Trung tuần tháng 7/2013, một hãng xe máy danh tiếng đã thực sự tạo một cú sốc trên thị trường xe máy Việt Nam khi trình làng một loại xe máy mới và tự xưng là “siêu phẩm” rồi tung ra cái giá trên trời lên đến hơn 300 triệu tương đương một chiếc xe ô tô loại nhỏ. Sự kiện nay khiến cho thị trường xe máy Việt Nam đang lặng tờ vì suy thoái kinh tế phải dậy sóng bởi những sự lạ lùng xưa nay hiếm.
Đầu tiên, chuyện một chiếc xe máy 2 bánh có giá trị như một chiếc ô tô bình dân “đập hộp” là một sự lạ rồi. Cái lạ tiếp theo chính là sự xuất hiện của cái gọi là “siêu phẩm” tiếp tục khẳng định một vấn đề khác là: người giàu Việt Nam tiếp tục “ăn chơi” bất chấp khủng hoảng kinh tế.
Câu chuyện trên cũng chỉ là một dẫn chứng về là sự giàu ngầm và thói xa xỉ bậc nhất của dân Việt.
Con số chính thức từ Bộ Công thương, hàng xa xỉ nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 2,9 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, nhóm các mặt hàng như điện thoại di động ôtô nguyên chiếc… đều tăng cao.
Tuy vậy, người ta sẽ còn phải ngạc nhiên và “khâm phục” độ chịu chơi của dân Việt vì giá của những mặt hàng xa xiwr thường đắt hơn khoảng 2 – 3 lần so với thị trường Mỹ.
Đến đây, người ta bỗng liên tưởng tới câu chuyện trong lĩnh vực xe máy, người tiêu dùng Việt Nam bao giờ phải xài với giá đắt đỏ hơn các nước láng giềng giàu có hơn vài ba lần là chuyện thường. Ví như vào cuối tháng 3/2013, một mẫu xe máy thời thượng sản xuất ở Việt Nam có hơn 80 triệu đồng. Những bất ngờ hơn là cũng mẫu xe đó nhập từ Việt Nam về Indonesia chỉ bán có giá chưa đến 60 triệu đồng.
Đương nhiên, những cơ quan có trách nhiệm có đầy đủ các lý giải về nguyên nhân của hiện tượng “chơi trội” này, ví như sự khác biệt về chính sách thuế giữa các nước cũng như chính sách ưu tiên xuất khẩu, hạn chế nhập hàng xa xỉ của Việt Nam…đã khiến cho chuyện 1 chiếc xe dạng ‘siêu phẩm’ có giá thành đắt hơn anh em cùng chủng loại đến 3 hay 5 lần so với nước ngoài trở nên dễ hiểu hơn nhiều (!?).
Tuy vậy, trước những bất hợp lý, không phải chỉ gần đây mà suốt những năm qua, dư luận và công luận đã hơn một lần lên tiếng nào là về cơ chế thuế phí cao, nào là những dấu hỏi về những đối tượng nào mua những loại hàng xa xỉ đó để phân tích bình luận, thậm chí không ít tiếng “kêu cứu” được buột ra từ những nhà xã hội học, đạo đức học đáng về cái gọi là thói quen xa xỉ, thói “đốt tiền” của người Việt.
Nhưng bỏ qua tất cả, người có tiền Việt Nam vẫn lặng lẽ vào ngạo mạn thưởng thức những siêu phẩm bất chấp tình hình kinh tế chung và mặt bằng đời sống vẫn còn khó khăn. Có lẽ họ tự hào về đẳng “cấp đó”, có gì lạ lùng…?