Trang chủ » Bất động sản » Gian hàng 4m2 bán 2,5 tỷ: Đắt cháy túi vẫn tranh nhau mua

Gian hàng 4m2 bán 2,5 tỷ: Đắt cháy túi vẫn tranh nhau mua

Tác giả:

Một gian hàng có diện tích chưa đầy 5m2 có giá lên 2,5 tỷ đồng trong khi đó các trung tâm thương mại vắng tanh lại không có khách thuê dù giá rẻ.

Bến Thành giá cao ngất ngưởng

Theo báo cáo về thị trường bán lẻ của Savills Việt Nam, chợ Bến Thành (TP.HCM) đứng đầu về giá thuê gia hàng cũng như chuyển nhượng. Một gian hàng tại đây cho thuê xấp xỉ 30- 50 triệu đồng/tháng. Đối với sang nhượng quầy hàng với diện tích từ 2-4m2, có giá từ khoảng 1,2-2,5 tỉ đồng.

Trong khi đó, các trung tâm khác từ khoảng 10-27 triệu, tùy vào vị trí, còn chuyển nhượng vào khoảng 200 đến 550 triệu đồng. Trung tâm mua bán sỉ có thể đơn cử những tên tuổi quen thuộc như Saigon Square, Bến Thành, Lucky plaza, Taka plaza, An Đông, Bình Tây.

{keywords}
Chợ Bến Thành có giá cao ngất ngưởng

Đối với các trung tâm hay mặt bằng thương mại, giá thuê dao động từ khoảng 100-130 USD/m2, áp dụng cho tầng thấp. Giá thuê cố định trên m2 và việc hình thành giá thuê tùy vào vị trí và thương hiệu của trung tâm thương mại.

Ngoài ra, các TTTM ngoài trung tâm có mật độ dân cư đông đúc giá dao động từ khoảng 40-60 USD/m2 như Q10, Q5, còn lại Q2, Q9, Quận Gò Vấp hay Thủ Đức giá chỉ tầm khoảng 25-35 USD/m2.

Đối với phân khúc những tổ hợp mua sắm, kiosk nằm trong khu TTTM, hình thức tính tiền thuê chủ yếu dựa vào hình thức chia doanh thu và kèm theo doanh thu tối thiểu. Mức chia doanh thu dao động từ 18-25%.

Theo thống nghiên con số dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 11,9%/năm với quy mô thị trường khoảng 179 tỉ USD vào năm 2020.

Dù chỉ số này chỉ tương đương thị trường Thái Lan vào năm 2016, thế nhưng, tiềm năng dành cho Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi yếu tố quan trọng như dân số “vàng”, đô thị hóa nhanh chóng tạo đà tăng trưởng thu nhập cho người dân.

Cuộc chiến bán lẻ nội ngoại

Thị trường bán lẻ VN mở cửa chính thức vào năm 2015. Tuy nhiên, trước thời điểm đó chúng ta đã có sự hiên diện của Siêu Thị Cora – tiền thân của BigC ngày nay và Siêu thi Metro nay đổi thành Mega Market.

Cuộc chơi bán lẻ đã chính thức khởi động từ năm 2014, khi thị trường Việt Nam chào đón những thương hiệu lớn như Aeon, Central Group, Tập đoàn TCC (Thái Lan), hay Auchan. Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực mà trong đó nội cộm là các thương vụ mua lại Metro, BigC, Nguyễn Kim.

Trong một vài năm tới, thị trường bán lẻ Hà Nội mở rộng theo xu hướng phát triển của các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng. Khu vực dọc vành đai 3 và hai tuyến metro sắp ra mắt bao gồm phía Tây, Tây Nam và phía Nam sẽ là điểm nóng với hơn 380.000 m 2 sàn thương mại sẽ được ra mắt. Một vài dự án nổi bật ở khu vực này bao gồm Aeon Mall Hà Đông, các TTTM của Vincom và FLC. Phía Bắc của thành phố cũng trên đà phát triển với dự án mới được công bố hồi đầu năm của tập đoàn Hàn Quốc Lotte.

{keywords}
Trung tâm thương mại có giá thuê thấp nhưng vắng khách

Bên cạnh nhưng tên tuổi đã đề cập bên trên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng trông đợi những động thái từ các “ông lớn” như Walmart, Tesco hay Carefour. Theo số liệu bộ phận Bán lẻ Savills nghiên cứu, thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua hứa hẹn nhiều bất ngờ của Emart, BigC, Coopmart, Satra,… trên con đường chinh phục thị trường Việt nhiều thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng.

Trong khi doanh nghiệp trong nước đang loay hoay tìm lối đi, nguồn vốn… thì doanh nghiệp nước ngoài lại bỏ qua bớt các bước này mà nhắm tới thị phần -điều tưởng chừng như khá “xa xỉ” đối với đơn vị trong nước.

Theo ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP.HCM, đặc điểm của các DN ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, DN Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng.

Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trương mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các DN Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.

Bên cạnh đó, một thực tế nữa các DN bán lẻ VN vẫn đang làm công việc thương mại là chính – bao gồm 2 giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Lý do của tình trạng này không phải vì DN Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà chủ yếu là bởi quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao.

Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu DN nội thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng và tìm cơ hội khác. Theo đánh giá, cuộc chiến bán lẻ dù khá âm thầm nhưng chắc chắn trong thời gian tới sẽ khiến không ít nhà đầu tư phải rời bỏ cuộc chơi.

Duy Anh