Trang chủ » Thế giới » Những phong trào biểu tình nổi bật trong lịch sử Mỹ

Những phong trào biểu tình nổi bật trong lịch sử Mỹ

Tác giả:

Phong trào “Chiếm Phố Wall” đã diễn ra được tròn một tháng. Phong trào vẫn tiếp tục phát triển với gần 300000USD tiền ủng hộ trong ngân hàng. Những người tham dự thấy hài lòng với những ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của phong trào. Họ hy vọng “Chiếm phố Wall” sẽ chống lại được sức ảnh hưởng của những người nắm hầu bao của nền kinh tế thế giới lên xã hội.

Thời báo Time điểm lại một số phong trào biểu tình trong lịch sử nước Mỹ.

Biểu tình chống độc quyền

“Tiệc trà Boston” thường khiến người ta hiểu sai ý nghĩa của nó. Thực chất đây không phải là một bữa tiệc mà là một cuộc biểu tình đúng nghĩa. Vào một buổi chiều ảm đạm của tháng 12/1773, những người biểu tình tập trung tại Cảng Boston để phản đối chuyến tàu chở chè cuối cùng của Công ty Đông Ấn. Những người biểu tình lên tiếng chống lại đạo luật mới cho phép Công ty Đông Ấn bán chè giá rẻ, nhờ đó công ty này trở thành công ty độc quyền. Người dân đã xông lên tàu kéo 46 tấn chè đổ xuống biển.

Tất nhiên nguồn gốc của vấn đề này là sự thiếu vắng của người dân thuộc địa trong Quốc hội Anh. Chính cái đêm đó đã khiến lời kêu gọi giành độc lập vang xa hơn, thúc đẩy phong trào đấu tranh thoát khỏi ách đô hộ của Anh trong những năm sau đó.

Biểu tình đòi quyền công dân

Hơn 200,000 người đổ về Washington, D.C vào ngày 28/08/1963 để chứng minh rằng biểu tình không cần phải dùng vũ lực. Ngoài cuộc gặp gỡ với Tổng thống John F. Kennedy và các thành viên của Quốc hội, lãnh đạo của cuộc biểu tình dẫn đầu đoàn diễu hành từ Đài tưởng niệm Washington đến Đài tưởng niệm Lincoln. Đám đông tập trung hàng giờ dưới cái nóng tháng 8 trong vai trò nhạc sỹ và nhà hùng biện để kêu gọi quyền bình đẳng cho những người Mỹ gốc Phi và các dân tộc thiểu số sống trên đất Mỹ. Nhờ những lời kêu gọi mạnh mẽ của những người ủng hộ quyền công dân, trong đó có cả bài ca kêu gọi nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” của vua Martin Luther, cuộc diễu hành đi vào lịch sử Mỹ như một phong trào biểu tình có tính thuyết phục nhất với thành công là việc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật quyền công dân năm 1964.

Biểu tình đòi quyền bầu cử cho phụ nữ

Quốc hội Mỹ đã làm một việc quan trọng và tích cực là bổ sung sửa đổi Điều luật thứ 19, chính thức trao cho phụ nữ quyền bầu cử. Phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Mỹ diễn ra như Cuộc chiến Cách Mạng, tiên phong trong việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, những tấm gương tiêu biểu là Elizabeth Cady Stanton, SusanB.Anthony và Lucretia Mott.

Sau Công ước Seneca Falls năm 1848, lời kêu gọi đòi quyền bầu cử cho phụ nữ dấy lên mạnh mẽ đến mức không thể lơ là. Vào giai đoạn 1920- 1941, sau khi bản thảo đầu tiên của Công ước ra đời – Quốc hội Mỹ sau khi phê chuẩn đạo luật sửa đổi đã nói: “Các bang của Hoa Kỳ không được phép từ chối hay quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính”.

Mặc dù đa số những phụ nữ tiên phong của phong trào biểu tình đòi quyền bầu cử đều qua đời trước khi dành được quyền bỏ phiếu những tất cả phụ nữ Mỹ đều bày tỏ lòng biết ơn đối với họ.

Biểu tình phản đối chiến tranh

Các cuộc biểu tình chống chiến tranh diễn ra rải rác trong lịch sử nước Mỹ nhưng có lẽ phong trào chống chiến tranh diễn ra mạnh mẽ nhất là cuộc biểu tình chống lại sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.

Vào mùa thu lạnh lẽo năm 1969, hơn 500.000 người Mỹ đã tập trung tại Washington để phản đối việc Mỹ can thiệp vào chiến tranh tại Việt Nam. Sự kiện này được ghi nhận là cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử quốc gia này.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon không thể làm gì khác đành ngồi cả ngày trong Nhà Trắng để theo dõi trận bóng đá cấp đại học. Cuộc biểu tình thành công  trong việc chứng minh được rằng phong trào phản đối chiến tranh không chỉ thu hút thanh niên tri thức.

Các cuộc biểu tình tiếp theo vào tháng 11 năm đó là một phần của chuỗi các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp thế giới vào năm 1969, với những nhóm người kêu gọi hòa bình đến từ San Francisco, Boston và London. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn kéo dài tới tận 6 năm sau và kết thúc vào ngày 30/ 4/ 1975 ở Sài Gòn.

Biều tình đòi quyền cho người đồng tính

Cảnh sát Mỹ đột kích vào Stonewall Inn, New York ngày 28/6/1969 đã gây nhiều tranh cãi và trở thành chất xúc tác cho phong trào biểu tình mang tính quốc gia. Khi quán bar của giới Mafia, nơi được coi là an toàn cho giới đồng tính qua lại bị đóng cửa trong chiến dịch đàn áp của chính quyền thành phố đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống của dân đồng tính. Trước khi bạo loạn nổ ra ở Stonewall, phong trào này chủ yếu là những hoạt động ngầm; nhưng chỉ 2 năm sau đó phong trào này đã có các tổ chức hơn và diễn ra  ở các thành phố lớn của Mỹ.

Sau khi Thượng viện bang New York bỏ phiếu ủng hộ đám cưới đồng tính ngày 24/6/2011, người ủng hộ giới đồng tính khắp thành phố đã tụ tập ở các quán bar để ăn mừng.

Biểu tình đòi quyền cho người lao động

Bắt đầu từ nhà máy dệt ở Lowell, Mass., nơi các công đoàn lao động đầu tiên được hình thành đến cuộc đình công của công nhân đường sắt ở miền Tây Nam mà dẫn đầu là các Hiệp sỹ Lao động đã thu hút sự quan tâm của quốc gia đến công đoàn và nhu cầu của người lao động. Nhiều phong trào đòi quyền cho người lao động trong lịch sử đã giành thắng lợi nhưng không phải tất cả những thành công có được đều do những phong trào này.

Thực tế, đã có nhiều thảm kịch xảy ra mà hậu quả là những người công nhân phải chịu, sau đó các nhà chức trách mới quan tâm hơn đến những người lao động. Đám cháy Triangle Shirtwaist xảy ra năm 1911, ngọn lửa bắt đầu từ một nhà máy nhỏ đã lan ra nhanh chóng và trở thành tai nạn công nghiệp nguy hiểm nhất trong lịch sử thành phố New York, nguyên nhân là do lối thóat hiểm không đủ và sự thiếu quan tâm đến công tác phòngcháy của các ông chủ.

Sau đám cháy, một tổ đã được thành lập để điều tra về nguyên nhân tử vong của 146 trường hợp, và chỉ sau một vài năm, đạo luật này đã được thông qua để thực thi nghiêm ngặt luật an tòan lao động và giảm giờ làm việc. Không dừng lại ở đó, thảm họa này còn làm tăng sức mạnh cho phong trào công đòan đang phát triển và đem đến nhiều quyền lợi cho công nhân ngày nay, bao gồm cả mức lương tối thiểu và quyền thương lượng tập thể.

Biểu tình đòi quyền cho người da đen

Từ một quan điểm pháp lý, nạn phân biệt chủng tộc đã kết thúc vào năm 1964 bằng việc ký kết Luật dân quyền. Giờ đây, những người Mỹ gốc Phi không còn sợ hãi, dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của họ, tạo lên một phong trào mang tính văn hóa.

Phong trào “Sức mạnh của người da đen” tạo nền tảng cho những bước tiếp theo hướng tới sự bình đẳng của người da đen. Sau khi Stokely Carmicheal của Ủy ban điều phối bạo động sinh viên thốt ra khẩu hiệu “Sức mạnh của người ra đen” vào năm 1966 rất nhiều tổ chức đã sử dụng khẩu hiệu này.

Với sức mạnh không thể phủ nhận, khẩu hiệu và phong trào này đã giúp người Mỹ gốc Phi được tuyển dụng vào làm việc trong các văn phòng và được thừa nhận ở trường đại học. Nhưng phong trào cũng bị trỉ chích vì giúp thành lập Đảng Black Panther để chứng minh bạo lực là phương tiện hữu ích để đòi quyền bình đẳng.

Biểu tình chống toàn cầu hóa

Các công ty quảng bá sản phẩm của mình (kể cả đồng tiền Mỹ, USD) trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ nhưng không ngăn được sự xuất hiện của những nhóm người phản đối, chống toàn cầu hóa.

Khi tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) họp định kỳ sáu tháng tại Seattle vào ngày 30/11/1999 nhiều người biểu tình đã tập trung bên ngoài để phản đối việc thống nhất trật tự kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, vì họ cho rằng điều này sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới.

Mặc dù các cuộc họp của WTO diễn ra là để khởi động một chu kỳ mới cho những cuộc đàm phán thương mại nhưng các hành động diễn ra bên ngòai Trung tâm thương mại Washington đã làm lu mờ những gì diễn ra bên trong phòng họp.

Cảnh sát không thể trấn áp được đám đông khoảng 40,000 người kết quả là buổi lễ khai mạc đã bị hoãn lại. Sau đó, thị trưởng Seattle, ngài Paul Schell đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Cảnh sát chống bạo động phải vào cuộc, xả hơi cay vào người biểu tình và bắt giữ khoảng 600 người.

Cuối cùng, ngoài việc phá hỏng cuộc họp những người biểu tình đã cố gắng để lại dấu ấn trong lịch sử kinh doanh tòan cầu bằng cách đập vỡ cửa sổ của các cửa hàng Starbucks và Nike trong thành phố.

Đảng Trà

Tháng 2/2009, trước buổi lễ nhậm chức của tổng thống Obama, một thương nhân bán thời gian tên là Graham Makohoniuk đã đăng lời kêu gọi trên diễn đàn Market Ticker với nội dung, “Gửi một túi trà đến Quốc hội và Thượng viện”.

Lời thỉnh cầu bất thường này gợi nhớ đến “Tiệc trà Boston”. Họ kêu gọi đến những người đứng đầu quan tâm đến những vấn đề lớn của chính phủ như bội chi và thuế. Khi các túi trà được đưa đến cơ quan Quốc hội, các phong trào Tiệc Trà bùng phát.

Phong trào lan rộng ra khắp nước Mỹ, tập trung vào Chương trình cứu trợ tài sản và kế hoạch kích thích kinh tế của Obama. Năm sau, các cuộc biểu tình của Tiệc Trà chính thức suy yếu cùng với sự lãng quên các biểu ngữ sặc sỡ của họ – nhưng điều này không có nghĩa là cuộc biểu tình này có ít ảnh hưởng hơn.

Với những tên tuổi lớn như Sarah Palin và khoản tiền lớn của David và Charles Koch, Tiệc Trà đã phát triển thành một phong trào mạnh mẽ, là động lực thúc đẩy sự trở lại của Đảng Cộng hòa trong Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010.

Phong trào “Chiếm phố Wall”

Ngày 17/9/2011, 3000 người đã tập trung ở công viên Battery với ý định “chiếm Phố Wall” để phản đối nạn tham nhũng trong chính phủ và sự suy yếu của hệ thống tài chính. Những người biểu tình đã không thành công. Không thể xâm nhập vào Phố Wall, những người biểu tình đã tập trung tại một ngôi nhà gần công viên Zuccotii.

Trong suốt tuần đầu tiên, khoảng 300 người đã cắm trại ở lại đây với phương châm “Chúng ta là 99%” và thành lập một tổ chức quy mô nhỏ. Mặc dù khó có thể đánh giá được những tác động lâu dài của phong trào nhưng có hai sự cố khiến đám đông phải im lặng – những người phụ nữ trẻ bị xịt hơi cay và 700 người biểu tình đã bị bắt ở Cầu Brooklyn.

Mỗi tuần có vài nghìn người tới ủng hộ phong trào và những người trong công viên tuyên bố rằng họ sẽ ở lại đây qua mùa đông, ở tới khi nào tiếng nói của họ được lắng nghe. Theo Reuters,  “Chiếm phố Wall” đã lan ra 82 quốc gia trên thế giới.