Trang chủ » Thế giới » Đại gia bán lẻ đổ bộ vào thị trường mới nổi

Đại gia bán lẻ đổ bộ vào thị trường mới nổi

Tác giả:

Cơ hội vàng cho đại gia bán lẻ

Theo ước tính, Ấn Độ hiện có đến 12 triệu cửa hàng bán lẻ với mật độ cao nhất trên thế giới. Khu vực mua sắm Karol Bagh (New Dehli, Ấn Độ) được dự báo là có giá trị hàng năm lên tới con số 450 tỷ USD này đã từng là thị trường khó “xâm nhập” nhất đối với các nhà bán lẻ lớn trên thế giới. Thế nhưng, cũng như nhiều khu mua sắm ở các nước đang phát triển châu Á, những cửa hàng chật chội và ọp ẹp ở Ấn Độ dường như là một cản trở lớn đối với tham vọng về một thị trường thương mại hiện đại tại quốc gia châu Á này.

Khách hàng mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ khu vực Karol Bagh đối mặt với những điều phiền toái lớn như phải mặc cả với người bán, chất lượng hàng hóa không đảm bảo do điều kiện bảo quản không đạt tiêu chuẩn. Tình trạng cắt điện thường xuyên cộng với thời tiết oi bức vào mùa hề khiến cho các các mặt hàng thực phẩm bị hỏng nhanh chóng. Vệ sinh tại khu vực mua sắm này thì luôn trong tình trạng báo động…

Những cảnh tượng như vậy dường như đã quá “xưa” với các siêu thị phương Tây. Sự có mặt của các siêu thị lớn tại đây hứa hẹn sẽ mang đến sự đa dạng về các loại hàng hóa với giá cả rẻ hơn. Đặc biệt là tạo ra một không gian mua sắm tiện nghi thoải mái hơn cho hàng triệu người dân thuộc tầng lớp trung lưu – triển vọng này sắp trở thành hiện thực khi Chính phủ quốc gia lớn thứ 3 châu Á này đồng ý mở cửa thị trường bán lẻ.

Mặc dù là một nền kinh tế có tốc độ hiện đại hóa khá nhanh chóng với trị giá thu nhập 1,6 nghìn tỷ USD nhưng siêu thị lại chỉ chiếm hơn 2% trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ. Lĩnh vực hàng không và thiết bị điện thoại 3G được xem là phát triển rất mạnh mẽ, nhưng hệ thống cửa hàng bán lẻ của Ấn Độ lại bị đánh giá rất thấp và được xem là giậm chân tại chỗ trong suốt hai thập kỷ bùng nổ kinh tế vừa qua.

Những cửa hàng chật chội và ọp ẹp ở Ấn Độ dường như là một cản trở lớn đối với tham vọng về một thị trường thương mại hiện đại tại quốc gia châu Á này.

Trong khi đó trên thực tế các siêu thị đã xuất hiện tại Ấn Độ nhiều năm qua nhưng dường như tác động của chúng đối với nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế. Hiện các siêu thị này cũng đang bị đe dọa do các vấn đề về kinh phí và cơ sở hạ tầng nghèo nàn.

Theo ước tính của McKinsey, sau khi gia nhập vào thị trường này thì  thị phần của Wal-Mart, Carrefour SA và Tesco có thể chiếm đến 25% tại các khu vực đô thị.

Có thể nhận thấy tín hiệu tốt đối với các siêu thị khi giành được sự quan tâm tích cực từ phía người tiêu dùng.

Thay đổi thói quen mua sắm: Dễ mà khó

Quốc hội Ấn Độ đang đứng trước những bất đồng chính trị gay gắt về vấn đề mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vào tuần trước, nội các chính phủ đã thông qua kế hoạch cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ tới 51% cổ phần tại các tập đoàn bán lẻ đa thương hiệu khi tham gia vào thị trường tiêu dùng tại nước này.

Đây là một động thái gây ra những phản ứng vô cùng dữ dội trong Quốc hội. Cuộc tranh luận xoay quanh nhiều nghi vấn trong đó có việc: có nên cho phép Walmart, nhà lẻ lớn nhất thế giới, hoạt động tự do tại thị trường bán lẻ tiềm năng nhất trên thế giới này hay không?

Các đảng đối lập và thậm chí một số thành viên trong Đảng lãnh đạo có câu trả lời là “KHÔNG”. Lý do chủ yếu được đưa ra là, các hãng khổng lồ như Walmart, Carrefour và Tesco sẽ làm điêu đứng hàng triệu cửa hàng bán lẻ hiện đang hoạt động và chiếm ưu thế tại thị trường Ấn Độ. Phe cánh tả thì nghi ngờ về triển vọng phát triển của Ấn Độ khi mở cửa thị trường cho của các tập đoàn này.

Hiện Walmart cũng đang cung cấp các sản phẩm trái cây và rau quả cho hơn 100 siêu thị ở Bharti. Khi đó khách hàng bất ngờ với loại hình mua sắm này. Cửa hàng với đa dạng các loại sản phẩm, hàng hóa nhưng rất ít nhân viên. Đây là một điều hết sức mới mẻ tại nơi mà người dân quen với kiểu mua bán tại các cửa hàng ngoài chợ.

Walmart chưa có mặt tại Ấn Độ nhưng cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra.

Tuy nhiên cũng phải nói sự lo lắng này là không cần thiết! Các cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ đã và đang hoạt động với chi phí rất thấp (do sử dụng nguồn lao động không chính thức, và hạn chế tối đa đầu tư vào thiết bị, công nghệ, thậm chí tủ lạnh bảo quản thực phẩm) thì thất khó để nói rằng Walmart có thể cạnh tranh với họ. (Trong khi đó người kinh doanh Ấn Độ lại có những lợi thế rất lớn do nhận được sự ủng hộ của chính quyền bản địa…). Walmart có thể giành lợi thế do chi phí lao động thấp tại các quốc gia hay khu vực khác tuy nhiên  tại Ấn Độ thì điều này thật khó nói trước.

Dẫu vậy, cuộc tranh luận về tác động của Walmart tại Ấn Độ đã bỏ qua một điểm quan trọng hơn. Phần lớn người dân Ấn Độ làm nông nghiệp. Nông dân Ấn Độ mong muốn nhận được nhiều hơn nguồn đầu tư kể cả trong hay ngoài nước để có thể hoàn thiện chuỗi cung ứng đưa sản phẩm của họ tới tay người tiêu dùng. Và thực phẩm cũng chính là một lý do khiến Walmart muốn hoạt động tại Ấn Độ. Phỏng vấn giám đốc điều hành của Walmart tại Ấn Độ hồi đầu năm nay có thể thấy quan điểm đó được thể hiện rất rõ ràng.

Người Ấn Độ có thói quen hàng ngày mua trái cây và rau quả. Thu hút khách hàng đến cửa hàng mỗi ngày là cơ hội bán thêm cho họ các sản phẩm khác. Xây dựng một chuỗi cung ứng theo mô hình Walmart cung cấp trái cây và rau quả đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều nhằm cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm của người nông dân.

Thậm chí đôi khi, phải hướng dẫn cụ thể cho người nông dân cách làm thế nào để nâng cao sản lượng cà chua hay các loại cây trồng khác…. Nông dân có thể không bán thực phẩm cho Walmart, nhưng khi nhận được một mức giá tốt hơn, họ sẽ làm.

Để thuyết phục người nông dân thay đổi phương thức cũ – bán sản phẩm tại các chợ đổ với giá bèo bọt do chủ buôn đưa ra – Walmart đạt ra mục tiêu tăng 20% thu nhập cho nông dân trong 5 vòng năm. Chiến lược đó rõ ràng mang ý nghĩa rất quan trọng và thường được áp dụng đối với các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức xã hội hơn là một doanh nghiệp kinh doanh.

Mục đích là giúp người nông dân cải thiện năng suất lao động, nâng cao thu nhập. Hãng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiết kiệm được nhiều khoản chi phí. Qua đó người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng các sản phẩm sạch và chất lượng cao.  .

Tuy nhiên có thể nói điều kiện trong sản xuất nông nghiệp tại Ấn Độ còn rất nhiều thử thách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên đầu tư. Ngay cả khi Walmart đạt đến mục tiêu xây dựng một mạng lưới sản xuất với quy mô 35.000 nông dân vào năm 2015, thì đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ 450 triệu nông dân Ấn Độ. Ấn Độ là một thị trường duy nhất khiến cho Wallmart gặp phải những khó khăn trong việc đạt được quy mô.