Trang chủ » Kinh doanh » Điểm nóng » Hà Nội: Thu phí xe vào nội đô, thu thêm cả tiền ô nhiễm

Hà Nội: Thu phí xe vào nội đô, thu thêm cả tiền ô nhiễm

Tác giả:

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để thu phí xe vào nội đô và phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải của phương tiện.

Thu phí vào nội đô

UBND TP. Hà Nội cho hay đang lập đề án “thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Đây là biện pháp kinh tế trong Đề án được Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội thông qua vào tháng 7/2017 nhằm giảm mật độ phương tiện giao thông tại một số khu vực cụ thể bằng biện pháp kinh tế, tức nộp phí.

{keywords}
Hà Nội lo ùn tắc ngày càng nghiêm trọng nên phải thu phí vào nội đô

TP. Hà Nội cũng cho rằng, phương tiện cơ giới chiếm tỷ lệ lớn trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Cho nên, với lượng phương tiện như hiện nay sẽ là nhân tố lớn tác động đến môi trường không khí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân.

Vì thế, việc áp dụng quy định nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết.

“Tại các thành phố như London (Anh), Singapore… cũng đang thực hiện nhằm giảm lưu lượng xe hơi gây ô nhiễm môi trường ở trung tâm thành phố”, UBND TP. Hà Nội dẫn chứng.

Khi thu phí xe vào nội đô, TP. Hà Nội tin rằng “sẽ trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham giao giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế”. Người tham gia giao thông có sự cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp.

Tuy nhiên, TP. Hà Nội nêu một khó khăn là tại danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015, thì không có tên khoản “phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội cho rằng để thu được phí thì cần đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản phí này vào danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

Đây là cơ sở để UBND TP. Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện việc thu phí xe vào nội đô.

Phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải của phương tiện

Trong văn bản gửi Thủ tướng, TP. Hà Nội cũng đề xuất thêm một biện pháp để hạn chế ô nhiễm. Đó là quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành phương tiện thông qua đăng kiểm.

UBND TP. Hà Nội lý giải, sự gia tăng của phương tiện giao thông “đã ở mức báo động”. Nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời thì trong tương lai tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường “sẽ trở nên nghiêm trọng”.

{keywords}
Tắc đường khủng khiếp ở Hà Nội.

Dự báo đến năm 2020, TP. Hà Nội sẽ có hơn 843 nghìn ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô, xe gắn máy. Đến năm 2030 thì số ô tô là hơn 1,9 triệu còn xe máy là hơn 7,5 triệu.

Cho nên, UBND thành phố Hà Nội cho rằng việc quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành phương tiện thông qua đăng kiểm “là biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông cũ, phát thải cao”, và hết sức cần thiết.

Do đó, Thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng xem xét, giao các bộ ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành hướng dẫn việc thu này, làm cơ sở cho UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện quy định để thực hiện quản lý xe đạp điện tương tự như xe máy. Phương tiện thân thiện với môi trường này “đang bộc lộ hạn chế nhất định” khi lưu thông và “trở thành ẩn họa gây tai nạn” trong nội đô.

Hà Nội đang có 7.000 xe đạp điện, và “cần thiết quản lý xe đạp điện như đối với phương tiện cơ giới”. Tuy nhiên, xe đạp điện chưa được quy định là phương tiện cơ giới nên chưa đủ cơ sở để Hà Nội thực hiện điều trên. Vì thế, TP. Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung “xe đạp điện là đối tượng thuộc nhó phương tiện cơ giới” trong Luật giao thông đường bộ sửa đổi.

Với xe điện 4 bánh, UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị ban hành quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để đưa vào quản lý.

H.Duy

Giải thoát cho đô thị, cứu lấy môi trường: Lên lộ trình hạn chế xe máy

Giải thoát cho đô thị, cứu lấy môi trường: Lên lộ trình hạn chế xe máy

Từ năm 2018 Hà Nội sẽ thực hiện quản lý chặt các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Xây dựng lộ trình từ kiếm soát đến hạn chế và tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030 nhằm giảm ùn tắc…

Sự thật 22.000 DN ô tô, xe máy bỏ kinh doanh vì thuế phí

Sự thật 22.000 DN ô tô, xe máy bỏ kinh doanh vì thuế phí

Trước thông tin cho rằng có tới gần 22.000 DN ô tô, xe máy phải bỏ cuộc vì thuế phí, đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã lên tiếng.

Cơ sở nào khai tử 2,5 triệu xe máy của dân?

Cơ sở nào khai tử 2,5 triệu xe máy của dân?

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết hiện chưa có quy định về niên hạn sử dụng xe máy và môi trường nên sẽ khó thu hồi.

Loại bỏ xe máy: Nghe rất đúng nhưng đố làm được

Loại bỏ xe máy: Nghe rất đúng nhưng đố làm được

Để loại bỏ hoàn toàn xe máy và chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, ô tô cá nhân, TP.HCM cần khoảng 470 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2025. Đây là số vốn khổng lồ, kiếm ở đâu ra?

Hỗ trợ dân đổi xe máy cũ nát: Bộ Tài chính lo không khả thi

Hỗ trợ dân đổi xe máy cũ nát: Bộ Tài chính lo không khả thi

Góp ý về quy định quản lý, thu hồi đối với xe mô tô, xe gắn máy của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính cho rằng không khả thi.