Diễn đàn kinh tế Việt Nam – VEF

Làm việc 70 giờ/ tuần: Nguy hiểm

 Từ ý tưởng…

Làm việc 40 tiếng một tuần là vừa sức với con người. Thế nhưng một số người không chỉ đang làm việc nhiều giờ hơn mà họ còn bị lệ thuộc vào những công việc cường độ cao. Họ phải làm việc hơn 60 giờ một tuần, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24/7, thời hạn hoàn thành công việc sít sao hơn bao giờ hết và khối lượng công việc không thể dự tính trước.

Làm việc 40h/ tuần là vừa sức con người
Ảnh: thumb7.shutterstock.com

Đây là điều nghe có vẻ lạ, nhưng rất nhiều người đang làm những công việc cường độ cao lại không hề cảm thấy rằng họ đang bị bóc lột. Ngược lại, họ còn cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó.

Một số người yêu thích những thử thách về trí tuệ, họ có cảm giác sung sướng khi hoàn thành những công việc khó khăn. Một số người khác lại say mê những thoả thuận hấp dẫn về chế độ đãi ngộ trọn gói và địa vị có được khi họ làm những công việc này.

Những công việc cường độ cao kích thích mạnh đến sự hứng thú của con người, làm tăng cường năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Đó là những công việc thường xuất hiện ở các ngành khác nhau như: Dịch vụ tài chính, tư vấn, dược phẩm, luật và sản xuất…

Sẽ nguy hiểm cho cuộc sống của
bạn nếu bạn làm việc hơn 60h/tuần
Ảnh: press.princeton.edu

Hai tác giả Hewlett và Luce nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm tiềm ẩn khi phải làm việc hơn 60 giờ/ tuần: Đó là vấn đề về sức khoẻ và trục trặc trong gia đình đối với những người đảm nhiệm công việc có cường độ cao. Kèm theo đó là sự giảm dần hiệu quả làm việc khi họ phải chịu những mệt mỏi không thể tránh khỏi hay sự thiếu hụt lượng nước cần thiết tối thiểu.

Những công việc cường độ cao có thể làm giàu cho công ty bạn trong ngắn hạn.

Nhưng liệu công ty bạn có thể tồn tại lâu dài với phương thức làm việc như vậy hay không?

… Tới thực tế

Công việc ở công ty bạn nặng nhọc tới mức nào?

Ngoài những đặc điểm như: Tuần làm việc kéo dài hơn 60 giờ, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24/7, lượng công việc không thể dự tính trước và thời hạn hoàn thành nhiệm vụ sít sao…, các công việc cường độ cao này còn có những yêu cầu điển hình như sau:

Tại sao những công việc với cường độ cao như vậy lại gia tăng?

Những xu hướng giao thoa mạnh mẽ đã thúc đẩy sự gia tăng các công việc cường độ cao:

Do áp lực cạnh tranh mà mọi
người phải làm việc nhiều hơn
Ảnh:www.snoway.com

Bất lợi

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Sylvia Ann Hewlett [1] và Carolyn Buck Luce[2]

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Sylvia Ann Hewlett là nhà kinh tế học và là Chủ tịch thành lập tổ chức Trung tâm Work-Life Policy. Bà là đồng tác giả của nhiều cuốn sách phê bình. Ví dụ: When the Bought Breaks (TD: Khi cành cây gãy, tác phẩm đã giành giải thưởng Robert F. Kennedy), The War Againts Parents (TD: Nguồn gốc phản chiến, viết cùng Cornel West).

[2] Carolyn Buck Luce là lãnh đạo bộ phận dược phẩm toàn cầu tại Ernst & Young LLP. Bà cũng là Giáo sư của tổ chức Work-Life Policy. Bà là đồng tác giả của nhiều bài viết trên Harvard Business Review. Ví dụ: Off-Ramps and On-Ramps: Keeping Talented Women on the Road to Success; Leadership in Your Midst: Tapping the Hidden Strengths of Minority Executives

Exit mobile version