Trang chủ » Thế giới » Salvatore Ferregamo và câu chuyện đổi mới trong gian khó

Salvatore Ferregamo và câu chuyện đổi mới trong gian khó

Tác giả:

Vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước, Salvatore Ferragamo, chuyên gia đóng giày cho các ngôi sao của Hollywood, đã phải đối mặt với việc thiếu hụt hai nguyên liệu là gỗ và da khi gặp khó khăn trong việc nhập chúng từ quê hương mình – Italy.

Vì vậy ông đã chuyển sang dùng gỗ cork, loại gỗ chuyên được dùng làm nút chai rượu. Với loại gỗ vốn được xem như một trong những vật liệu hạng hai rẻ tiền, Ferragamo đã tạo ra một trong những đôi giày được biết đến nhiều nhất trên thế giới: Đôi giày đa sắc được đi bởi Judy Garland.

Armando Branchini, Giám đốc điều hành của Altagamma, một công ty chuyên về các mặt hàng xa xỉ của Ý,  đã kể lại câu chuyện này để minh họa mặt tích cực của việc thiếu nguyên liệu trong sản xuất. Việc thiếu các nguyên liệu cơ bản như vàng, len cashmere, bông cho đến các loại da cao cấp đã ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp xa xỉ ngày nay.

Theo quan điểm của Branchini, dù giá các loại nguyên liệu tăng cao đang “gây khó khăn cho ngành công nghiệp sản xuất đồ cao cấp, đó không phải là một vấn đề ảnh hưởng tới cấu trúc của ngành.”

Câu chuyện đổi mới vượt khó của Salvatore Ferregamo thể hiện mặt tích cực của việc thiếu nguyên liệu trong sản xuất các mặt hàng xa xỉ.

Trong năm 2010, giá vàng đã tăng 40%, lên mức 1575 USD/oz vào tháng 5. Giá bông cũng đã tăng mạnh. Các loại da chất lượng cao, các loại len tốt nhất cũng gặp khó khăn trong việc nhập hàng. Để đối phó với tình trạng này, ngành công nghiệp này đã phải tiến hành những đổi mới nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thiếu nguyên liệu, bắt đầu bằng việc mở rộng dòng sản phẩm, đồng thời tạo ra những đôi giày và túi xách bằng những vật liệu khác. Trang sức có lẽ là mặt hàng có nhiều đổi mới nhất trong ngành công nghiệp này, khi mà giá vàng tăng vọt, các hãng sản xuất đã phải thay thế chúng bằng nhiều loại đá quý khác nhau.

Kết quả là Bulgari, Pomellato, Tiffany hay Cartier đã thay thể vàng và bạc bằng những trang sức dùng các loại đá quý khác. Một giám đốc điều hành đã miêu tả sự thay thế này như một “nhân tố chìa khóa”. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên đã thúc đẩy các nhà thiết kể tăng cường số lượng, các loại đá quý trong đồ trang sức, đồng thời các loại đá có khối lượng nhẹ hơn vàng nền sản phẩm cũng sẽ nhẹ hơn, cũng như giá thành thấp hơn rất nhiều.

Nhẫn Nudo của Pomellato, một sản phẩm của hãng thời trang Ý, trong đó đính một viên đá quý lớn trên chiếc nhẫn vàng, kiểu dáng này được thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng hiện vẫn là sản phẩm bán chạy nhất và có giá cả hợp lý nhất với mức khởi điểm 1.300 euro.

Guy Salter, chủ tịch của Walpole, Hiệp hội đồ xa xỉ của Anh, đồng thời là nhà đầu tư của một công ty bán đồ trang sức nhỏ ở Anh, cho biết thêm những nhà sản xuất đồ trang sức đang đưa ra giải pháp cho những khó khăn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: Đó là sự cần thiết phải có một hệ thống phân cấp giá thành rộng hơn với những sản phẩm có mức giá hợp lý hơn.

Nhẫn Nudo của Pomellato

“Những hãng sản xuất đồ trang sức đang tăng cường sử dụng bạc để thay thế vàng vì giá thành quá cao”, ông Salter nói.

Các công ty cũng đang mở rộng phạm vi chuỗi cung ứng của mình. Việc bảo hiểm rủi ro hiện đã trở nên phổ biến rộng rãi ngay cả trong những công ty gia đình quy mô nhỏ, khi mà tất cả đều phải chuẩn bị đối phố trước biến động của các loại nguyên liệu cơ bản nhất. Các nhà phân tích ước tính giá bông sẽ tăng 35% trong năm sau do nhu cầu lớn từ thị trường châu Á. Trong khi đó sản lượng bông lại chỉ tăng 7% trong năm nay.

Để giải quyết tình trạng này, nhiều công ty đã tiến hành bổ sung thêm cho chiến lược phát triển của mình. Công ty Loropiana đã mua hơn 2000 hec-ta tại Peru để nuôi vicuna, một loại động vật chuyên để lấy lông làm len chất lượng cao.  Còn những công ty lớn hơn đang tìm cách mua lại những xưởng thuộc da hoặc đảm bảo các hợp đồng độc quyền với một nguồn tài nguyên vô cùng giá trị nhưng cũng đang bị thu hẹp khác: đó là các nghệ nhân.

Nhưng có lẽ, chiếm ưu thế mạnh mẽ nhất trong số vũ khí của các công ty cung cấp đồ xa xỉ đó là giá thành. Trong vòng 30 năm qua, giá các mặt hàng trang sức xa xỉ đã tăng nhanh hơn cả mức lạm phát.

Tổng lợi nhuận trung bình của ngành này dao động từ 55 – 75%, còn nguyên liệu thô chỉ chiểm một phần nhỏ trong giá bán sản phẩm. Năm qua, giá bán lẻ trong ngành công nghiệp này đã tăng hơn 10%. Mức tăng này khiến người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu tỏ ra lo lắng, nhưng tại thị trường châu Á  – nơi giá cả đang ngày một leo thang, thị trường này vẫn đồ xa xỉ vẫn đang phát triển mạnh mẽ.