Cao ốc hỗn hợp Indochina Riverside Tower tọa lạc tại khu đất vàng ở Quận Hải Châu, Đà Nẵng cách đây hơn 3 năm là nơi giao dịch “nóng” nhất chốn Đà Thành. Vào 2010, giá mỗi mét vuông căn hộ nơi đây là 2.400 USD/m2.
Nhưng đến thời điểm này, nhiều nhà đầu tư căn hộ tại đây đã sẵn sàng bán lạ sang nhượng lại với mức giả chỉ còn một nửa nhưng rao mãi chẳng ai mua. Một nhà đầu tư tâm sự: chấp nhận hạ giá hơn ngàn USD/m2 mà không ai hỏi. Bây giờ coi như của đổ đi, hốt được bao nhiêu thì hốt.
Trong tổng số 100 căn hộ nơi đây chỉ một vài căn hộ có người ở. Còn lại hầu hết các căn hộ lác đác sáng đèn vào mỗi dịp cuối tuần còn lại rất hiếm khi thấy các ông chủ ở Hà Nội, Sài Gòn có ghé qua kể từ ngày kinh tế khủng hoảng.
Rất nhiều khu đất vàng đã bỏ hoang nhiều năm giữa trung tâm Đà Nẵng. |
Hai bờ sông Hàn đoạn từ cầu Thuận Phước đến Cầu Rồng hàng loạt cao ốc hàng trăm triệu đô mọc lên như: Indochina Riverside Tower, Azura Đà Nẵng và mới đây là Novotel… Đứng trên tầng cao nhất của tòa nhà Novotet thả tầm mắt quanh Đà Nẵng mới nhận ra bức tranh “da báo” trong qui hoạch xây dựng là những công trình triệu đô bị nằm bất động nơi những khu đất vàng.
Một trong những điển hình của sự bê bết BĐS là dự án tháp đôi cao 220 m Viễn Đông Meridian Towers. Đây là dự án nằm trên khu đất vàng cao 48 tầng được khởi công từ năm 2009. Nhưng đến nay vẫn còn là bãi đất trống được quậy chặt tứ phía mặc cho cỏ dại mọc xanh rì còn tấm biển thông báo thì đã bạc màu tả tới.
Nằm đối diện Viễn Đông Meridian Towers, là Golden Square trên cũng trên một khu đất vàng 4 mặt tiền đã được khởi công hoành tráng vào đầu năm 2008. Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành vào năm 2011 nhưng đến nay công trình mới xong phần móng và xây lên mấy tầng rồi bỏ hoang đến nay.
Cùng nằm trong khu vực đất vàng, đất bạc này là dự án Khu phức hợp Danang Center với 3 mặt tiền được khởi công hoành tráng hôm tháng 3/2008, với quy mô gồm tòa tháp đôi 35 tầng và 4 tầng hầm. Chủ đầu tư cam kết hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2011, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa làm xong móng. Bốn phía là hàng rào bịt bùng bao bọc.
Rời khu đất vàng trung tâm, dọc theo đường en biển đường Hoàng Sa – Trường Sa là hàng loạt dự án được khởi công đầu tư ngay trong thời sốt nóng của thị trường bất động sản như: Montgomerie Links, The Ocean Villas hay Hyatt Regency Danang Resort & Spa, The Cham, The Summit, Furama Villas … Nhưng rất ít trong số đó được triển khai đúng cam kết. Đến nay, đa số đã án binh bất động. Nhiều khung nhà xây dựng dở dang như những bộ xương khô giữa miền cát trắng.
Điều này trái ngược hoàn toàn với thời kỳ cách đây 4 -5 năm khi những biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng được rao bán với mức giá trên dưới 1 triệu USD/căn.
Nhưng từ năm 2011 đến nay, những căn hộ triệu USD ấy bây giờ đều sụt giảm giá trung bình từ 25% đến 40% so với thời kỳ đỉnh cao. Nhưng khổ nổi là các giao dịch mua và bán khá trầm lắng.
Đã có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân ôm những căn hộ triệu USD này đang rao bán giá thấp để thu hồi vốn “cắt lỗ”. Hàng nghìn lô đất nền ven biển cũng đang trong tình trạng ế ẩm khi không có người mua khiến nhiều “đại gia” bất động sản méo mặt.
Thị trường căn hộ Đà Nẵng đang trả giá cho giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây. Thị trường sơ cấp ghi nhận sự hiện diện khoảng 14.000 căn hộ trong số 22 dự án đang đầu tư tại thành phố này. Rất tiếc, những căn hộ này hầu như đều bị “bỏ hoang”.
Cuộc “tháo chạy” của các “đại gia” bất động sản mà các chuyên gia kinh tế nhận định đó là cuộc tháo chạy hay di tản không có trật tự này có nguy cơ gây hổn loạn là điều khó tránh khỏi. Nếu như chính quyền Đà Nẵng không có biện pháp cũng như chính sách kích cầu kịp thời và đúng lúc.