Trang chủ » Thế giới » Trung Quốc thống trị xuất khẩu toàn cầu

Trung Quốc thống trị xuất khẩu toàn cầu

Tác giả:

Xuất khẩu tăng mạnh

Sau hơn một năm kể từ khi chính phủ Trung Quốc cho phép định giá đồng nhân dân tệ cao hơn so với đồng đô la Mỹ, xuất khẩu nước này đã tăng mạnh chưa từng thấy. Thêm vào đó, lợi thế của nó trong lĩnh vực sản xuất chế tạo cũng gây khó khăn cho nhiều quốc gia khác.

Báo cáo xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra vào tuần trước cho biết xuất khẩu nước này đạt 162 triệu USD trong tháng 6 và 874 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, cả hai con số này đều tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất chấp những khó khăn kinh tế tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, châu Âu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng tại Nhật Bản.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng từ 130 triệu USD trong tháng 5 lên tới 22 tỷ USD trong tháng 6 cho thấy sự thiếu cải biến đối với những mục tiêu nhằm tái cân bằng tăng trưởng toàn cầu. Thặng dư thương mại của Trung Quốc nửa đầu năm nay giảm 18% nhưng điều đó phản ánh việc gia tăng thu mua nguyên liệu cho các dự án cơ sở hạ tầng, khiến giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu.

Lam phát tăng, chi phí tăng

Cùng với việc chi phí cho các hoạt động xuất khẩu đang gia tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang phải đối phó với tình trạng lạm phát cao nhất trong ba năm trở lại đây. Chính phủ chỉ đạo tăng lương khiến giá trị một nhân dân tệ đã tăng hơn 5,5% so với đồng USD trong khoảng 13 tháng kể trở lại đây. Hiện tại, đồng nhân dân tệ đã giảm giá so với các loại tiền tệ lớn khác.

Theo nguồn tin từ trung tâm Thông tin Thương mại toàn cầu, Columbia, SC, cung cấp, kể từ tháng 6 năm 2010, khi Trung Quốc bắt đầu để giá đồng nhân dân tệ cao hơn so với đồng USD, Trung Quốc có được thị phần xuất khẩu ở các thị trường lớn nhất thế giới.

Hạ giá đồng tiền

Các nhà phê bình của Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên của Quốc hội Mỹ, cho rằng một khi đồng tiền được định giá thấp một cách bất bình thường sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Một số nhà kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng nói rằng điều này nắm giữ biến động của nền kinh tế Trung Quốc, nó ít phụ thuộc vào thương mại quốc tế  mà phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã công khai thúc giục Trung Quốc phục hồi lại trạng thái bình thường cho đồng nhân dân tệ. Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia được cho là không duy trì đồng tiền của họ một cách không tự nhiên. Nhiều tập đoàn kinh doanh Hoa Kỳ phản đối đường lối của Trung Quốc, vì lo ngại nó có thể dẫn đến chiến tranh thương mại.

Chuyển dịch sản xuất

Có bằng chứng cho rằng những lợi nhuận nhỏ đang tạo ra những phí tổn lớn cho Trung Quốc trong các lĩnh vực như may mặc và giày dép. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế của mình vì sức mạnh chuỗi cung ứng của nó, và vì các công ty Trung Quốc cũng đang di chuyển sản xuất sang các thị trường lao động khác trong nước rẻ hơn, trang bị lại máy móc tự động hóa và mở rộng sản xuất hàng hoá có giá trị cao như hang điện tử.

Hãy xem xét ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc. Theo Thông tin Thương mại toàn cầu, năm 2010, công nhân Trung Quốc sản xuất 64% tất cả đồ chơi trên toàn cầu, và nước này cũng mạng lưới bán đồ chơi lớn nhất và đa dạng nhất, sẵn sàng  đóng gói và cung cấp bất cứ nơi nào.

Chi phí sản xuất gia ở Trung Quốc gia tăng thúc giục Ronnen Harary, Chủ tịch và đồng sáng lập Công ty TNHH Spin Master, một trong những công ty bán đồ chơi lớn nhất ở Bắc Mỹ, xây dựng mục tiêu di chuyển 20%  lực lượng sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Một công nhân Trung Quốc đang lắp ráp các bộ phận cho một tua-bin gió tại một nhà máy ở Bắc Kinh.

Sau khi tìm kiếm quanh khu vực Đông Nam Á, ông chú ý đến láng giềng Việt Nam, nơi ông cho là các quan chức “đói và có động lực” cho doanh nghiệp ” giống như Trung Quốc 15 năm trước đây”.

Tuy nhiên, lợi thế chi phí có vẻ thoáng qua. Ông tính toán tiền công của Việt Nam, hiện chỉ có 10% thấp hơn Trung Quốc và sẽ theo kịp trong một vài năm. Và khi di chuyển, thiết lập văn phòng tại Việt Nam, đường bộ sẽ là phương tiện vận tải chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc đồng thời phải đối phó với tình trạng đường giao thông, bến cảng, kho hang kém phát triển ở Việt Nam.

Từ Mỹ đến Châu Âu

Thông tin Thương mại toàn cầu cho biết trong 12 tháng qua 18,9%  giá trị hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc, năm ngoái con số này là 18,5 %. Trong năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, 16,4% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ cũng là từ Trung Quốc.

Trong Liên minh châu Âu, hàng hóaTrung Quốc cũng chiếm 18,4% giá trị nhập khẩu, con số này là 17,7% trong khoảng 12 tháng trước và 16% trong năm 2007.

Từ tháng Sáu năm ngoái đồng nhân dân tệ giảm 11%  so với đồng Euro, làm cho hàng hóa Trung Quốc trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu rẻ hơn,  giúp Trung Quốc đánh bại như Ý và Tây Ban Nha khi xuất khẩu sang nhiều quốc gia châu Âu khác. Các nước Châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha có tiền lương tương đối cao đặc biệt dễ bị tổn thương bởi xuất khẩu của Trung Quốc. Việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang các nước này đã khiến tăng trưởng của các nước này bị chậm lại,.

Thống trị

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho biết đồng nhân dân tệ đã giảm gần 5% trong 12 tháng qua, chống lại tất cả các loại tiền tệ của các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Sự thống trị xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực cần nhiều lao động, có khả năng bị xói mòn theo thời gian. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc hy vọng tăng lương cho công nhân Trung Quốc và giá đồng tiền tăng cuối cùng là điều chỉnh nền kinh tế theo hướng sản xuất nhiều hơn phục vụ người tiêu dùng trong nước và tránh phụ thuộc vào xuất khẩu.

Nhưng các nhà kinh tế nói rằng một sự thay đổi như vậy có thể mất một thế hệ.

Ông Zheng Yuesheng, giám đốc bộ phận thống kê cơ quan Hải quan Trung Quốc phát biểu: “Kinh tế trì trệ ở các thị trường xuất khẩu chủ lực đặt ra những thách thức nghiêm trọng để giữ ổn định tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc”.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang thích nghi với chi phí gia tăng bằng việc tự động hoá một số quy trình trước đây được thực hiện bằng tay và di chuyển một số khâu sản xuất đến những thị trường lao động rẻ hơn của nước này. Trung Quốc có thị phần đáng kể trong một loạt các sản phẩm, từ quần áo, giày dép đến đồ nội thất.