Trang chủ » Kinh tế 24h » Thế giới sẽ có nhiều du thuyền Made in China

Thế giới sẽ có nhiều du thuyền Made in China

Tác giả:

Chất lượng quốc tế, giá cả địa phương

Được chau chuốt từ đường nét, thiết kế hiện đại đến cái tên hoành tráng, chiếc du thuyền Alaska dài gần 20m được chế tạo gần như là một chiếc tàu cao cấp ở châu Âu hay Mỹ, ngoại trừ một khác biệt lớn: giá thành. Được đóng tại Thượng Hải, chỉ cần số tiền bằng một nửa so với khoản tiền phải bỏ ra để có được một chiếc từ nhà sản xuất quốc tế như Brunswick Boat Group ở Mỹ, bạn đã có trong tay chiếc du thuyền Alaska của công ty Shanghai Double Happiness.

Theo các nhà đóng tàu Trung Quốc, tàu được sản xuất ở nước ngoài có giá trung bình khoảng 20 triệu nhân dân tệ (tương đương 3,17 triệu USD hoặc 2,5 triệu Euro) bao gồm 43% thuế nhập khẩu vào Trung Quốc.

Giống như ngành công nghiệp ôtô, các công ty của Trung Quốc đã liên doanh với các công ty sản xuất ôtô ở nước ngoài, ngành công nghiệp đóng tàu tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới này cũng nhận ra được rằng họ không thể tự mình phát triển. Với ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, dòng du thuyền Alaska là một ví dụ rõ rang về giá cả thấp hơn, khác biệt hơn và hiện đại nhưng toàn bộ đều là phụ tùng từ nước ngoài.

Tổng giám đốc công ty Shanghai Double Happiness ông Zhou Juan phát biểu, “Động cơ và các phụ tùng khác đều được nhập từ Ý, Anh và Mỹ. Vì thế hiển nhiên chúng sẽ có chất lượng ngang với những con tàu được đóng bởi các công ty quốc tế khác. Điểm khác biệt duy nhất là các con tàu của chúng tôi có giá rẻ hơn rất nhiều.”

Nhưng một điểm khác biệt lớn khác nữa là khách hàng mục tiêu. Sau nhiều năm cố gắng xuất khẩu  sản phẩm của công ty ra nước ngoài và suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Zhou cho biết công ty Shanghai Double Happiness cũng như các công ty đóng tàu khác như Hunan Sunbird và Kingship Marine ở Hông Kong, đang chuyển hướng sang những người giàu tại Trung Quốc đang tăng mạnh.

Để chứng minh rằng các con tàu của công ty mình có những đặc điểm đậm chất phương Đông đối với sở thích của người Trung Quốc, ông cho biết du thuyền Alaska được trang bị dàn karaoke, quầy bar và ghế cabin dài.

Chiếc du thuyền Navetta 80 được thi công bởi công ty Shanghai Double Happiness Yatch và công ty Gianetti Yatch cúa Ý. (Ảnh: China Daily)

Theo Hiệp hội công nghiệp đóng tàu và đường biển Trung Quốc (CCYIA), có khoảng 350 công ty đóng tàu ở Trung Quốc với khoảng 20 công ty đóng du thuyền lớn với chiều dài hơn 25m. Tổng doanh thu của ngành đóng tàu Trung Quốc 2,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 429 triệu USD) trong năm 2010, trong khi đó tổng doanh thu trên toàn thế giới là 3,4 tỷ USD. Theo hiệp hội đó là còn chưa kể tới tổng số lượng tàu thuyền bán ra ở Trung Quốc.

Tại xưởng đóng tàu Shanghai Double Happiness với diện tích 21.800m2, vài du thuyền đang được tiến hành chế tạo, từ chiều dài 12m cho tới 26m với giá giao động từ 5 triệu nhân dân tệ tới 30 triệu nhân dân tệ.

Lợi thế

Hiện đang có khoảng 200 công nhân đóng 20 chiếc tàu mỗi năm. “Lợi thế cạnh tranh lớn nhất ở ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc vẫn là lực lượng lao động lành nghề giá rẻ.” Ông Zhou cho hay, “vì chúng ta đã lãng phí hàng nghìn giờ đồng hồ nếu để mất từ 8 tháng tới 1 năm rưỡi để đóng 1 con tàu.” Nhân công ở Trung Quốc có thể rẻ nhưng việc đóng tàu ở nước này còn  khá mới mẻ, điều này khiến cho một số công ty phải cầu cứu đến sự trợ giúp từ nước ngoài.

Các mẫu thiết kế ở Shanghai Double Happiness đều được nhập từ nước ngoài. Công ty này đã ký hợp đồng với  Ed Dubois, một thành viên của Viện kiến trúc Hải quan Hoàng gia và Học viện kĩ thuật Hoàng gia để thiết kế mẫu tàu. Đồng thời công ty còn thuê các kĩ sư nước ngoài để thi công, sửa chửa và bảo dưỡng các con tàu.

“Công việc đóng tàu là một công việc hết sức phức tạp và đòi hỏi sự khéo léo nền cần nhiều chuyên gia về đóng tàu, vì thế nhiều công ty Trung Quốc đã phải khắc phục bằng cách hợp tác với các công ty nước ngoài hoặc thuê các kĩ sư nước ngoài”, ông Cheng Juehao, giáo sư trường đại học Hằng hài Thượng Hải nhận định.

Nhóm công nhân lắp ráp tàu ở công ty Shanghai Double Happiness Yatch. (Ảnh: China Daily)

Ngoài nhân công rẻ, dịch vụ sau mua cũng là một lợi thế cạnh tranh của các công ty Trung Quốc so với các công ty nước ngoài đóng tại đây. “Chúng tôi có xưởng, chúng tôi có kho bãi và chúng tôi có đầy đủ các kĩ sư lành nghề để sửa chữa và bảo dưỡng,” ông Zhou nói. “Các công ty nước ngoài còn thiếu một số thứ trong việc cung cấp dịch vụ tốt hơn.”

Tuy nhiên các công ty đóng tàu quốc tế cho biết họ không thấy bị đe dọa. Zhang Yao, Tổng Giám đốc chi nhánh tại Trung Quốc của nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nhận xét về thị trường tàu thuyền Trung Quốc “đang bị thống trị và sẽ bị thống trị bởi các công ty nước ngoài ít nhất 10 năm nữa.”

Ông Zhang phát biểu “Chúng tôi không cảm thấy bị đe dọa bởi các công ty đóng tàu nội địa. Thực ra là không có cuộc cạnh tranh nào vì các nhãn hiệu nước ngoài vẫn đang nắm giữ hầu hết thị phần.”

“Những gì hiện đang diễn ra trong ngành công nghiệp đóng tàu hiện này cũng giống như trong ngành chế tạo ôtô 20 năm trước. Phải mất 10 năm nữa các công ty đóng tàu Trung Quốc mới bắt kịp các công ty phương Tây.”

Ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc có thể vẫn phát triển, nhưng sự ham muốn các du thuyền xa xỉ để thể hiện đẳng cấp giữa các đại gia mới nổi ở Trung Quốc như một lời vẫy gọi cho cả các công ty trong nước lẫn nước ngoài.

Trở ngại

Theo CCYIA, thị trường Trung Quốc sẽ chạm mốc 50 tỷ đến 100 tỷ nhân dân tệ trong vòng 5 đến 10 năm nữa.

Traugott Kaminski, đại diên chi nhánh công ty Sunseek International của Anh tại Thượng Hải nói “đối với người mua Trung Quốc có thể chi trả cho một chiếc du thuyền sang trọng, thì tiền bạc không còn là vấn đề nữa.” Trong năm 2010, Kaminski đã bán chiếc tàu Sunseeker Predator 108 cho một tập đoàn bất động sản lớn Dalian Wanda, chiếc tàu thủy lớn nhất nhập khẩu vào Trung Quốc và nổi tiếng vì thường xuyên xuất hiện trong series phim James Bond, với giá 11,3 triệu USD.

Nhưng Kaminski cũng cho rằng khách hàng người Trung Quốc vẫn thích các nhãn hiệu quốc tế giống như họ thích Louis Vuitton hay xe Roll Royce hơn. “Người dân Trung Quốc nhìn chiếc du thuyền như một biểu tượng cho vị trí xã hội giống như các sản phẩm cao cấp khác. Họ muốn có một chiếc du thuyền để vui vẻ, để giải trí với bạn bè và người thân trong gia đình và đôi khi là để mang lại cơ hội kinh doanh.” Ông nhận xét.

Thách thức lớn nhất cho người sở hữu du thuyền ở Trung Quốc đó là sự không thống nhất luật sở hữu đối với người có duy thuyền. Các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc có luật khác nhau thường hạn chế người sở hữu ở các vùng khác. “Nó khiến cho cuộc đi chơi gặp nhiều trở ngại.” Phó chủ tịch CCYIA Zheng Weihang nói “Kết quả là hầu hết các đại gia Trung Quốc chỉ dùng du thuyền vài giờ cuối tuần mời các đối tác hoặc bạn bè. Còn người giàu ở châu Âu hay Mỹ có thể đi du thuyền vài tuần liền.”

Nhưng tin tốt là chính quyền địa phương vài nơi đang thúc đẩy xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng đường biển. Tianjin đã đầu tư 9 tỷ nhân dân tệ để xây dựng cảng lớn nhất nước với 750 điểm neo hỗ trợ tàu dài tới 90m. Hainan, Xiamen và Qingdao ở dọc theo 18.000km đường biển Trung Quốc đang hi vọng sẽ thu hút được nhiều chủ tàu hơn.

Ông Zhang đáp lại ý kiến của ông Zhou với ý chỉ ra rằng ngành đóng tàu ở Trung Quốc đang theo chu trình giống ngành chế tạo ôtô. Trong tháng 1, tập đoàn công nghiệp nặng Shandong đã ký quyết định góp 75$% vốn ở công ty đóng tàu cao cấp lớn nhất thế giới Ferretti.

Chiếc tàu lớn nhất được đóng ở Trung Quốc là con tàu có chiều dài 75m của công ty Kingship Marine ở Zhongshan, tỉnh Quảng Đông. “Đây là một trong những dự án lớn nhất mà Kingship từng thực hiện… Arctic Whale sẽ là mức tiểu chuẩn và nâng tầm các dự án sắp tới của chúng tôi,” ông Roger Liang, giám đốc điều hành của Kingship cho biết. Công ty này cũng đang đóng 1 con tàu dài 44m có giá là 27 triệu USD.

Ông Liang thông báo trước giới truyền thông rằng công ty ông vẫn chưa có khách hàng đặt mua con tàu này nhưng ông không hề lo lắng vì với ông ở Trung Quốc sẽ có thêm người giàu mới nổi nghĩ tới du thuyền là một thứ đồ chơi phải có.