Trang chủ » Doanh nhân » Nghịch lý Lê Phước Vũ: Công ty lỗ thảm, ông chủ buôn cổ phiếu lãi đậm

Nghịch lý Lê Phước Vũ: Công ty lỗ thảm, ông chủ buôn cổ phiếu lãi đậm

Tác giả:

Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có, bất ngờ lỗ nặng cho dù đã dùng đến quân bài sống còn. Những thương vụ mua bán cổ phiếu lời đậm cũng khó bù đắp được thiệt hại chung.

Nhà đại gia ngân hàng giàu nhất Việt Nam: Có thêm ngàn tỷ vào két

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ vừa công bố kết quả kinh doanh quý cuối niên độ (kết thúc vào cuối tháng 9/2018) với một cú lỗ nặng tới 100 tỷ đồng. Cổ phiếu HSG ngay lập tức giảm sàn, giảm 7% xuống 9.230 đồng/cp trong phiên giao dịch mà cả thị trường chứng khoán (TTCK) hồi phục với Vn-Index tăng hơn 26 điểm.

Tất cả những kỳ vọng về sự hồi phục của Hoa Sen sau những tháng ngày đẩy mạnh tái cấu trúc nhằm giữ thị phần và cạnh tranh với các đối thủ khác,… đã tan thành mây khói. Khó khăn giờ còn lớn hơn, không chỉ ở khối nợ khổng lồ 800 triệu USD mà HSG đang gánh.

Chi phí tài chính trong quý IV niên độ 2017-2018 (kết thúc cuối tháng 9/2018) tăng gấp đôi, trong đó chi phí lãi vay tăng mạnh và giá vốn bán hàng tăng hơn 2 ngàn tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến Tôn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ rơi vào tình trạng tồi tệ chưa từng có.

Tính chung cả năm niên độ 2017-2018, lợi nhuận của Tôn Hoa Sen giảm 70% xuống còn 410 tỷ đồng. Lý do cũng là do giá vốn bán hàng tăng mạnh (tăng gần 8,8 ngàn tỷ đồng) và chi phí tài chính tăng hơn 60%.

Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn của HSG là do giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt, tỷ giá tăng và doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính lớn dẫn tới chi phí lãi vay tăng cao, ảnh hưởng tới kết quả của doanh nghiệp.

{keywords}
Ông Trần Đình Long và ông Lê Phước Vũ.

Gần đây, HSG đã bắt tay với Formosa để mua nguyên liệu đầu vào thép cán nóng HRC ở mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, tình hình chưa thể được cải thiện một sớm một chiều và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước ,hập nguyên liệu thép cán nóng từ nước ngoài và chịu ảnh hưởng từ nhiều biến động như giá, tỷ giá, thuế phí,…

Trong khi đó, nợ vay của HSG vẫn đang gia tăng, nợ ngắn hạn tăng thêm gần ngàn tỷ đồng lên gần 10,9 ngàn tỷ đồng,… và hàng tồn kho ứ đọng.

Sự nổi lên của các đối thủ, trong đó có Hòa Phát của ông Trần Đình Long cũng khiến HSG gặp khó. Cuộc cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Trước đó, HSG cũng gặp khá nhiều việc đen đủi như vụ cháy tại Trung tâm thương mại (TTTM), Khách sạn Hoa Sen Yên Bái và hàng loạt các báo cáo không mấy sáng sủa đến từ các công ty chứng khoán.

Các CTCK cho rằng, tình hình tài chính kém ảnh hưởng tới triển vọng của doanh nghiệp này.

Thị trường tôn đang có sự cạnh tranh khốc liệt với sự gia tăng sản lượng của chính Hoa Sen, của Nam Kim và sự xuất hiện của một đối thủ mới là Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú USD Trần Đình Long.

Cổ phiếu HSG nằm trong xu hướng giảm giá trong hơn 1 năm qua, từ mức gần 29.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi đầu tháng 6/2017 xuống hiện còn khoảng 9.000 đồng/cp.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vẫn giữ vị trí số 1 trong thị trường tôn thép ở Việt Nam với thị phần khoảng 35% tôn, nhưng kết quả kinh doanh liên tục giảm sút trong các kỳ báo cáo gần đây.

Mặc dù cổ phiếu giảm sâu và vốn hóa của doanh nghiệp bốc hơi mạnh nhưng nhà ông Lê Phước Vũ mua bán cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình ở vào những thời điểm rất thuận lợi.

Ông Lê Phước Vũ được xem là rất may mắn khi bán thỏa thuận thành công gần 10 triệu cổ phiếu HSG ở mức giá đỉnh: bình quân 32.000 đồng/cổ phiếu thu về hơn 300 tỷ đồng hồi đầu tháng 6/2017. Giao dịch được thực hiện sau khi ông Vũ lăn chốt nhận cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu tỷ lệ 55% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%, với tổng cộng nhận thêm khoảng 20 triệu đơn vị.

Công ty TNHH một thành viên Tâm Thiện Tâm – công ty riêng của bà Hoàng Thị Hương Xuân, vợ ông Lê Phước Vũ – bán ra toàn bộ 19,2 triệu cổ phiếu HSG vào khoảng cuối tháng 5, khi mà giá cổ phiếu HSG ở khoảng 12.000-13.000 đồng/cp.

Không chỉ gặp khó trong thị trường nội địa, HSG còn gặp khó ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, sau khi chính quyền Donald Trump áp thuế cao đối với các sản phẩm tôn và thép.

Trên thực tế, không chỉ HSG, mà nhiều cổ phiếu ngành thép khác cũng giảm giá mạnh trong thời gian qua theo xu hướng chung trên thị trường và ảnh hưởng từ những quyết định áp thuế cao của Mỹ, như Thép Pomina (POM), hay Thép Tiến Lên (TLH), Thép Hòa Phát. Tuy nhiên, mức giảm của HSG là mạnh nhất.

Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, thép là sản phẩm bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều nhất. Gần đây, Mỹ đã tiến hành điều tra và áp thuế đối với các sản phẩm thép mà nước này nghi là thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam và từ đây “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu sang Mỹ.

Trên thị trường chứng khoán dòng tiền bất ngờ ồ ạt đổ vào thị trường trong phiên cuối tháng khiến VN-Index tăng vọt. Nhiều cổ phiếu blue-chips và nhóm bất động sản, ngân hàng tăng mạnh bất chấp triển vọng kém tươi sáng khi tín dụng bị xiết lại.

Một số cổ phiếu tăng trần như Vinhomes, BIDV, PVD,… do kết quả kinh doanh khả quan.

Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng quý cuối và năm 2019 khi mà thị trường thế giới còn bất ổn.

Một số công ty chứng khoán tiếp tục có những cái nhìn bớt bi quan hơn trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, sau phiên tăng điểm mạnh cuối tháng, thị trường có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên kế tiếp và hướng đến vùng 920-925 điểm. Áp lực rung lắc, điều chỉnh của thị trường có thể sẽ xuất hiện tại vùng này.

CTCK Rồng Việt (VDS) nhận định, thị trường đã có phiên tăng điểm mạnh mẽ như kỳ vọng của đa phần nhà đầu tư. Đây là phản ứng khá dễ hiểu khi thị trường vừa có nhịp giảm sâu và nhiều cổ phiếu lớn đã bị quá bán. Trước mắt, đây có thể coi là một nhịp phục hồi kỹ thuật. Để khẳng định sự đảo chiều, sẽ cần nhiều hơn nữa các phiên giao dịch tích cực trong thời gian tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, Vn-Index tăng 26,07 điểm lên 914,76 điểm; HNX-Index tăng 3,63 điểm lên 105,35 điểm. Upcom-Index tăng 0,57 điểm lên 51,78 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 240 triệu đơn vị, trị giá 7,7 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Cha con đại gia Võ Trường Thành vướng lao lý, công ty lỗ nặng mất tên

Cha con đại gia Võ Trường Thành vướng lao lý, công ty lỗ nặng mất tên

Doanh nghiệp vốn một thời của ông Võ Trường Thành tiếp tục có những thay đổi lớn. Những gì còn rơi rớt lại từ trước đều bị tẩy bỏ. Đại gia mới xua vận ám đen đủi.