Trang chủ » Điểm nóng » Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 1)

Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 1)

Tác giả:


Phản ứng tiêu cực về thế hệ X

Tôi đánh giá những triển vọng mà các bạn đã chia sẻ một năm qua về thế hệ Y và X1, nhưng chỉ có những quan điểm của một vài người thuộc thế hệ X, quan điểm của những người 30 tuổi và gần 40 tuổi mới thực sự cho tôi thấy rõ cách họ nhìn chúng ta, những người thuộc thế hệ trung niên (sinh từ năm 1946 đến 1964).

Những mâu thuẫn nảy sinh
từ sự khác biệt thế hệ là không thể tránh khỏi
Nguồn: istockphoto.com

Các bạn giúp tôi hiểu rõ về vị trí của các bạn và đưa ra cái nhìn bao quát hơn về những điểm nhạy cảm ẩn chứa trong lực lượng lao động ngày nay.

Chúng ta bị loại bỏ giống như những đồ vật thừa thãi” – câu nói này là cách phản ứng của bạn kết luận về thế hệ X.

Bạn viết về sự thất vọng khi gia nhập vào thị trường việc làm trong nền kinh tế đầy khó khăn, cạnh tranh về việc làm với đội quân đầy tham vọng, những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1946 – 1964.

Những người thuộc thế hệ này có kinh nghiệm đi trước bạn, trong khi đó bạn còn phải đối mặt và chống chọi lại những người sinh ra trong thế hệ Y ngay kề sát bạn:

Tammy Kobliuk nói: “Ở nơi làm việc trước kia của tôi, tôi là một trong số ít những người thuộc thế hệ X làm việc với một số đông những người thuộc thế hệ sinh từ năm 1946 đến 1954. Tôi nhận thấy thế hệ sinh trong khoảng thời gian này rất có tham vọng và luôn muốn vươn lên nấc thang danh vọng.

Nhiều người không cảm thấy vui vẻ trong công việc nhưng họ không muốn rời bỏ nơi làm việc của mình. Những người thế hệ X coi thế hệ sinh từ năm 1946 đến 1954 là thế hệ “tôi”. Đó là tất cả những gì tôi biết về họ. Họ có việc làm, nhà cửa và chúng ta bị loại bỏ như những đồ vật thừa thãi.”.

Hẳn bạn có lúc từng suy ngẫm về những bài học mà bạn đã thấy từ việc cha mẹ mình bị từ bỏ trong thập niên 90 cho đến việc bạn bè của bạn bị ngập trong nợ nần hiện tại như thế nào:

“Tôi 30 tuổi, là nam giới và là người da trắng. Tôi thuộc lớp người duy nhất mà các cơ hội bình đẳng cá nhân không được bảo vệ bởi các điều khoản này vào thời kỳ của thế hệ chúng tôi… Bố tôi đã bị từ bỏ vào những năm 90…

Tôi thấy bạn bè của mình chìm ngập trong những khoản nợ sinh viên và thẻ tín dụng. Chỉ đến một ngày khi tôi thấy một người khác bị phá sản và mất nhà. Một công việc tốt? Một tương lai màu hồng? Hãy đến với cuộc sống trong năm 2007.” (Theo Jeff S).

Nhiều người trong số các bạn bình luận về sự khác biệt giữa triển vọng của bạn và triển vọng của thế hệ sinh năm 1946 đến 1964.

Bản thân những người thế hệ X
luôn cảm thấy phiền lòng với những thế hệ trước
Nguồn: 1.istockphoto.com

Tôi không chắc rằng chủ nghĩa bi quan kéo dài của các bạn hoàn toàn có thật hay không, cũng như không dám chắc về quan điểm của các bạn về sự giàu có của thế hệ sinh năm 1946 đến 1964, nhưng chắc chắn rằng tôi có thể hiểu được sự buồn phiền và oán giận.

Một người tên là Ben nói:“Tôi có hai bằng cử nhân, và tốt nghiệp xuất sắc ở cả hai bằng đó… Tôi đã từng sống ở nước ngoài nhiều năm và có thể nói cả tiếng Đức và Nhật. Bố tôi vừa mới về hưu và khoe rằng ông có thể mua một ngôi nhà để dưỡng sức về hưu ở Pháp nếu ông muốn. Nhân tiện đây tôi cũng muốn các bạn biết rằng: ông đã lấy vợ 3 lần và mẹ tôi là vợ thứ tư của ông.

Trong khi đó tôi trải qua hai lần phá sản vào năm ngoái. Hiện tại, tôi đang làm việc cho ngành dịch vụ tù, kiếm tiền đủ chi sống ở trên mức nghèo.

Những công việc tốt ở đâu? Tôi thấy mọi người thường nói rằng chỉ trong ngành dịch vụ mới có những công việc tốt. Vậy thì… Ai là người phục vụ trong ngành dịch vụ này? Những người sinh năm 1946 đến 1964 về hưu giàu có!!!”

Không ai thích nghe rằng họ là nỗi thất vọng của người khác, nhưng một vài người trong số những người thuộc thế hệ X của bạn lại luôn cho rằng những người sinh năm 1946 đến 1964 luôn khiến họ phát điên lên.

Sai lầm trong suy nghĩ

Theo quan điểm của tôi, có lẽ vấn đề rắc rối nhất chính là ở các bạn. Các bạn luôn cho rằng chúng ta vẫn chưa thay đổi thế giới tốt hơn vì hầu hết chúng ta đều mơ làm được điều này khi chúng ta còn trẻ.

Theo Marsh: “Là một người thuộc thế hệ X, gánh nặng để giải quyết vấn đề do những người sinh năm 1946 đến 1964 gây ra tạo nên áp lực ngày càng nhân lên” .

Có phải bạn muốn khuyến khích những người sinh năm 1946 đến 1964 nên về hưu… ngay lập tức?

Nhiều khi rắc rối lại nằm ngay trong chính bản thân họ: Họ tự đặt cho mình quá nhiều bổn phận
Nguồn: sullivankreiss.com

“Tôi là người thuộc thế hệ X. Khi tôi tốt nghiệp đại học vào những năm 90, tôi đã rất thất vọng vì sự yếu kém của lãnh đạo ở đất nước này: tham lam, ích kỷ…Tôi đã thất vọng đến nỗi phải sang Trung Đông rồi đến Nhật Bản… làm việc.

Thời kỳ của chúng tôi đã đến… Những người sinh năm 1946 đến 1964 làm ơn đừng có làm rối tung mọi chuyện lên vì chúng tôi sẽ phải giải quyết những hậu quả do sự lãnh đạo kém cỏi của các bạn (Theo Ben).

Tôi là một người theo chủ nghĩa thực dụng. Chúng ta có thể dành cả năm tới để tranh luận về vấn đề này, liệu những triển vọng được những người thuộc thế hệ X thể hiện có ý nghĩa gì hay không hoặc những triển vọng này có phản ánh công bằng thái độ và sự đóng góp của những người sinh năm 1946 – 1964 hay không.

Sự hài hòa giữa các thế hệ?

Chúng ta có thể bàn luận cụ thể hơn về việc liệu phạm trù thế hệ có phải là những cách thoả đáng nhất để xem xét lực lượng lao động không.

Tuy nhiên, đến những năm sau này, tôi cho rằng chúng ta cần chấp nhận rằng một số lượng người đáng kể thuộc các nhóm tuổi quan trọng bị “trục xuất” khỏi cuộc sống công sở và chán nản bởi những triển vọng mà số người này thể hiện. Xem xét một mặt nào đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức đầy cam go.

Những người sinh năm 1946 – 1964 thường không thích rời bỏ công việc sớm, hầu hết họ đều vẫn muốn và cần chủ động gắn kết với các hoạt động kinh tế và xã hội trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, rõ ràng sự tham gia của chúng ta cần được kết hợp với nhóm người tài năng thuộc thế hệ X, những người hiện tại nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo ở các cơ quan.

Thông qua những cuộc thảo luận của năm tới, tôi hi vọng sẽ tiếp tục cuộc đối thoại, từ đó tìm ra nhiều cách để xoa dịu những điểm nhạy cảm và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hơn “ở mọi lứa tuổi.”

– Ý tưởng khởi xướng của Tammy Erickson và các ý kiến tranh luận đăng trên chuyên mục “Khởi xướng thảo luận”của trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Gen Xer (viết tắt của Generation Xers) – Thế hệ X là một từ dùng để chỉ thế hệ những người sinh và khoảng từ 1960 đến 1970.

Những người thế hệ X là những người độc lập, phóng khoáng, thường là tầng lớp doanh nhân. Họ muốn tự xây dựng cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm họ cần. Với họ, con đường sự nghiệp phải trải ra sẵn sàng phía trước họ, nếu không họ sẽ ra đi. Thế hệ X cúng là những người muốn có sự cân bằng trong cuộc sống ngay thời kỳ công việc của họ bận rộn nhất chứ không phải đợi đến khi họ về hưu. Vì vậy, họ sẵn sàng dành thời gian cho gia đình của mình.Họ cũng là những người phản ứng nhanh và thẳng thắn. Tuy nhiên, những đặc điểm trên chỉ mang tính chất tương đối.

Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như nhân khẩu học, các khoa học xã hội và marketing, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là trong đời sống thường ngày.