Trang chủ » Thế giới » Di sản của những nhà tỉ phú nhân ái

Di sản của những nhà tỉ phú nhân ái

Tác giả:

The Giving Pledge: Dùng một nửa tài sản làm từ thiện

Khi Warren Buffett ở độ tuổi 20, ông đã nghiên cứu tiểu sử những doanh nhân vĩ đại của Mỹ, từ JP Morgan, John D. Rockefeller đến Andrew Carnegie.

Tất nhiên ông đã rất ngạc nhiên về tài sản kếch xù mà họ tạo ra. Nhưng điều khiến ông cảm phục hơn cả là những tỷ phú đó lại là những người có tấm lòng nhân ái bao la. Rockefeller và người con trai của mình, John Rockefeller Jr, đã tài trợ hàng triệu USD để chữa bệnh cho mọi người, hay vận động cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp toàn cầu và vô số các chương trình văn hóa nghệ thuật khác.

Carnegie thành lập hệ thống thư viện đầu tiên quốc gia và một hội trường âm nhạc nổi tiếng, sống đúng với câu phương ngôn nổi tiếng của ông là “người nào chết vì giàu, sẽ chết vì bị thất sủng”. Buffet nói “Khi đọc về những con người vĩ đại này, tôi đã nghĩ mình sẽ phải làm những gì nếu trở nên giàu có”.

Trong năm qua, hoạt động từ thiện của Buffett đã tạo ra một cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Tháng 6/2010 Bill Gates và Buffett thành lập quỹ từ thiện mang tên “The Giving Pledge”, Buffett cống hiến hàng tỷ đô la cho hoạt động từ thiện. “The Giving Pledge” và tạo ra phong trào mạnh mẽ nhất trong hoạt động từ thiện của Mỹ kể từ khi Andrew Carnegie phát hành cuốn”Cẩm nang bảo tồn của cải” nổi tiếng của ông vào năm 1889.

“The Giving Pledge” đặc biệt chính bởi sự đơn giản của nó. Người tham gia phải là tỷ phú. Và họ phải cam kết từ thiện ít nhất một nửa tài sản trong suốt cuộc đời của mình.

Cho đến nay, 69 tỷ phú đã ký cam kết, với giá trị từ thiện lên đến 150 tỷ USD. Con số này “nhiều hơn” những gì ông và Gates mong đợi, Buffett nói. Những người tham gia quỹ hoạt động từ thiện ở  lĩnh vực, từ cuộc chiến chống ung thư hay tài trợ cho các trường học của người Do Thái đến xây nhà cho trẻ em mồ côi ở châu Phi hay giúp đỡ nông dân ở Appalachia. Nhưng tất cả đều hành động với cùng một sứ mệnh là khuyến khích những người giàu có khắp nơi trên thế giới tham gia từ thiện. Đây là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới.

háng 6/2010 Bill Gates và Buffett thành lập quỹ từ thiện mang tên “The Giving Pledge”, Buffett cống hiến hàng tỷ đô la cho hoạt động từ thiện.

 

Buffett cho biết bên cạnh nhiều người cam kết từ thiện một nửa tài sản của họ, thì có rất nhiều người khác lần đầu tiên được vận động cũng đã cam kết một con số nhất định. Và một số thì quyết định tặng quà từ thiện luôn cho quỹ.

Tỷ phú Facebook Mark Zuckerberg chưa từng công bố bất kỳ kế hoạch từ thiện nào trước khi ký Cam kết với The Pledge  cuối tháng 12 năm ngoái. Ông cam kết từ thiện 100 triệu USD cho hệ thống trường công lập ở Newark, New Jersey với kế hoạch tạo ra các chương trình sáng tạo mới và khuyến khích giáo viên.

Buffett cho biết sự thành công thực sự của The Pledge sẽ tồn tại mãi, khi trong tương lai, Warren Buffett đọc những lá thư trực tuyến từ những người tham gia The Pledge và quyết định theo bước chân của họ.

“Những gì tôi hy vọng là những người trẻ tuổi 20, 30, 50 năm kể từ bây giờ có thể bị động trước những lá thư này”, ông nói.

“Mong là ngày càng nhiều người cống hiến càng nhiều cho hoạt động từ thiện.”

Buffett và Gates không mong muốn gì hơn là gia tăng tỷ lệ từ thiện ở Mỹ. Điều nay không hề dễ dàng. Bởi thực tế không phải tỷ phú nào cũng có thể cho đi một nửa tài sản của mình. Buffett cho biết, nhiều người không muốn cam kết bằng văn bản. Vì suy cho cùng điều gì sẽ xảy ra nếu kinh doanh không thuận lợi? Hay con cái của họ phản đối? Hay họ thích dành thời gian và tiền bạc cho việc xây dựng doanh nghiệp của họ hơn là làm từ thiện?

Trong cuộc thảo luận với các nhà tỷ phú, Buffett nói với họ rằng không nên trì hoãn một lời hứa từ thiện: “Lập luận của tôi với người chưa sẵn sàng là: Bạn hãy nghĩ đến khi mình 70 tuổi, rồi 95 tuổi”.

Vài tỉ phú làm từ thiện, niềm cảm hứng cho cộng đồng

Joe Mansueto là người bị thuyết phục hoàn toàn. Tỷ phú 55 tuổi này là người sáng lập Morningstar, công ty nghiên cứu đầu tư có trụ sở tại Chicago. Ông đã rất muốn tham gia từ nhưng lại không biết nên từ thiện bao nhiêu và lúc nào. “Tôi đã rất tập trung vào xây dựng Morningstar và nghĩ cuối đời sẽ làm từ thiện ” Nhưng rồi một buổi chiều tháng 8/2010, ông nhận được một cuộc  điện thoại từ Buffett. Mansueto nhớ lại: “Ông ấy nói với tôi rằng nếu số người cam kết từ thiện lớn thì chúng ta có thể tạo ra một làn sóng mạnh mẽ chưa từng có trong xã hội về hoạt động từ thiện”.

Mansueto đã nhanh chóng bị thuyết phục. Nhưng vợ của ông, Rika thì khác. Cô cho rằng hoạt động từ thiện là việc của cá nhân không nhất thiết phải công bố cho công cộng. Họ đã tranh cãi một vài tháng và cuối cùng bà ấy cũng đồng ý.

“The Giving Pledge” đã gửi một thông điệp tới những người giàu có rằng hãy vượt lên những lợi ích cá nhân để hướng tới xã hội.” (Ảnh: WSJ)

Mansueto nói. “Cả Buffett và Gates truyền cảm hứng cho tôi về một hoạt động tuyệt vời, để thế giới có trách nhiệm hơn. “The Giving Pledge” đã gửi một thông điệp tới những người giàu có rằng hãy vượt lên những lợi ích cá nhân để hướng tới xã hội.”

Mansuetos chưa có quyết định chính xác sẽ tài trợ vào lĩnh vực nào, nhưng một phần sẽ được sử dụng trong các hoạt động như giáo dục, y tế và kiểm soát vũ khí. Mansueto cũng đang có kế hoạch nghiên cứu cách hỗ trợ cho kinh doanh ở Mỹ vì theo ông “Doanh nghiệp là động lực phát triển của xã hội.”

“The Giving Pledge” cũng đã tạo ra hào quang cho một tổ chức, có lẽ tổ chức độc đáo nhất thế giới khi mà vào một thời điểm nào đó vật chất sẽ trở nên tầm thường.

Hiện nay trên thế giới có hàng ngàn tỷ phú, con số đó còn tăng lên hàng năm ở Trung Quốc, Brazil và các khu vực đang phát triển khác. Trong số những tỷ phú tham gia, có những con người thật đặc biệt. Có người cống hiến hàng tỷ USD, có người cống hiến cả nửa tài sản. Qua những bữa ăn tối cùng các tỷ phú ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác, Gates và Buffett hy vọng sẽ đưa tổ chức này đến với toàn cầu.

“Cái tạo ra điều kỳ diệu này chính là sức mạnh của một nhóm người có thể truyền cảm hứng cho rất nhiều người khác. Mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình. Chúng tôi biến con cái thành tỷ phú hay làm chúng hư hỏng. Hoặc chúng ta có thể nhận ra niềm hạnh phúc khi mang đến hạnh phúc cho những người khác.”

John Paul DeJoria

Ronald Perelman, tỷ phú New York, một nhà tài chính cũng là người tham gia “The Giving Pledge” nói: “Hi vọng chúng ta sẽ thu hút thêm được nhiều người hơn nữa tham gia làm từ thiện”. Perelman ủng hộ 400 triệu USD, giúp sản xuất Herceptin, thuốc điều trị ung thư vú, Ông cũng tặng 25 triệu USD cho bệnh viện Presbyterian  và Weill Cornell Medical NewYork. Ngoài ra ông cũng tài trợ cho Carnegie Hall và nhà hát Apollo.

Perelman chưa bao giờ cam kết từ thiện một số tiền nhất định trong suốt cuộc đời của mình cho đến khi Buffett khuyến khích ông ký cam kết. “Tôi nghĩ rằng rất nhiều người muốn làm điều này. Đã đến lúc chúng ta hành động”, ông nói.

“Mọi người đang nói về từ thiện như như một điều kỳ diệu, và The Giving Pledge đã làm được những điều kỳ diệu .” Như một phần trong cam kết của mình, Perelman đang có kế hoạch từ thiện trong các lĩnh vực giáo dục và y tế.

Đối với một số tỷ phú, The Pledge mang tính chất tự nguyện hơn là một nghĩa vụ xã hội. Buffett và Gates liên tục gọi điện thoại đến những cá nhân tiềm năng và tổ chức các cuộc họp thường xuyên. Họ cũng thường xuyên tổ chức những “Pledge dinners”- bữa tối Pledge vô cùng ấn tượng.

“Pledge dinner” đầu tiên vào 5 /2009, trước khi chính thức thành lập The Pledge, đồng tổ chức David Rockefeller với sự tham gia của Oprah Winfrey, Michael Bloomberg, Ted Turner, George Soros, và nhiều nhân vật quan trong khác. Kể từ đó họ tổ chức thêm vài bữa tối Pledge khác. Tại đó, các tỷ phú có 12 phút để nói về khoản tài trợ cũng như quan điểm của họ vào hoạt động từ thiện. Buffett cho biết các phát biểu đó không co mục đích thuyết phục người khác tham gia một hoạt động nhất định mà đơn giản chỉ để chia sẻ suy nghĩ truyền cảm hứng cho người khác “.

“Tỷ phú dầu gội” John Paul DeJoria, vô cùng hứng thú với “bữa tối Pledge”. Ông và vợ đã đi đến một bữa tối Pledge tại California năm ngoái. Sau khi nghe câu chuyện của người khác và gặp Buffett và Gates, họ quyết định tham gia.

DeJoria thừa nhận rằng ông và Buffett rất khác nhau. DeJoria là trẻ lang thang, sống trên đường phố Los Angeles trước khi trở thành một ông trùm sản phẩm làm đẹp tóc. Và sau lời mời của Warren, ông đã đồng ý tham gia.

DeJoria nói rằng ông có kế hoạch sẽ tiếp tục từ thiện vào các hoạt động mà ông đang tham gia như dự án nông nghiệp ở Appalachia, hỗ trợ các trẻ em mồ côi ở châu Phi và giải cứu phụ nữ tại Thái Lan khỏi hoạt động mại dâm. Ông nói the Giving Pledge sẽ khuyến khích ông làm nhiều hơn, tốt hơn, và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động từ thiện.