Trang chủ » Điểm nóng » Tham vọng của phụ  nữ: Không đơn giản!

Tham vọng của phụ  nữ: Không đơn giản!

Tác giả:

Tham vọng của phái đẹp

Sau hai tháng tham dự một loạt những hội nghị dành cho các nhà lãnh đạo nữ được tổ chức tại London (American Express), tại Los Angeles (Warner Bros) và Basel (Novatis), tôi đã bị choáng ngợp với những tham vọng của phái nữ về cả hình thức và phạm vi.

Không chỉ đàn ông mới có tham vọgn cao
trong công việc
Nguồn: 1.istockphoto.com

Tại những buổi hội nghị này, những người phụ nữ dạn dày kinh nghiệm ấy đã thuyết trình về tham vọng và những cam kết của mình dành cho công ty, đồng nghiệp, những sản phẩm mà họ tạo ra và cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp…

Những cống hiến của họ dường như đã vượt ra khỏi phạm vi của những bức tường nhỏ hẹp.

Tất cả những điều đó dường như đã tô đậm hơn những khác biệt vốn có giữa phái yếu và phái mạnh.

Khi hướng tới tham vọng và mục tiêu trước mắt, phái mạnh chỉ là những sinh vật giản đơn, bởi vì quyền lực và tiền bạc chính là những gì họ đang khao khát.

Theo điều tra năm 2004 của một Tổ chức Khảo sát Nghiên cứu quốc tế thì đối với đàn ông, sự thăng tiến trong công việc là lựa chọn hàng đầu và thứ hai là những khoản tiền thưởng.

Khác với phái mạnh, phụ nữ phức tạp hơn rất nhiều. Đối với họ, chế độ đãi ngộ hợp lý và chức danh phải là ưu tiên hàng đầu.

Người phụ nữ có mong muốn gì trong công việc?
Và đâu là nguyên nhân?
Đây quả là điều không dễ đoán biết
Nguồn: images.inmagine.com
 

Nhưng như trong bài viết Off Ramps and On Ramps: Keeping Talented Women on the Road to Success (TD: Để những người phụ nữ tài năng vững bước trên con đường đi tới thành công) thì sáu mục tiêu tiếp theo mà một người phụ nữ hướng tới là: Có những đồng nghiệp giỏi, tận tâm với công việc, sự linh hoạt, sự cộng tác và làm việc theo nhóm, được mọi người thừa nhận, đóng góp tiền bạc và quyền lực cho xã hội.

Cái gì là rào cản trong công việc

Thiên chức làm mẹ, làm người chủ gia đình đã tạo ra một rào cản rất lớn đối với người phụ nữ.

Điều này luôn khiến người phụ nữ tự hỏi nguyên nhân nào khiến họ muốn đi làm vào mỗi buổi sáng.

Trong một cuộc phỏng vấn tại London, một nữ lãnh đạo đã nêu lên lý do một cách rất ngắn gọn rằng:

“Mỗi sáng, khi bước chân ra khỏi cửa và để đứa con mới hai tuổi ở nhà với cô trông trẻ, tôi có cảm giác điều đó giống như cảnh tượng trong một bộ phim diễn ra hàng ngày.

Thằng bé bám chặt lấy tôi và giãy giụa. Nhưng bây giờ, tôi biết điều đó không hề nghiêm trọng, bởi thằng bé rất quý cô trông trẻ.”

Đừng coi  nhẹ sức mạnh tham vọng của những lãnh đạo nữ
Nguồn: : buildingc3.com

“Nhưng thực sự điều đó khiến tôi nghĩ rằng: ‘Tại sao mình lại đi làm? Mình có muốn làm việc mười tiếng một ngày hay không?’ Công việc thường ngày của tôi là làm bản phân tích chi phí – lợi nhuận (cost benefit) và điều chỉnh lại các mức đặt cọc chứng khoán (Margin1).

Liệu việc làm thỏa mãn những gì tôi có trong công việc (Như sự được thừa nhận, có những người đồng nghiệp tuyệt vời, cảm giác được sử dụng những kỹ năng và vận dụng hết trí não vào công việc) có bào chữa được cho việc tôi để con ở nhà hay không?”

“Đôi khi thì điều ấy gần như đúng. Tuy nhiên, tôi biết chắc chắn một điều: Tôi làm việc không phải chỉ vì tiền, mà hơn hết tôi cần tất cả mọi điều liên quan tới công việc của mình.”

Đối với những người làm chủ, thì điều đó thực sự là một điều đáng mừng. Sự thừa nhận, sự linh hoạt và một cơ hội để đền đáp là những công cụ quan trọng đối với người phụ nữ.

Họ sẽ bớt đòi hỏi những điều tưởng chừng mang tính truyền thống như chế độ đãi ngộ hay chức danh.

Điều này có phản ánh những gì bạn đang thấy hay cảm nhận được ở công sở hay không?

– Ý tưởng khởi xướng trên trang Harvard Business Online của Sylvia Ann Hewlette2

Bài cùng tác giả

>>    Làm việc 70 giờ/ tuần: Nguy hiểm

 

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Margin là khoản đặt cọc của người kinh doanh chứng khoán khi thực hiện một số nghiệp vụ như: Vay tiền từ một đối tác khác để mua chứng khoán hay quyền chọn, bán khống chứng khoán khi tham gia vào một hợp đồng tương lai. Người kinh doanh chứng khoán có thể đặt cọc bằng tiền mặt hoặc chứng khoán, và khoản đặt cọc đó được ghi vào tài khoản đặt cọc. Với hợp đồng tương lai thì khoản đặt cọc này thường được hiểu là đặt cọc thực hiện hợp đồng – bảo chứng.

[2] Sylvia Ann Hewlett là nhà kinh tế học và là Chủ tịch thành lập tổ chức Trung tâm Work-Life Policy. Bà là đồng tác giả của nhiều cuốn sách phê bình. Ví dụ: When the Bought Breaks (TD: Khi cành cây gãy, tác phẩm đã giành giải thưởng Robert F. Kennedy), The War Againts Parents (TD: Nguồn gốc phản chiến, viết cùng Cornel West), Creating A Life (TD:Tạo dựng một cuộc đời, tác phẩm đặt theo tên của cuốn sách hay nhất năm 2002 do Business Week bình chọn), Off-Ramps and On- Ramps (Nhà Xuất bản trường Harvard)