Trang chủ » Thế giới » Ham hố Bitcoin, tiền ảo dễ chết thật

Ham hố Bitcoin, tiền ảo dễ chết thật

Tác giả:

Vấn đề an ninh

Vì bitcoin là đồng tiền phi chính phủ, phi ngân hàng nên việc quản lý và bảo đảm cho người sở hữu bitcoin là rất khó khăn. Rủi ro lớn nhất là nó bị ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia phủ nhận. Nếu hệ thống đồng tiền ảo ngày ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc những người sở hữu có thể bị trắng tay, bởi không có ai chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Bên cạnh đó, bitcoin còn là miếng mồi ngon của tin tặc và trở thành công cụ thanh toán của thị trường chợ đen trên mạng. Tháng 11/2013, một vụ mất cắp bitcoin đã xảy ran, tin tặc đã đột nhập trang web Inputs.io lấy đi 4.100 Bitcoin, giá trị qui đổi khoảng hơn 1 triệu USD.

 

 

{keywords}
Nhiều nước cấm cửa Bitcoin

Một báo cáo do tiến sỹ Ittay Eyal và giáo sư Emin Gün Sirer của Đại học Cornell phát hành hồi đầu tháng 11 cho thấy, đang tồn tại một lỗ hổng trong cơ chế “đào” Bitcoin mà có thể cho phép một nhóm quyền lực giở trò gian lận, thao túng đồng tiền ảo này.

Theo ông Chris Kinner, giám đốc công ty nghiên cứu Balatro ở London, các ngân hàng lo vấn đề rửa tiền. Trong khi đó, dưới góc nhìn của nhà chức trách, bitcoin có thể đồng hành với trốn thuế, chuyển tiền cho các tổ chức khủng bố, buôn ma túy.

 

 

{keywords}
Những rủi ro của đồng tiền này

Tháng 10/2013, Chính phủ Mỹ ra lệnh đóng cửa trang web Silk Road và tạm giam Ross Ulbricht do bị tình nghi là chủ mưu và vận hành trang web lớn nhất thế giới về mua bán các mặt hàng cấm như chất gây nghiện, súng ống, tranh ảnh đồi trụy trẻ em… và dịch vụ thuê sát thủ. Bitcoin là đồng tiền thanh toán duy nhất được chấp nhận trên trang web này. Cơ quan điều tra đã thu giữ lượng Bitcoin kỷ lục, lên tới 26.000 Bitcoin.

Giới chức trách lo ngại, những nhà đầu cơ đang tìm cách chuyển đồng tiền bí mật ra nước ngoài, đây mới là yếu tố đẩy giá bitcoin lên nhanh như hiện nay. Hiện Chính phủ Mỹ đã nghe điều trần về bitcoin và sẽ có những biện pháp siết chặt nó. Chính phủ các nước Pháp, Ấn Độ, hay như cả Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng đã cảnh báo về đồng tiền ảo này.

Ngân hàng Trung ương Phần Lan kết luận, Bitcoin không đáp ứng định nghĩa của một đồng tiền, thậm chí là một phương thức thanh toán điện tử. Vì vậy, đồng tiền ảo này đã được Phần Lan coi là một loại hàng hóa.

Mạnh tay hơn như Trung Quốc, hồi đầu tháng 12/2013 đã quy định cấm giao dịch bằng đồng bitcoin. Tại Thái Lan, mọi giao dịch mua bán, chuyển đổi liên quan tới Bitcoin đều bị coi là phạm pháp, bởi ngân hàng trung ương nước này xác định đây không phải là một loại tiền tệ.

Patrick M. Byrne, giám đốc điều hành trang bán lẻ trực tuyến Overstock.com cho biết, công ty đã quyết định tạm dừng kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho đến khi các vấn đề pháp lý xung quanh tiền ảo được làm rõ.

Nguy cơ bị lũng đoạn

Những điểm yếu của hệ thống có thể bị thợ “đào” Bitcoin lợi dụng. Trước đây, cộng đồng mạng chỉ dùng máy tính bình thường để làm việc ghi nhận giao dịch vào sổ cái. Nay cuộc chạy đua trang bị máy ngày càng mạnh để khai thác bitcoin, trong đó có cả dân chơi trang bị dàn máy tính chuyên nghiệp, chạy suốt 24/24 giờ.

Nếu một nhóm đào Bitcoin sở hữu 50% đồng tiền ảo này thì tất cả các giao dịch sau đó sẽ bị lũng đoạn, giá sẽ lao dốc và đế chế tiền này tự sụp đổ. Một nhóm đủ mạnh có thể kiểm soát Bitcoin không khác gì những đồng tiền được cung cấp và kiểm soát bởi một ngân hàng trung ương mạnh, họ có thể dễ dàng “làm giá” tiền ảo bằng cách bơm thêm hoặc găm giữ Bitcoin. Tập trung quyền lực có thể khiến toàn hệ thống sụp đổ.

 

 

{keywords}
Tỷ lệ các nhóm đang giữ đồng tiền bitcoin

 

GHash.io là nhóm những người “đào” Bitcoin lớn nhất trên thế giới, và hiện đang kiểm soát tới 42% các hoạt động máy tính tham gia vào mạng lưới Bitcoin. Đây là lần đầu tiên nhóm này tiến gần đến mốc kiểm soát hơn 50% toàn bộ mạng lưới. Nếu con số vượt quá mốc 50%, một loạt vấn đề có thể xảy ra. Trước đây, nhóm BTC Guild từng gom những người chơi mạnh nhất và gần đạt ngưỡng 50%. Tuy nhiên, khả năng một nhóm không rõ danh tính nào đó thâu tóm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống mới là điều đáng sợ.

Giải pháp ngăn chặn khả năng lũng đoạn thị trường tiền ảo được các chuyên gia đưa ra là áp dụng qui tắc đào bitcoin mới bằng một bản cập nhật phần mềm, theo đó tổng mức bitcoin của một nhóm không được vượt quá một phần tư  tổng số bitcoin của toàn cộng đồng.

Giới chức châu Âu thường xuyên cảnh báo về các rủi ro có thể gặp phải khi dùng loại tiền này thay cho tiền thật. Anh hiện đánh thuế 20% lên việc mua bán Bitcoin, do lo ngại nó có thể được dùng để rửa tiền và trốn thuế.

Mặc cho những rủi ro tiềm tàng, nền kinh tế Bitcoin vẫn lớn mạnh không ngừng. Đã đến lúc các chính phủ và người dân cần xem xét vấn đề bitcoin một cách nghiêm túc.