “Một ân sủng được chết: Bên trong đội quân Hezbollah và cuộc chiến dai dẳng với Israel”.

Trung Quốc đang xây dựng các mối quan hệ thương mại với các quốc gia châu Phi. Trung Đông mang lại cho họ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và dùng sức mạnh để đoạt lấy các quyền lợi trong các cuộc tranh chấp khu vực với các quốc gia châu Á láng giềng – bao gồm nhiều cuộc chạm trán với Việt Nam về Biển Đông.

Với việc Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh trên thế giới, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của quốc gia này ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng chính sách đó chính xác là gì và được xây dựng như thế nào?
Chính sách đối ngoại ngày càng phức tạp

Khi các học giả nghiên cứu về đường hướng Trung Quốc tiếp cận với thế giới xung quanh, họ khá ngạc nhiên  khi phát hiện ra rằng: Chính sách của quốc gia này ngày càng phức tạp, dễ thay đổi và được xây dựng bởi một cuộc tranh luận sôi nổi và phân cực với một vài trung tâm quyền lực cạnh tranh, chứ không phải là sản phẩm bí mật của một cỗ máy Đảng Cộng Sản tập trung và có kỷ luật.

Dù với sức mạnh kinh tế hiện nay, Trung Quốc vẫn không được xem là một siêu cường thế giới.

Quân đội Trung Quốc vẫn chưa đạt chuẩn thế giới, và nền kinh tế, dù sản xuất nhiều, vẫn chưa chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mà chỉ đơn thuần sản xuất hàng hóa cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, do quy mô và tốc độ quốc gia này phát triển từ một nền kinh tế Thế giới thứ ba thành một quốc gia với nền công nghiệp hùng mạnh, việc quốc gia này trở thành một cường quốc chắc chắn sẽ xảy ra.

Và khi Trung Quốc trở thành một cường quốc, việc am hiểu chính sách đối ngoại của Trung quốc thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Nhìn chung, các cuộc tranh luận về chính sách đối nội cho thấy một Trung Quốc cô lập, do dự và đang trong quá trình chuyển đổi. Sự thảo luận thẳng thắn đang diễn ra ở khu vực nhà nước làm nổi rõ một điều rằng vị thế của quốc gia này vẫn còn đang trong vòng đàm phán.

Ẩn mình để đạt được các tham vọng lớn lao

Đối với nhiều thế hệ, câu hỏi về chính sách đối ngoại của Trung Quốc chỉ là lý thuyết suông: Đất nước này chủ yếu chú trọng tới những phát triển nhảy vọt lớn.

Năm 1989, khi Trung Quốc mở cửa với thế giới, lãnh đạo Đảng – ông Đặng Tiểu Bình nêu rõ chính sách theo đuổi các mục tiêu tham vọng mà không làm cho các cường quốc trên thế giới lo lắng – hay như cách nói của ông thì, “che giấu điểm sáng, ẩn danh và không bao giờ giữ vai trò đi đầu nhưng có tham vọng làm một điều gì đó lớn lao”.
Kể từ đó, đường hướng tiếp cận của Trung Quốc thay đổi rõ rệt. Quốc gia này xuất hiện trong bất kỳ sự kiện nào nhưng rất dè chừng và cẩn trọng khi họ đã dành được quyền khai thác mỏ dầu ở Iraq và Afghanistan, và thách thức Mỹ về các vấn đề kinh tế như tiền tệ và các điểm nóng chính trị như ở Darfur, Sudan.

Hiện nay, một lãnh đạo dù có quyền lực tối cao cũng không còn được tự do đưa ra chính sách đối ngoại; mà các cơ quan chính phủ, các bộ và cơ quan cố vấn với lợi ích mâu thuẫn đã cùng tham gia vào một cuộc tranh luận nội bộ về hướng đi tốt nhất cho quốc gia này.

Trong một bài báo số ra mới đây của Quý san Washington, David Shambaugh – chuyên gia người Trung Quốc tại ĐH George Washington, đã miêu tả một cuộc tranh luận nội bộ ầm ĩ về chính sách đối ngoại, trong đó có ít nhất bảy trường phái tư tưởng rõ rệt.

Các trường phái tư tưởng

Khoảng những năm 1990, các bè cánh chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận chính sách tán thành quyền lực mềm và tăng cường sự tham gia vào các tổ chức thế giới như Liên Hợp Quốc. Hiện nay Shambaugh nhận thấy các trường phái tư tưởng chiếm ưu thế là các trường phái cứng rắn hơn và quyết liệt hơn.

Không chỉ có Mỹ tỏ ra quan ngại về sự thay đổi của Trung Quốc.

Năm ngoái nhóm các quốc gia láng giềng, với sự hỗ trợ của Mỹ, đã đốimặt với Trung Quốc trong một cuộc họp của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á. Điều này đã khiến các quan chức Trung Quốc vô cùng tức giận. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tức giận phủ đầu: “Trung Quốc là một nước lớn còn những nước khác là những nước nhỏ, và đó là sự thật không thể phủ nhận”.

Một trường phái khác mà Shambaugh nhận diện là trường phái của những người theo thuyết bản địa và thuyết duy thực. Nhiều người trong số này cảm thấy hệ thống quốc tế có âm mưu ngăn chặn Trung Quốc và lo lắng việc thâu tóm nền kinh tế thế giới của Đảng Cộng Sản có thể sẽ bị phá sản. Những người theo thuyết duy thực, mà theo Shambaugh là lực lượng chiếm ưu thế ngày nay, muốn Trung Quốc tự vệ một cách quyết liệt, đặc biệt trước các cường quốc như Anh và Mỹ, khi họ thấy ngày càng có nhiều hành động chống lại lợi ích của Trung Quốc.

Tư tưởng ôn hòa hơn tán thành việc Trung Quốc hành động với nhiều quyền lực hơn nhưng hướng trọng tâm chính sách vào một số mối quan hệ chính. Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng cần ưu tiên mối quan hệ với Nga và Mỹ, số khác lại cho rằng nên xây dựng mối quan hệ với các nước láng giềng châu Á, hoặc kết nối với thế giới đang phát triển.

Tư tưởng tự do hơn – những người theo thuyết đa phương chon lọc và toàn cầu hóa – cho rằng, Trung Quốc sẽ đảm trách thêm nhiều trách nhiệm mới khi sức mạnh của họ tăng lên, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải tuân thủ các chuẩn tắc quốc tế, giới hạn khả năng diễn tập của họ trong các vấn đề như Tây Tạng, Đài Loan và biển Đông. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của các trường phái tự do dường như đã giảm rõ rệt sau khi lên đỉnh điểm hồi những năm 1990.

Tuy nhiên, dự đoán hành động tương lai của Trung Quốc còn phức tạp hơn chứ không phải chỉ nghe các quan chức phát ngôn.

Không giống như ở Mỹ – chính sách được đưa ra sau một quá trình bàn thảo minh bạch, các quyết định thực sự của Trung Quốc vẫn được đưa ra trong phòng kín với sự góp mặt của một số ít quan chức cấp cao nhất. Và cá nhân nào có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo này thậm chí là một câu hỏi còn phức tạp hơn.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ? Và Washington có đòn bẩy nào trong cuộc chiến về tầm ảnh hưởng đối với Trung Quốc?

Do tính chất dễ thay đổi của Trung Quốc hiện nay nên Shambaugh cho rằng các hành động của Mỹ có ảnh hưởng to lớn, đặc biệt nếu các nhà ngoại giao nhận biết được các đại diện chính của các dòng tư tưởng khác nhau. Nhưng Shambaugh cảnh báo rằng, việc hoạch định chính sách gần như không tránh khỏi các hậu quả không mong muốn ở Trung Quốc. Thái độ cứng rắn của Mỹ có thể làm tăng sự sợ hãi, thậm chí đến mức hoang tưởng của những người theo chủ nghĩa Sô-vanh.

Nhưng các chính sách ôn hòa hơn có thể củng cố vị thế của nhóm duy thực, những người cho rằng sự nhượng bộ của Mỹ là kết quả của sự công kích của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập

Thậm chí khi cuộc tranh luận về Trung Quốc trở nên căng thẳng, Mỹ dường như vẫn quyết tâm tái chú trọng tới quốc gia này. John Lee – nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Độc Lập tại Sydney và Viện Hudson tại Washington cho rằng, với sự kiện Osama bin Laden bị tiêu diệt và tiếng súng dần lắng xuống tại các mặt trận ở Iraq và Afghanistan, nước Mỹ giờ đây sẽ có thể quan tâm nhiều hơn tới Châu Á.

Các quốc gia châu Á nhận thức được rằng Mỹ là một cường quốc thân thiện hơn và ít thù địch hơn và sẽ dựa vào Mỹ như một đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập hơn.
Gần đây trong một bài báo trên Foreign Policy, ông Lee có viết: “Trung Quốc tôn trọng và thậm chí còn sợ Mỹ hơn so với đại đa số người Mỹ có thể nhận thấy”.

Sự lo sợ thường khiến mối quan hệ quốc tế trở nên tồi tệ hơn, và có thể Trung Quốc sẽ nắm được sức mạnh nếu họ cảm thấy bị đe dọa hơn. Nhưng tổng thống Obama đã nhận được nhiều lời khen từ phía các nhà quan sát của Trung Quốc. Ông đã có một số động thái như không chỉ trích vấn đề nhân quyền và Tây Tạng. Bên cạnh đó, ông cũng thiết lập các giới hạn chặt chẽ, phản đối yêu sách của Trung Quốc về biển Đông và yêu cầu nước này ngừng hỗ trợ tiền tệ của họ.

Dù còn nhiều câu hỏi đặt ra nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có sức ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực và sẽ sớm trở thành một cường quốc mang tầm thế giới. Trung Quốc càng suy nghĩ nhiều hơn về cách tạo ảnh hưởng đến thế giới thì phần còn lại của thế giới sẽ ngày càng quan tâm tới những gì đang thực sự diễn ra tại quốc gia này.