Trang chủ » Điểm nóng » Khủng hoảng tài chính: MBA vẫn hot

Khủng hoảng tài chính: MBA vẫn hot

Tác giả:

Năm nay ngành dịch vụ tài chính tuyển dụng một lượng lớn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) mặc cơn hậu khủng hoảng tài chính. Các nhà tuyển dụng như ngân hàng, quỹ phòng hộ, các nhà quản lý đầu tư, công ty cổ phần tư nhân hay liên doanh đã tuyển đến 39%  sinh viên tốt nghiệp năm 2011 tại trường Đại học Kinh doanh Harvard và Trường quản trị Yale, 36% tại trường kinh doanh Stanford và 51% tại trường kinh doanh Columbia.

Trong tình trạng sa thải nhiều, giảm lương thưởng và các cuộc biểu tình ầm ĩ chống ngân hàng đang diễn ra, thì cũng dễ hiểu tại sao các MBA lại muốn vào Wall Street làm việc. Đơn giản vì nó uy tín và có chế độ lương thưởng tốt. Feyisayo Oshinkanlu- sinh viên năm thứ hai trường Đại học Northwestern- Kellogg, từng chấp nhận lời đề nghị của Ngân hàng Merrill Lynch Hoa Kỳ tại New York sau khi làm việc cho bộ phận kinh doanh trong mùa hè qua nói, “Có được việc làm tại Wall Street nghĩa là mọi thứ sẽ trở nên dễ chịu hơn với tôi”.

Tuy nhiên việc làm trong ngành tài chính- lĩnh vực đang trải qua giai đoạn thắt lưng buộc bụng, các nhà đầu tư rời bỏ trong tình trạng kinh tế suy thoái, thị trường hỗn loạn. Cuộc khủng hoảng có thể làm mờ đi triển vọng việc làm cho các MBA tốt nghiệp thời gian tới.

Alan Johnson, giám đốc điều hành công ty tư vấn Johnson Associates cho biết, “Người quá nhiều kinh nghiệm không được ưa chuộng vì họ đòi hỏi mức lương quá cao”. Nhân viên ngân hàng với khoảng 5 năm kinh nghiệm có thể yêu cầu mức 400.000 USD, ông Johnson nói. Nhưng người mới tốt nghiệp từ các trường kinh doanh có thể chỉ yêu cầu 1/3 số đó, ông nói. Điều đó lý giải tại sao các ngân hàng và các công ty lớn tiếp tục tuyển dụng cả khi họ đang cố gắng giảm thiểu chi phí.

Goldman Sachs Group, tuần này báo lỗ quý thứ 2 liên tiếp trong hàng chục năm qua. Công ty có thể sẽ cắt giảm 1.000 lao động hoặc nhiều hơn. Công ty Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch cắt giảm 30.000 lao động trong vài năm tới. Ngành công nghiệp chứng khoán thành phố New York có lẽ phải đối mặt nguy cơ cắt giảm gần 10.000 lao động vào cuối năm 2012. Thanh tra tài chính bang New York dự đoán, nền kinh tế khu vực và ngân sách chính phủ sẽ gặp một “biến cố” lớn.

Việc cắt giảm lao động hiện nay không ngăn cản các công ty tuyển dụng nhân tài mới, nhưng một số trường nói rằng họ đang thấy dấu hiệu sụt giảm. Jack Oakes, trợ lý phòng phát triển sự nghiệp Đại học Kinh doanh Darden Virginia cho biết xu hướng của các công ty không thể hiện rõ trong những tuần gần đây. Mùa thu năm nay, tuyển dụng tại các ngân hàng đầu tư “rõ ràng là không sôi nổi như năm ngoái”, ông Oakes cho biết. Ông Ivan Kerbel, giám đốc dịch vụ nghề nghiệp Trường quản trị Yale cũng có cùng quan điểm trên.

Đại diện Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết “Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân tài hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Chúng tôi đã xác định được cơ hội tăng trưởng và giao nhiệm vụ cho họ trong việc xúc tiến và hỗ trợ khách hàng”, Một phát ngôn viên của Goldman Sachs cho biết công ty sẽ gia tăng quản lý đầu tư đối với MBA.

Wall Street có thể phục hồi đáng kể và tạo cơ hội lớn cho các MBA, thậm chí tại Đại học Pennsylvania Wharto, nơi Wall Street giảm tuyển dụng trong năm nay. Dẫu vậy “dịch vụ tài chính là vẫn còn là ngành công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất”. Maryellen Lamb, Giám đốc quản lý sự nghiệp MBA nói. Tuy nhiên, các sinh viên lại có vẻ quan tâm đến những công ty có quy mô nhỏ nhiều hơn. Jana Kierstead, Giám đốc quản lý sự nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh và phát triển chuyên nghiệp tại Trường Kinh doanh Harvard, cho biết rằng loạt sinh viên tốt nghiệp năm nay, và thậm chí năm 2012, đã quan tâm tới các công ty vừa và nhỏ hơn là công ty lớn.

John Tough, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Kinh doanh Chicago Booth, thực tập tại công ty liên doanh Kleiner Perkins Caufield & Byers trong mùa hè này cho biết anh có kế hoạch tìm kiếm việc làm tại các công ty khác. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của anh có ý định làm việc cho khu vực tài chính, chứ không phải các công ty Wall Street. “Trong thị trường tài chính, bạn khó có thể kiểm soát được những gì đang diễn ra”, anh Tough nói thêm.

Top 20 trường đào tạo MBA hàng đầu thế giới năm 2011 (Theo Economist):

 

Trường

Quốc gia

Lương TB của SV mới tốt nghiệp (USD/tháng)

Khả năng có việc trong 3 tháng sau khi TN (%)

1

Dartmouth College – Tuck School of Business

Mỹ

106.578

97

2

Chicago, University of – Booth School of Business

Mỹ

108.045

91

3

IMD – International Institute for Management Development

Thụy Sỹ

129.600

96

4

Virginia, University of – Darden Graduate School of Business Administration

Mỹ

100.839

87

5

Harvard Business School

Mỹ

114.896

95

6

California at Berkely, University of – Haas School of Business

Mỹ

107.451

90

7

Columbia Business School

Mỹ

106.472

93

8

Stanford Graduate School of Business

Mỹ

118.793

92

9

York University – Schulich School of Business

Canada

93.450

89

10

IESE Business School – University of Navarra

Tây Ban Nha

119.067

92

11

Massachusetts Institute of Technology – MIT Sloan School of Management

Mỹ

110.000

95

12

New York University – Leonard N Stern School of Business

Mỹ

100.448

90

13

London Business School

Anh

105.264

91

14

HEC School of Management, Paris

Pháp

128.616

85

15

Pennsylvania, University of – Wharton School

Mỹ

113.659

87

16

Carnegie Mellon University – The Tepper School of Business

Mỹ

93.723

89

17

ESADE Business School

Tây Ban Nha

110.942

90

18

Northwestern University – Kellogg School of Management

Mỹ

107.027

87

19

INSEAD

Pháp

116.533

93

20

Duke University – Fuqua School of Business

Mỹ

102.056

82