Trang chủ » Điểm nóng » Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (Phần 3)

Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (Phần 3)

Tác giả:

Bài liên quan

>>    Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (phần 1) 
>>    Bài học từ sự kiện Bộ trưởng Tư pháp Gonzales từ chức (phần 2)

Ý kiến của Stan Jackson

Có thể tôi sẽ bị xem là một người ngây thơ khi cho rằng: cốt lõi của vấn đề là ở chỗ, người ta chưa hiểu đúng về khái niệm lãnh đạo.

Có người nghĩ rằng: lãnh đạo đồng nghĩa với đóng cổ phần để được tham gia vào một hệ thống của xã hội và thực hiện mọi công việc theo nhưng chuẩn mực của hệ thống đó.

Phải chăng cốt lõi vấn đề là ở chỗ người ta chưa hiểu đúng thế nào là lãnh đạo
Nguồn: leader.com

Chính trị Washington chính là một kiểu hệ thống xã hội, với những tiêu chí riêng của nó về đúng và sai. Và ngài Gonzales là người đã mua cổ phần để được tham gia vào hệ thống đó.

Tôi tin rằng những nhà lãnh đạo thực thụ là những cá nhân lãnh đạo dựa trên giá trị của họ và giá trị của họ lại được xác định dựa trên các nguyên tắc.

Rõ ràng ngài Gonzales coi trọng sự ủng hộ của tổng thống Bush hơn là nguyên tắc đánh giá các thành viên trong nhóm dựa trên khả năng thực thi nhiệm vụ của họ. Bởi ông biết chắc rằng, nếu đánh giá các nhân viên của mình một cách hợp lý, ông sẽ bị mất chức.

Nếu là tôi, tôi sẽ đi theo những nhà lãnh đạo sẵn sàng làm điều họ thấy đúng, bất chấp mọi hậu quả.

Và bây giờ ngài Gonzales đã từ chức mà không có được sự kính trọng của những người ông đã phục vụ và lãnh đạo.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần mẫu nhà lãnh đạo sẵn sàng hành động theo các nguyên tắc.

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, bằng cách tạo những mẫu hình lãnh đạo kiểu này trong chính cuộc sống của chúng ta.

Ý kiến của Neville Swaby

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các ngài Tammy và Tom về vấn đề lãnh đạo.

Thời gian gần đây, xuất hiện một làn sóng những vụ bê bối về kế toán, tài chính ở một số tập đoàn lớn của Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông Alberto Gonzales. Trong bối cảnh đó, những ý niệm về một nhà lãnh đạo giỏi đang được xác định lại ở khu vực tư nhân hay công cộng.

Lãnh đạo không có nghĩa là chỉ cần đặt ra mục tiêu hoặc định hướng cho một tổ chức, rồi sau đó trao lại quyền lực cho những người kế cận để đạt được kết quả mong muốn.

Hoạt động lãnh đạo là một quá trình
liên quan mật thiết đến các mối quan hệ
Nguồn: saga.vn

Lãnh đạo là một quá trình trong đó tất cả các cổ đông của công ty tham dự vào tổ chức như những nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức.

Những gì có thể thấy từ câu chuyện của vị cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ, từ những tin tức qua các cuộc họp báo, từ những câu hỏi chất vấn và trả lời trước Hạ Nghị viện là: rõ ràng hoạt động lãnh đạo liên quan mật thiết đến mối quan hệ với đồng nghiệp và với các đối thủ.

Người ta đã bình phẩm về việc thảo luận trao đổi thông tin với những người kế cận. Nếu không có những cuộc thảo luận này, một nhà lãnh đạo thậm chí không thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình.

Người ta cũng bàn luận về việc các nhà lãnh đạo cần phải nhận thấy các vấn đề chủ yếu đang gây tranh cãi cũng như những cám dỗ về mặt đạo đức.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng cần phải nắm lấy vấn đề về sự nhạy cảm tinh thần và tính toàn vẹn đề cập trên đây như là một điều hiển nhiên.

Ý kiến của người dấu tên

Ông Gonzales chưa bao giờ coi mình là một người phục vụ hiến pháp hoặc phục vụ nhân dân Mỹ.

Người ta cho rằng ngài Bộ trưởng là một mẫu hình của nhà lãnh đạo coi trọng sự ủng hộ của cấp trên hơn là nguyên tắc
Nguồn: holamun2.com

Ông đã bị mờ mắt bởi những cơ hội có một không hai mà ông Bush ra tay sắp đặt. Và kết cục là ông đã trở thành nạn nhân của một mẫu hình trung thành vừa mù quáng vừa vô lý.

Tất cả những điều đó đã làm tổn thất đến hình ảnh của ông và làm ông đánh mất lòng kính trọng của những người ở Hạ Nghị viện, của người dân Mỹ nói chung, của những người trong lĩnh vực tư pháp.

Và tôi biết chắc rằng một phần lớn những người dân gốc Mỹ ở Mexico cũng có thái độ như thế.

Việc bổ nhiệm một người gốc Mỹ La tinh như ông Gonzales làm Bộ trưởng tư pháp được xem là một cái mốc trong lịch sử nước Mỹ. Khoảnh khắc dạo đầu được chào đón với niềm tự hào chính đáng và ý thức lớn lao về sự tiến bộ xã hội.

Thế rồi, rốt cuộc, nó lại trở thành một điển hình méo mó và xấu xa về tình trạng tồi tệ nhất của ngành dân chính.

Thay vì niềm tự hào, ông Gonzalez đã làm cho Bộ tư pháp, những người dân Mỹ gốc Mexico, cũng như giới tư pháp cảm thấy hổ thẹn. Thậm chí, người ta còn thể hiện sự coi thường đối với những quyết định thiếu suy xét của tổng thống Bush.

Ý kiến của Ray Gerald

Liệu cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ có phải là một nhà lãnh đạo thực thụ?

Trước hết, hãy giải thích và chỉ ra tất cả những yếu tố đang chống lại ông.

Thứ hai, việc ngài Gonzales từ chức là kết quả của những hành động không trung thực của ông.

Bài học lớn nhất được rút ra ở đây là con người phải biết trung thực và mọi chuyện cần phải được minh bạch.

Ngoài ra, vấn đề liệu một nhà lãnh đạo có biết họ khi nào nên rút lui hay không. Tất cả những nhà lãnh đạo gặp thất bại đều là những người không biết điều đó.

Ý kiến của Marcio Donatelli

Tất cả chúng ta đều biết rằng lãnh đạo không phải chỉ là một vị trí. Đó là một vai trò. Ngồi ở chiếc ghế lãnh đạo hoặc ở vị trí cao nhất của một công ty không làm ai đó trở thành nhà lãnh đạo.

Sự tín nhiệm có thể giúp
nhà lãnh đạo vượt qua những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Nguồn: ccl.org

Khi sự lãnh đạo không được thể hiện bởi người nắm giữ, chúng trở thành mục tiêu.

Khi những người ủng hộ quá ít so với số đông thì “nhà lãnh đạo” đó trở nên đáng ngờ và thu hút về mình nhiều điều bất lợi.

Theo cách quan niệm này Bộ trưởng tư pháp và người bổ nhiệm ông đều trở nên đáng ngờ với tư cách là những nhà lãnh đạo.

Sự tín nhiệm, sự trung thực, tầm nhìn rộng, sự công bằng, biết nhận ra sai lầm và sửa chửa sai lầm là một số phẩm chất làm tăng thêm “cán cân ngân hàng tín nhiệm” của các nhà lãnh đạo. Đạt được sự cân bằng đó phải mất một quãng thời gian cống hiến rất dài.

Nếu trong thời gian được bổ nhiệm, ngài Bộ trưởng tư pháp dành được đủ sự tín nhiệm thì có lẽ chính nó đã phục vụ và cứu giúp ông.

Nhưng các quy tắc trong chính trị thường rất đặc biệt. Vì vậy, nếu không cẩn trọng thì hầu hết việc học và rút ra các bài học lãnh đạo từ lĩnh vực chính trị có thể chỉ gây hại thêm mà thôi.

Ý kiến của Girish Shah

Thật đáng buồn cho những ai tin rằng, lãnh đạo trong chốc lát có thể từ bỏ vị trí của họ.

Bài học lãnh đạo chính là: “Cái khó bó cái khôn”.

Gonzales đã thất bại và cho chúng ta thấy làm sao để chúng ta, với tư cách là nhà lãnh đạo, không bị rơi vào tình cảnh đó.

Tôi không biết ai là người cuối cùng đã khuyên ông Gonzales rút lui. Vị trí lãnh đạo nào ông Gonzales có thể lại nắm giữ? Có ai giúp tôi trả lời câu hỏi này không?

Điều này cho thấy rằng nếu bạn đang làm quản lý mà bạn lại không có được sự tín nhiệm, lòng trung thực và tính chính trực, thì bạn sẽ thất bại không chỉ một lần mà sẽ theo vết xe đổ của Humpty Dumpty (một nhân vật trong câu hát ru trẻ con có hình dáng một quả trứng, đã bị rơi xuống tường vỡ thành trăm mảnh và không thể liền lại được nữa).

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Eric Hellweg –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.