Trang chủ » Kinh tế 24h » ‘Chiếm phố Wall’ lan ra toàn thế giới

‘Chiếm phố Wall’ lan ra toàn thế giới

Tác giả:

Ngoài nước Mỹ, cuộc biểu tình đầu tiên của phong trào “Chiếm phố Wall” diễn ra ở New Zealand, lan sang một bộ phận các nước châu Á và lây lan rộng ở châu Âu. Cuộc biểu tình đầu tiên ở New York, với sự tham dự của 5.000, lên án sự tham lam của các công ty và sự bất bình đẳng kinh tế. Phong trào này đã thu hút sự chú ý của dư luận trong gần một tháng nhưng đỉnh điểm là ngày hôm qua phong trào này đã lây lan ra toàn thế giới.

Mỹ

Những người biểu tình Mỹ tức giận vì các ngân hàng nước này được hưởng lợi quá nhiều từ gói cứu trợ khổng lồ năm 2008 trong khi người dân bình thường đang phải vật lộn kiếm sống trong tình trạng kinh tế khó khăn với tỉ lệ thất nghiệp lên tới hơn 9%.

Cuộc biểu tình ở New York đã thu hút ít nhất 5.000 người diễu hành đến Quảng trường Thời đại ở trung tâm Manhattan. Một số người còn tỏ ra thất vọng vì số lượng người tham gia chưa lớn lắm. “Mọi người không muốn tham gia. Họ muốn xem trên TV hơn”, ông Troy Simmons, 47 tuổi, một người tham gia biểu tình nói.

Quảng trường Thời đại giống như đêm giao thừa, khi họ “thả bóng” tiếng hò reo nổi lên. Trong tâm trạng như lễ hội, đám đông những người tham gia biểu tình và du khách cùng chụp hình và la lớn, “Chúc mừng năm mới.”

Cảnh sát cho biết ba người đã bị bắt trong cuộc biểu tình này khi họ cố phá vỡ hàng rào cảnh sát, trước đó cũng có năm người đàn ông đã bị bắt giữ. Cảnh sát cũng bắt giữ 24 người khác tại một chi nhánh của Citibank ở Manhattan, chủ yếu là vì tội cố ý xâm nhập.

Vào khoảng 8 giờ tối, cảnh sát cũng bắt thêm 42 người nữa. Những người biểu tình than phiền rằng họ đã không có nơi nào để đi vì bức tường cảnh sát chắn trước mặt họ.

Ngoài New York, các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở các thành phố khác của Mỹ. Ở Washington, DC cũng có những cuộc biểu tình nhỏ. Một cuộc biểu tình ở Los Angeles đã thu hút khoảng 5.000 người.

Italia

Hầu hết các cuộc biểu tình đều tương đối nhỏ và không có tổ chức nhưng sự kiện ở Rome đã thu hút hàng chục ngàn người, họ kéo đoàn dài diễu hành qua trung tâm thành phố.

Bạo lực đã diễn ra tại Rome.

Hàng trăm người biểu tình đội mũ trùm đầu, đeo mặt nạ gây ra một số vụ bạo lực tồi tệ chưa từng thấy ở thủ đô nước này trong những năm qua, những chiếc xe ô tô bốc cháy, cửa các ngân hàng bị phá vỡ, thậm chí những người biểu tình còn phá hủy cả đèn tín hiệu giao thông và các biển chỉ dẫn.

Cảnh sát đã phải sử dụng súng hơi cay và pháo nước nhằm cố gắng giải tán đám đông nhưng các chiến binh đã ném đá, chai lọ và pháo hoa. Những cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra vào buổi tối. Người biểu tình cầm cờ đỏ và những biểu ngữ, khẩu hiệu tố cáo chính sách kinh tế nước này đang làm tổn thương những người nghèo.

New Zealand

Tại Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, có khoảng 3.000 người diễu hàng gõ trống và hô vang các khẩu hiệu.

Úc

Có khoảng 2.000 người, bao gồm đại diện của các nhóm thổ dân, cộng sản và công đoàn viên, biểu tình phản đối bên ngoài Ngân hàng Dự trữ trung ương Úc ở Sydney.

Nhật Bản

Ở Tokyo cũng diễn ra những cuộc biểu tình nhỏ.

Đài Loan

Hơn 100 người tụ tập tại Đài Bắc hô vang những khẩu hiệu nói rằng chỉ các công ty là được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế còn tầng lớp trung lưu lương hầu như không được hưởng gì thậm chí là những chi phí bảo hiểm cơ bản.

Bồ Đào Nha

Cuộc biểu tình lớn nhất ở Bồ Đào Nha diễn ra ở Lisbon với hơn 20.000 người diễu hành và cuộc biểu tình lớn thứ hai diễn ra ở thành phố Oporto. Những cuộc biểu tình này nổi lên hai ngày sau khi chính phủ Bồ Đào Nha công bố hàng loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Hàng trăm người tập trung phá vỡ hàng rào cảnh sát trước tòa nhà quốc hội nước này ở Lisbon. Họ chiếm cầu thang đá cẩm thạch và hô vang khẩu hiệu: “Khoản nợ này không phải là của chúng ta!” và giơ cao các biểu ngữ: “Chúng tôi không phải là hàng hóa của các ngân hàng!”hoặc “Không cần giải cứu các khoản vay cho các ngân hàng!”

Hy Lạp

Khoảng 4.000 người Hy Lạp đã tập trung biểu tình với các biểu ngữ như “Hy Lạp không phải để bán”. Nhiều người Hy Lạp tức giận về việc chính phủ nước này áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng để giảm nợ làm cho đời sống dân thường nước này ngày càng khó khăn trong khi đó những khoản nợ này phát sinh  là do chính phủ nước này chi tiêu hoang phí và tham nhũng.

Pháp

Ở Paris cũng có khoảng 1.000 người với kèn, trống diều hành từ khu phố Belleville của giai cấp công nhân đến tập trung ở quảng trường thành phố nơi đang diễn ra Cuộc họp các bộ trưởng tài chính G20.

Ireland

Trong một cuộc biểu tình nhỏ ở Dublin, Ireland, Gordon Lucas, một chuyên gia phần mềm thất nghiệp nói, “Chúng tôi không còn dân chủ trong kinh tế nữa … Tôi không cảm thấy tôi có quyền gì cả.”

Tây Ban Nha

Tại Madrid, khoảng 2.000 người cũng tập trung diễu hành ở Puerta del Sol với các biểu ngữ như: “Hãy đặt các ngân hàng ở ghế dự bị”.

Đức

Hàng nghìn người Đức tụ tập ở Berlin, Hamburg, Leipzig và bên ngoài Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt.

Người biểu tình giơ cao biểu ngữ “Chủ nghĩa Tư bản là một tôn giáo” ở Đức

Thụy Sỹ

Những người biểu tình tập trung một cách hòa bình ở Paradeplatz, quảng trường chính của trung tâm tài chính Zurich.

Anh

Tại London, khoảng 2.000 người tụ tập bên ngoài nhà thờ St Paul, gần trung tâm tài chính thành phố, cuộc biểu tình này có tên là “Chiếm sở giao dịch chứng khoán London.”

Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange nói với đám đông, “Tôi hy vọng cuộc biểu tình này sẽ đem lại kết quả tương tự như những gì chúng ta thấy ở New York, Cairo và Tunisia”.

Tại nước láng giềng của Mỹ là Canada,

Canada

Vài nghìn người tập trung biểu tình gần khu tài chính của Toronto và một vài nơi khác của Mỹ như Portland, Oregon.