Trang chủ » VNR500 & FAST500 » Danh tiếng DN và sức mạnh của truyền thông

Danh tiếng DN và sức mạnh của truyền thông

Tác giả:

Tác giả là người sáng lập kiêm CEO, Tập đoàn Media Tenor International.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhìn chung việc đưa tin của truyền thông thường không bao quát được mọi diễn biến đa dạng của thực tiễn. Thay vào đó, tin tức trên truyền thông được lựa chọn qua lăng kính của các nhà báo.

Bức tranh truyền thông và bức tranh cuộc sống thực không trùng khớp nhau. Và dư luận xã hội cũng như các vấn đề nghị sự thường bị ảnh hưởng mạnh bởi bức tranh thực tiễn bị bóp méo bởi truyền thông.

Truyền thông phiến diện và danh tiếng doanh nghiệp

Có thể lấy ví dụ về thảm họa hạt nhân Fukoshima đã bị lạm dụng bởi một số hãng truyền thông ở châu Âu nhằm mục đích thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị phản đối năng lượng hạt nhân. Thay vì mô tả lại toàn bộ diễn biến sự việc và phản ứng của người dân Nhật, chính phủ, doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức cộng đồng khác, những hãng truyền thông này chỉ mô tả thảm họa tại Nhật Bản từ viễn cảnh của các nhà hoạt động chính trị phản đối năng lượng hạt nhân.

Chúng ta ko thể phủ nhận thành công của báo chí, đặc biệt tại Thụy Sĩ và Đức, nơi những cuộc bầu cử và quá trình lập pháp thường đã đưa đến những kết quả bất ngờ. Nếu không có sự kiện Fukoshima thì tất cả kết quả những quyết định vể mặt pháp lý và những cuộc bầu cử ở đây sẽ mang lại những kết quả hoàn toàn khác.

Một ví dụ khác là về trường hợp hãng ôtô khổng lồ Nhật Bản, đó là Toyota. Hãng này đã phải đương đầu với sự tấn công của báo chí khi tập đoàn này đang trên đường thay thế General Motor trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.

Xuất hiện một cách bất ngờ, các bài báo được xuất bản, chủ yếu ở các hãng truyền thông Hoa Kỳ, liên tiếp đăng tải thông tin về các vụ tai nạn của xe Toyota. Các nhà báo Hoa Kỳ rất hiếm khi chỉ trích kỹ năng của người lái xe trong những vụ tai nạn này và chỉ nhắc đi nhắc lại quá trình sản xuất và chất lượng xe củaToyota sản xuất bị lỗi.

Nói cách khác, danh tiếng của những doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới, và cả các quốc gia, cũng có thể bị bóp méo vì những toan tính của giới truyền thông quốc tế.

Tại sao các công ty của Nhật dễ bị truyền thông tấn công?

Với những kinh nghiệm và vốn sống do các thế hệ trước để lại, người Nhật luôn được khuyến khích hãy làm nhiều hơn nói, và tốt nhất là thể hiện một mối quan hệ tin tưởng và trung thực giữa các thành viên trong một cộng đồng nhỏ. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ hoài nghi về cách thức này.

Toyota là điển hình về bài học về bảo vệ danh tiếng trước truyền thông.

Song, cuộc sống luôn tồn tại chữ “nhưng” mà trong thế giới ngày nay con người cần cân nhắc. Từ “nhưng” này cần được hiểu như một điều kiện chứ không phải là sự phủ nhận những lời khuyên của thế hệ đi trước.

Trong thế giới ngày nay, chúng ta không thể hy vọng rằng tất cả mọi người đều hiểu và nắm bắt hết những điều đang diễn ra nằm ngoài phạm vi “ngưỡng tiếp nhận thông tin” của họ; chúng ta phụ thuộc vào các nhà báo, những người tường thuật về những gì đang diễn ra ở những địa bàn khác nhau trên cùng một đất nước hay ở những đất nước khác nhau.

Với tư cách là một nhà báo, tôi đã được ông bà cha mẹ, những người luôn tự hào về nghiệp làm báo của mình khuyên rằng một câu chuyện chỉ được kể khi có sẵn ít nhất 3 nguồn dữ kiện khác nhau để xác nhận sự tồn tại của câu chuyện đó. Nếu không được như vậy, một nhà báo sẽ không bao giờ nghĩ tới việc in bài báo của mình tới công chúng.

Quan trọng hơn, chúng ta phải cẩn trọng với chất lượng của ba nguồn thông tin khác nhau ấy. Phần thưởng cho đạo đức nghề báo đó là được các đồng nghiệp trong nghề tôn trọng: mọi người muốn nghe nhiều về ý kiến của ông và cha mẹ tôi vì họ biết được chất lượng của nguồn thông tin mà ông và cha mẹ tôi cung cấp.

Đạo đức nghề báo này vẫn tồn tại trong thế giới ngày nay tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện những lựa chọn khác. Những scandal gần đây nhất của Đế chế Murdoch tại Mỹ và Anh đã nhấn mạnh thực tế rằng trong những công ty của Murdoch, không phải tất cả mọi người đều chia sẻ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

Điều này đã dẫn tới câu hỏi là liệu có cách nào bảo vệ các công ty khỏi những ngành báo chất lượng kém.

Bảo vệ danh tiếng công ty trong môi trường truyền thông kém tin cậy

Tại sao những hãng truyền thông Hoa Kỳ lại dễ dàng tuyên truyền những câu chuyện như vậy? Đó là do một phần của văn hóa Toyota, dựa trên sự ngại ngùng tiếp cận báo chí của họ. Một lần nữa nguyên tắc nói ít làm nhiều lại được nhắc đến ở đây. Toyota nghĩ rằng họ có thể duy trì truyền thống này, vì tại thị trường Nhật Bản họ hoàn toàn thành công. Khi họ mở rộng tới những phần khác của châu Á, truyền thống đó tiếp tục phát huy tính hiệu quả. Tuy nhiên, thế giới không chỉ là châu Á với những nét văn hóa và tập quán đặc biệt mà còn tồn tại những tập quán hoàn toàn khác lạ và những quan điểm mang tính bá quyền ngoài châu lục này.

Với những người muốn thành công trong thế giới này, việc hiểu những cách giao tiếp và quan điểm khác nhau là thực sự rất quan trọng. Điều này có thể được gọi là ” quản trị danh tiếng doanh nghiệp”.

Những người hiểu được cách thức “gắn kết” các nhà báo với những phong tục, truyền thống và văn hoá của từng vùng miền, quốc gia khác nhau, có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trong khi vẫn thể hiện sự tôn trọng quyền lợi của những người liên quan.

Một phóng viên ở New York tìm hiểu sự kiện với cách tiếp cận khác với đồng nghiệp tại Hà Nội, Mumbai hay Frankfurt, miễn là những sự kiện đó không thay đổi hoặc giả dụ là không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu không  quan tâm tới vấn đề khác biệt văn hóa, và cách mà câu chuyện được lựa chọn và dàn dựng cũng thay đổi từ nước này tới nước khác thì những rủi ro về danh tiếng sẽ không tránh khỏi.

Toyota đã gặp phải rủi ro này và đã phải trả giá đắt vào năm 2005 và một lần nữa vào năm 2009 ngay cả khi tổng thống Mỹ Obama cũng cảm thấy rằng công kích Toyota bằng cách phớt lờ thực tế cũng là một phần công việc của mình! Toyota cũng không thể làm được gì hơn ngay cả khi 9 tháng sau đó, các cuộc kiểm tra đã cho kết quả: tai nạn xảy ra không bởi lý do sản xuất bị lỗi mà do lái xe không an toàn! Và thực tế, sau 9 tháng, có rất ít người còn quan tâm tới việc theo dõi báo cáo đúng của Toyota.

Vậy, tại sao không cố gắng đảm bảo rằng các phương tiện truyền thông có những bài báo phản ánh đúng ngay từ đầu tiên?

Không mất nhiều thời gian, đơn giản chỉ kể câu chuyện của bạn trên cơ sở những việc đang xảy ra tại mức trên ngưỡng nhận thức. Một buổi họp báo mỗi quý là không đủ để cả thế giới biết được tại sao bạn lại làm những việc đang làm. Điều này không chỉ đúng cho các công ty mà còn đúng trên bình diện một quốc gia.

Vậy thì từ lần sau, trước khi phàn nàn về những nhà báo tồi, những người luôn bịa những câu chuyện sai sự thực, hãy kiểm tra lại xem bạn có thường xuyên liên hệ với họ hay không!

Ngày 06/9/2011, Hội nghị thường niên Vietnam CEO Summit năm 2011 do Vietnam Report và báo VietNamNet phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại KS Sheraton, TP.HCM với chủ đề “Cơ hội vượt lên trong năm 2012: Góc nhìn của các doanh nghiệp hàng đầu và doanh nghiệp tăng trưởng”.

Hội nghị sẽ là nơi các CEO, COO của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đến từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia thuyết trình và thảo luận những khó khăn và triển vọng phục hồi kinh tế cũng như những cơ hội, thách thức trong năm 2012.

Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia thuyết trình của 2 CEO là diễn giả độc quyền của BTC đến từ 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Bà Liv Watson – Giám đốc Điều hành (COO) XBRL InternationalÔng Roland Schatz – Tổng giám đốc (CEO) Media Tenor International, chuyên gia về nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông đối với các sự kiện.