Trang chủ » Điểm nóng » Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 1)

Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 1)

Tác giả:


Trong vài thập kỷ gần đây, Internet đã mang lại những biến đổi sâu sắc trong thế giới kinh doanh.
Nó cho phép chúng ta thiết lập và cung cấp nhanh chóng những dịch vụ khách hàng 24/7 và mạng lưới điện tử phân phối các loại sản phẩm hay dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.

Internet đã giúp làm giảm chi phí của việc hợp tác xuyên biên giới hay liên kết giữa các tổ chức khác nhau.

Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty giảm chi phí nhờ việc thuê nhân công từ ngoài hay việc mua hàng hóa từ các nước khác.

Internet đã và đang làm thay đổi toàn diện bộ mặt thế giới
Nguồn: theredwoodmotel.com

Một đặc điểm nữa cũng quan trọng không kém của Internet là ứng dụng Web còn cho phép một số ngành mới phát triển nhờ loại bỏ được những rào cản công nghệ đã tồn tại từ lâu như: Xuất bản, công nghiệp âm nhạc, du lịch, bán lẻ và bảo hiểm.

Tóm lại, tác động của Internet lên các hoạt động thương mại là vô cùng rộng lớn và sâu sắc, bất kể đó là các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh theo mô hình cũ hay những doanh nghiệp mới thành lập với mô hình kinh doanh truyền thống.

Internet đã trở thành mô hình quản lý được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng trong những phương pháp và quy trình đề ra chiến lược, mục tiêu, đưa ra những quyết định quan trọng, phân phối nguồn lực, liên kết nhân lực…

Tuy nhiên, ứng dụng của Internet vẫn còn tương đối khiêm tốn.

Khi email, Intranets[1], webcasts[2] và hàng loạt các công cụ cộng tác trực tuyến đã giúp việc quản lý trở nên hiệu quả hơn, hầu như vẫn không có bằng chứng chứng minh rằng dịch vụ web đã thay đổi sâu sắc hoạt động của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay thay đổi cơ bản phong cách làm việc của họ, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Biết cách nắm lấy Internet
các nhà quản lý sẽ có trong tay
nguồn sức mạnh to lớn giải quyết những khó khăn của hoạt động quản lý
Nguồn: vietnambranding.com

Mặc dù vậy, nếu nhìn xa trông rộng thì có rất nhiều lý do để tin rằng Internet sẽ làm thay đổi công việc quản lý sâu sắc trong từng khía cạnh. Tại sao lại như vậy?

Lý do là vì Internet là một công cụ vô cùng mạnh, có khả năng tăng cao kết quả lao động của con người – những mục tiêu mà bất kỳ nhà quản lý hay hệ thống quản lý nào cũng hướng tới.

Về bản chất, mô hình quản lý “hiện đại” không khác gì một công nghệ “đem lại lợi ích nhiều hơn cho con người”.

Thật không may, sự thật đơn giản này dễ dàng bị quên lãng khi người ta bị bao vây bởi tiếng vang Rube Goldberg[3]– giống như một cơ cấu quyết định của tập thể.

Đó là những cuộc tranh luận không bao giờ kết thúc về ngân sách, những phiên làm việc đã được lên kế hoạch công phu, những buổi họp tổng kết được chuẩn bị cẩn thận và hàng đống các thủ tục mất thời gian và phiền hà khác…

Để đánh giá đầy đủ sức mạnh của Internet trong việc thay đổi công tác quản lý, chúng ta cần quay trở lại điểm xuất phát, và tập trung vào hai khó khăn chính mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt nếu muốn nâng cao kết quả làm việc của con người.

Khó khăn đầu tiên là tăng cường năng lực của nhân viên. Muốn vậy, phải tạo ra một môi trường trong đó các cá nhân có quyền, được trang bị đầy đủ và được khuyến khích để thể hiện tốt nhất khả năng của bản thân.

Một kết quả nghiên cứu cho thấy dưới 20% người lao động làm thuê trên thế giới bị trói buộc bởi công việc của họ. Đây là điều cản trở, làm suy giảm sự cạnh tranh của các tổ chức trong “nền kinh tế năng động” hiện nay.

Những người làm thuê tự do, không có ràng buộc gì với công ty có thể là những người sẵn sàng tuân thủ quy định của công ty, chăm chỉ và thông minh.

Quản lý trực tuyến có phải là một mô hình hứa hẹn cho tương lai?
Nguồn:.viettribune.com

Nhưng khi đó, họ hầu như không thể hiện óc sáng tạo và sự đam mê trong công việc, mặc dù, bình thường thì họ hoàn toàn có những khả năng đó.

Những công cụ hỗ trợ công việc phù hợp, một ý thức mạnh mẽ về nhiệm vụ của mình, khả năng tiếp cận thông tin, sự tự do được chọn lựa công việc ưa thích, có được những đồng nghiệp giỏi giang, môi trường làm việc thoải mái chỉ là một số trong vô số những điều có thể tăng cường sự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân.

Khó khăn thứ hai trong việc quản lý là khả năng tổng hợp năng lực của từng cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ mà họ không thể làm một mình. Không một cá nhân riêng lẻ nào có thể sản xuất được máy bay phản lực, xây dựng được một hệ điều hành máy tính mạnh hay làm một bộ phim đoạt giải Oscar.

Một khi được giải phóng, nỗ lực của từng cá nhân sẽ được kết hợp lại và những nhiệm vụ với mức độ phức tạp khác nhau có thể được giải quyết.

Cách đơn giản nhất là tổng hợp nguồn nhân lực, ví dụ như kết hợp hàng loạt lao động nông thôn và chuyển họ tới một vườn cây ăn quả cần đang cần thu hoạch.

Khó khăn cuối cùng là việc đánh giá kỹ lưỡng hoạt động của hệ thống sản xuất phức tạp, đòi hỏi sự sắp xếp và tích hợp của hàng loạt những yếu tố thiết yếu đầu vào.

Cải thiện công suất của một nhà máy sản xuất chất bán dẫn hoặc quản lý rủi ro của một ngân hàng toàn cầu là các ví dụ tiêu biểu về những nhiệm vụ đòi hỏi mức độ phối hợp cao như đã nêu trên.

                            Hình 1: Bản chất của quản lý

Theo như hình 1, những thách thức chủ yếu có thể được dựng lên hai trục. Muốn cải thiện hiệu quả quản lý đòi hỏi phải đồng thời nâng cao và kết hợp năng lực cá nhân.

Đó chính là thách thức đòi hỏi chúng ta phải sử dụng công cụ Internet. Trong một hoặc hai thập kỷ tới, Internet có thể phát triển thành công cụ mạnh nhất mà nhân loại đã từng sở hữu giúp thúc đẩy những thành tựu của loài người lên một bước mới.

Mọi thứ về Internet như: Khả năng tiếp cận và định dạng trên phạm vi toàn cầu, tính mở và đa dạng, đặc tính trung tâm xã hội, tính bất quy tắc đều có khả năng phục vụ cho việc mở rộng quy mô và kết quả hoạt động của con người.

Cách đây vài thập kỷ, không thể tưởng tượng được những công nghệ ứng dụng như blogs (nhật ký mạng), podcast (phát thanh mạng), mash-ups[4], wikis (từ điển mở đa phương tiện), folksonomies (Phân loại xã hội) discussion boards (các kênh diễn đàn thảo luận), opinion markets (quan điểm thị trường), social networks (các mạng lưới xã hội)… đã mở rộng khả năng sáng tạo và liên kết của con người đến mức nào, đó là chưa kể đến một số lợi ích khác của Web.

Với sự đóng góp to lớn của công nghệ xã hội về quản lý cho những nền kinh tế thịnh vượng trên thế giới trong thế kỷ vừa qua, hiện nay, công nghệ đang trong thời kỳ chín muồi.

Bỏ qua tất cả những ngôn từ hoa mỹ mô tả về cải cách và hoạt động nhóm, trong hầu hết các doanh nghiệp, bạn có thể thấy mô hình quản lý đó gần giống với mô hình quản lý truyền thống của Max Weber[5].

Trong khi các nhà học giả đã bắt đầu nói về Web 3.0[6] thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng Management 1.0 (Một phần mềm quản lý).

Tuy nhiên, trong những năm sắp tới, quản lý theo cách thức hiện tại sẽ nhanh chóng bị thay thế hoặc bị hất cẳng bởi những công nghệ xã hội mới của Web.

– Biên dịch từ bài báo đầy đủ “Management Online” đăng trên trang Harvard Business Online của Gary Hamel[7]

Bài viết cùng tác giả:

>> Tránh cái nhìn thiển cận trong quản lý doanh nghiệp

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Intranets là hệ thống mạng cục bộ của một cơ quan đơn vị. Mọi hoạt động trong mạng Intranet cũng giống như một mạng internet, chỉ khác là nó độc lập với các hệ thống mạng ngoài khác. Mọi mạng Intranet đều có thể kết nối vào mạng Internet để trở thành một phần của internet.

[2] Webcats là một hình thức phát tán thông tin qua web
[3] Reuben Garret Lucius Goldberg (4/7/1883 – 7/12/1970) là một nhà biếm họa Mỹ rất nổi tiếng, người đã được nhận giải thưởng Pulitzer (một giải thưởng danh giá và có uy tín) năm 1948 dành cho sức mạnh của những bức tranh biếm họa. Ông được mọi người rất hâm mộ với những bức tranh đả kích ký tên Rube Goldberg.
[4] Mashups là sự kết hợp, hòa trộn nhiều Website hoặc ứng dụng trên nền Web với nhau để tạo nên một chương trình tiện ích mới.
[5] Max Weber (1864-1920) là nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ XX. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là các hoạt động xã hội. Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản… Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội. Một số tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức Tin lành và tinh thần của CNTB (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội học tôn giáo (1916).

[6] Web 3.0 là thuật ngữ được dùng để miêu tả sự thay đổi trong cách sử dụng web và sự tương tác cùng với những trang liên kết riêng biệt. Web 3.0 sẽ là sự thay đổi về vẻ bề ngoài (giao diện) cho đến cơ sở dữ liệu, một sự di chuyển hướng tới việc tạo nội dung có thể truy cập bởi nhiều ứng dụng non-browser, sự thúc đẩy của công nghệ trí tuệ nhân tạo, mạng ngữ học (semantic web), mạng geospatial ( Geospatial web), 3D web. Thuật ngữ web 3.0 xuất hiện vào năm 2006 bắt đầu từ những blog phê bình về công nghệ web 2.0 và những công nghệ có liên quan tới web 2.0 như AJAX.

[7] Gary Hamel tốt nghiệp Đại học Andrews và Khoa Kinh doanh Ross của Trường Đại học Michigan. Ông là người sáng lập ra Strategos, công ty chuyên tư vấn về quản lý trên toàn thế giới, có trụ sở tại Chicago, Mỹ. Ông còn là Giáo sư thỉnh giảng về môn học Strategic Management tại Trường Kinh doanh London, Trường Đại học Michigan và Trường Kinh doanh Harvard.