Đảo chỗ liên tục
Ngày 5/9, Eximbank) đã công bố việc thay đổi 4 vị trí lãnh đạo cao cấp. Theo đó, HĐQT đã bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hương – Phó TGĐ điều hành hoạt động của Eximbank giữ chức danh quyền TGĐ. Ông Hương được bổ nhiệm vào chức vụ này sau khi ông Trương Văn Phước được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Cùng với đó, Eximbank đồng loạt bổ nhiệm, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Tài chính Kế toán trưởng kiêm….
Với Eximbank hay trước đó thay đổi lãnh đạo là do điều động nhân sự cao cấp của Chính phủ. Ở phần còn lại, sự thay đổi hàng loạt lãnh đạo cao cấp ở nhiều NH cổ phần liên quan nhiều tới tình hình hoạt động của các ngân hàng này và tới nhu cầu thay đổi môi trường làm việc của chính các sếp tổng này.
Ngày 13/8/2013, Techcombank chính thức thông báo ông Simon Morris đã từ nhiệm vị trí TGĐ vì lý do cá nhân sau 2 năm điều hành ngân hàng này. Cùng ngày, ông Đỗ Tuấn Anh, thành viên HĐQT được bổ nhiệm quyền TGĐ thay ông Simon Morris. Trước đó, hồi cuối 2011, ông Simon Morris đã thay ông Nguyễn Đức Vinh người đã nhiều năm nắm giữ vị trí CEO và có nhiều thành công với NH này.
Sau khi rời Techcombank, ông Vinh sang VPBank và được bổ nhiệm là TGĐ VPBank từ tháng 7/2012. Trong khi cựu CEO của VPBank Nguyễn Hưng thì sang làm việc cho TienPhongBank.
Hồi đầu tháng 6/2013, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã chính thức bổ nhiệm bà Đàm Bích Thủy đảm nhận vị trí TGĐ sau hơn 4 tháng nguyên tổng giám đốc Dương Thị Mai Hoa từ nhiệm và ông Lê Quang Trung, phó TGĐ, nắm giữ chức quyền TGĐ.
Bà Dương Thị Mai Hoa ngay sau đó đã về giữ chức TGĐ khối Ngân hàng Doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank).
Cũng thời gian này (6/2013), HĐQT DaiABank đã bầu ông Chu Việt Cường vào vị trí Chủ tịch HĐQT thay cho ông Quách Văn Đức và bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Đức vào vị trí Tổng giám đốc, thay cho ông Lê Huy Dũng. Các sếp mới của DaiABank đều từ HDBank sang.
Đầu năm 2013, HDBank cũng đã tiếp nhận ông Lê Xuân Vũ về đảm nhận vị trí Phó TGĐ. Ông Vũ chuyển từ Techcombank với vị trí cao nhất là Phó TGĐ.
Còn tại TrustBank, những thay đổi vừa diễn ra cả ở cơ cấu HĐQT và Ban kiểm soát. Tại ĐHCĐ bất thường hồi đầu tháng 2/2013, toàn bộ 7 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2009 – 2013 đã từ nhiệm và thay bằng những thành viên mới.
Ngày 7/8/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) cũng đã bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của TGĐ sau khi ông Đặng Quang Minh xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ông Phạm Duy Hiếu được biết đến là một CEO trẻ của ngành ngân hàng khi được bổ nhiệm là TGĐ VietABank hồi đầu năm 2012 lúc mới 34 tuổi.
Ghế nóng đổi chủ, sếp nhảy việc
Có thể thấy, từ đầu năm 2011 tình hình thay đổi nhân sự cao cấp tại các ngân hàng đã bắt đầu diễn ra sôi động. Mặc dù vậy, làn sóng thay sếp trở nên dồn dập có lẽ từ cuối năm này với hàng loạt các vụ thay đổi CEO, chia tay sếp cũ, đón sếp mới. Trào lưu tuyển sếp ngoại về làm việc cũng bắt đầu vào khoảng thời gian này. Làn sóng thay sếp trở nên mạnh mẽ hơn khi mà câu chuyện tái cấu trúc ngân hàng trở thành một vấn đề quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Thời điểm cao trào giữa năm 2012, có những tuần ngành ngân hàng chứng kiến 3-4 ngân hàng bổ nhiệm CEO mới. Có ngân hàng, mỗi năm thay CEO một lần, trong khi có ngân hàng lại khuyết chức danh TGĐ trong một thời gian dài.
Làn sóng các ngân hàng dồn dập thay đổi CEO gắn liền với gian đoạn các ngân hàng này gặp rất nhiều khó khăn, từ nợ xấu chồng chất, mất thanh khoản, lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ… Mục đích của quyết định thay sếp cũng dễ hiểu là nhằm phát triển ngân hàng.
Tại Techcombank, sau khi trở thành CEO, ông Simon Morris đã đặt ra mục tiêu là đưa Techcombank trở thành ngân hàng hàng đầu vào năm 2014. Với TienPhongBank, ngân hàng này cần tìm CEO mới với mong muốn cải thiện hoạt động, tăng lợi nhuận sau tái cơ cấu.
MaritimeBank tuyển CEO ngoại Atul Malik – một người giàu kinh nghiệm để phục vụ “những quyết định táo bạo”. Còn, VIB tuyển bà Đàm Bích Thủy với kinh nghiệm làm việc tại ANZ như một nhân tố mới dẫn dắt VIB, khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam, trở thành một ngân hàng nội địa đẳng cấp quốc tế….
Rất nhiều ngân hàng tìm CEO để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, vượt lên khó khăn chung của ngành. Kỳ vọng thì nhiều nhưng kết quả nhiều khi không như mong muốn.
Có thể thấy, những khó khăn mà các NH phải đối mặt trong thời gian gần đây cùng với quyết tâm tái cấu trúc hệ thống NH của NHNN đang khiến các nhà băng chịu áp lực thay đổi khá lớn và vị trí đứng đầu luôn dễ bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, làn sóng thay tướng trong hệ thống ngân hàng là tín hiệu đáng mừng, báo hiệu các ngân hàng đang nỗ lực để làm mới mình, làm cho mình tốt hơn. Tuy nhiên, kết quả như thế nào lại là việc khác. Hiện tượng các sếp ngân hàng chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay hiện tượng các NH đặt kỳ vọng quá lớn vào một gương mặt mới hiều khi chưa được như mong đợi.
Tuuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu chéo và tình trạng gia đình trị, nhóm lợi ích tại một số tổ chức vẫn khá lớn cũng khiến cho việc thay CEO có thể cũng không làm thay đổi được tình hình.