Trang chủ » Kinh tế 24h » Gọi 22 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long đột phá

Gọi 22 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long đột phá

Tác giả:

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế hợp tác Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC).

Trong thời gian hoạt động, diễn đàn sẽ có hàng loạt hoạt động về xúc tiến đầu tư, hội chợ thương mại, các hội nghị bàn về tìm kiếm nguồn vốn, hỗ trợ công nghệ, hợp tác đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với các thành phố lớn, liên kết vùng và phát triển đô thị và chống biến đổi khí hậu…

Đặc biệt, tại MDEC lần này, các tỉnh thành ĐBSCL sẽ công bố danhg mục 138 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư vào vùng ĐBSCL với tổng vốn hơn 400.000 tỉ đồng và gần 2 tỉ USD. Đây là các dự án rất được kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư và tạo ra bộ mặt mới cho ĐBSCL trong những năm tới.

{keywords}

Theo ông Dương Quốc Xuân, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, các dự án cần thu hút đầu tư có nhiều lĩnh vực mà ĐBSCL cần. Có cả dự án đầu tư hạ tầng khu – cụm công nghiệp, có dự án kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông để kết nối các tỉnh, các vùng nguyên liệu nông thủy sản với nhà máy. Trong số này có rất nhiều dự án đầu tư nhà máy chế biến lúa gạo chất lượng cao, kho trữ lúa gạo, nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy chế biến các phụ phẩm từ cá tra, nhà máy chế biến, sơ chế và đóng gói trái cây xuất khẩu… nhằm đa dạng hóa sản phẩm hai cây con chủ lực của ĐBSCL cây lúa và con cá.

Theo ông Xuân cho biết, các địa phương đã có nhiều biện để vực dậy ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã cùng các tỉnh thành lập Hiệp hội Cá tra VN đang xây dựng dự thảo nghị định sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra trình Chính phủ và khi được ban hành sẽ làm thay đổi diện mạo của ngành này.

Tham dự diễn đàn, rất nhiều DN, các tổ chức tài chính, các đối tác đầu tư đầu cho rằng, ĐBSCL là một vùng có nhiều tiềm năng phát triển thành một trọng điểm kinh tế của Việt Nam với thế mạnh sản xuất và chế biến nông nghiệp. ĐBSCL là nơi sản xuất ra hơn 50% sản lượng lúa, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Mặc dù vậy, vùng đất này vẫn còn nghèo với thu nhập người dân thâp, hạ tầng kém phát triển, sản xuất vẫn chưa chủ động và kém hiệu quả. Hiện nay, các chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp thôn vùng ĐBSCL cũng còn bất cập. Môi trường đầu tư, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đặc biệt là công tác thu hồi giao đất cho các nhà đầu tư, kinh doanh một số địa phương giải quyết còn chậm, làm lỡ cơ hội đầu tư.

Vì vậy, cần huy động các nguồn lực đầu tư để tạo ra sự đột phá trong sản xuất, hạ tầng và nhân lực cho vùng đất này nhằm thu hút đầu tư, phát triển các dự án phát triển sản vùng nguyên liệu nông sản, công nghiệp chế biến tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao… nâng cao đời sống người dân.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận xét, MDEC là diễn đàn kinh tế thường niên của vùng ĐBSCL đã qua 7 lần được tổ chức đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường liên kết vùng, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển vùng theo hướng tăng trưởng xanh, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu. Thúc đẩy quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của ĐBSCL trong một thực thể chung.