Trang chủ » Kinh tế 24h » “Mổ xẻ” nợ xấu của 8 ngân hàng thương mại

“Mổ xẻ” nợ xấu của 8 ngân hàng thương mại

Tác giả:

8 NHTM niêm yết trên hai sàn đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2011 của ngân hàng mẹ. Theo đó, duy nhất Habubank (HBB) có LNST giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ 2010, còn lại các ngân hàng khác đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt Eximbank (EIB) tăng trưởng 65%, Vietinbank (CTG) tăng trưởng 49%, Navibank (NVB) tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2010.

Tăng trưởng tín dụng

Tính đến 30/9/2011, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ NVB đã lên tới 19,5%, của CTG là 16,6%, của SHB là 16,3%, của ACB là 15,1%. Habubank có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhất, tăng 0,6% so với đầu năm, tiếp theo là STB 3,6%.

Ngân hàng

CTG

VCB

STB

EIB

ACB

SHB

HBB

NVB

Tổng dư nợ
tại 30/9/2011

271,677

188,473

80,149

69,524

99,719

28,252

18,685

12,869

Tăng trưởng tín dụng

16.60%

7.30%

3.60%

11.50%

15.10%

16.30%

0.60%

19.5%

Nợ xấu
đến cuối T9/2011

1.40%

3.90%

0.60%

1.50%

1.10%

1.50%

2.80%

2.80%

Nợ xấu
cuối năm 2010

0.70%

2.80%

0.50%

1.40%

0.30%

1.40%

2.40%

2.20%

Trích lập dự phòng
9 tháng 2011

2,185

1,687.40

383.6

164

303.8

41.87

137

31.76

Lợi nhuận sau thuế
9 tháng 2011

4,129

3,308.60

1593.6

2028

2101.4

533.5

391.6

147.4

Tăng trưởng LNST so với cùng kỳ 2010

49%

6%

6%

65%

15%

32%

-6%

30%

(Nguồn: BCTC riêng lẻ của các NHTM quý 3/2011)

Dư nợ cho vay của CTG tính đến cuối quý 3/2011 là gần 271.680 tỷ đồng; điều này lý giải về việc thu nhập lãi thuần (cho vay) của Vietinbank trong quý 3/2010 tăng tới 80% so với quý 3 năm ngoái, 9 tháng tăng 76% cùng kỳ 2010; thu nhập lãi thuần của NVB cũng tăng tới 45% cùng kỳ 2010…

Tuy nhiên nếu theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN thì “room” cho vay của Navibank trong quý 4/2011 không còn nhiều.

Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận thì câu chuyện nợ xấu đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư đối với các NHTM lúc này.

VCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất khối NHTM niêm yết

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Nếu căn cứ theo Quyết định 493 về phân loại nợ, thì Vietcombank (VCB) bất ngờ lại là ngân hàng có nợ xấu cao nhất 3,9%, tiếp theo là NVB (2,8%), HBB (2,8%). Sacombank (STB) là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (0,6%).

Hầu hết các NHTM niêm yết đều có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với cuối năm 2010. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5 – phải trích lập dự phòng 100%) tăng mạnh.

Tại 30/9/2011

CTG

VCB

STB

EIB

ACB

SHB

HBB

NVB

Tổng cộng

Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) – tỷ đồng

1,691

4,950

169

490

263

233

351

147

8,293

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của HBB chiếm 24% tổng dư nợ, của VCB là 18,78% tổng dư nợ. Mặc dù nợ nhóm 2 chưa được tính vào nợ xấu nhưng chỉ cần các khoản nợ này quá hạn trên 90 ngày hoặc các khách hàng có thêm một khoản nợ bị chuyển vào nhóm rủi ro cao hơn thì khoản nợ đó sẽ bị cơ cấu lại thành nợ xấu. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cao cũng là một tín hiệu đáng lưu ý.

Tổng nợ xấu của 8 NHTM niêm yết tính tại thời điểm 30/9/2011 lên tới gần 15.018 tỷ đồng. Trong đó tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên tới 8.293 tỷ đồng.

Theo quyết định 493, nợ nhóm 1 không phải trích lập dự phòng, nợ nhóm 2 trích lập dự phòng 5%, nợ nhóm 3 là 20%, nợ nhóm 4 là 50% và nợ nhóm 5 phải trích lập đủ 100%.

Rủi ro thanh khoản

Nếu nhìn vào cơ cấu kỳ hạn huy động vốn và cho vay của các NHTM, chúng ta sẽ không khỏi “giật mình” vì ngoại trừ các NHTM lớn có vốn huy động dài hạn, các NHTM nhỏ hầu như không có khoản tiền gửi trên 5 năm, đa số là các khoản tiền gửi 1 tháng đến 3 tháng.

99,8% tiền gửi của khách hàng NVB (không tính tiền gửi và vay của NHNN và các TCTD khác) là các khoản tiền gửi dưới 1 năm trong đó 72,4% là tiền gửi dưới 1 tháng, 22,4% là tiền tửi từ 1-3 tháng, không có khoản tiền gửi nào trên 5 năm.

SHB cũng ở tình trạng tương tự với 99,85% khoản tiền gửi của khách hàng là tiền gửi dưới 1 năm trong đó tiền gửi dưới 1 tháng chiếm tới 71,7%.

CTG, STB, EIB có khoản tiền gửi trung hạn tương đối cao so với các ngân hàng khác. CTG có tỷ lệ tiền gửi trên 5 năm khá cao so với các NH khác.

Các NHTM cho vay trung và dài hạn trong khi các khoản tiền gửi của khách hàng lại chỉ tập trung vào các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng sẽ khiến các ngân hàng có thể gặp rủi ro về thanh khoản. Hơn nữa, nợ xấu tăng nhanh qua các tháng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn tăng cao (lên tới 8.293 tỷ) là 1 khó khăn của các ngân hàng hiện nay.

Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM