Trang chủ » Tranh luận » Doanh nhân Việt và câu chuyện hình ảnh quốc gia

Doanh nhân Việt và câu chuyện hình ảnh quốc gia

Tác giả:

LTS: Khi nói đến Nhật là ai nấy đều biết đó là cường quốc công nghệ cao, điện tử và robot. Khi nhắc tới nước Mỹ, đó là một siêu cường kinh tế, với hình ảnh silicon Valey, thung lũng của các đại gia về công nghệ thông tin. Nói tới Thụy Sĩ, người ta sẽ nghĩ ngay tới chiếc đồng hồ đẳng cấp và dịch vụ ngân hàng tuyệt vời… Và nói tới Brazin, là nói tới bóng đá.

Thế giới nhìn Việt Nam ra sao? Thật tự hào nhưng cũng thật chạnh lòng, khi nhiều người nước ngoài mới chỉ biết chúng ta là một dân tộc anh hùng, trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Mới đây, GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh Việt Nam và năm châu bốn biển mới biết, Việt Nam đâu chỉ có chiến tranh và đói nghèo,  mà còn có những con người tài năng đã chinh phục đỉnh cao của khoa học thế giới. Ngô Bảo Châu đã làm thay đổi hình ảnh Việt Nam nhưng sự “đổi thay ấy” là đang mang ý nghĩa tinh thần là chủ đạo.

Phát triển kinh tế, Việt Nam cần những thương hiệu, những sản phẩm để đưa hình ảnh quốc gia bứt phá mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.

Xây dựng hình ảnh quốc gia là trách nhiệm chung của mọi công dân mang dòng máu Việt. Nhưng với doanh nhân, những con người làm ra GDP cho đất nước, trách nhiệm ấy sẽ phải là lớn lao hơn.

Nhân ngày Quốc khách 2/9, các doanh nhân đã chia sẻ với Diễn đàn VNR500 về trách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang: Xây dựng hình ảnh quốc gia.

Doanh nghiệp lớn phải giữ vai trò đầu tàu”

Tại sao khi nói mua hàng của G7 là tin cậy cao?  Làm việc với doanh nghiệp Mỹ là tính nguyên

Mô tả ảnh.
Ông Bùi Ngọc Bảo, TGĐ Petrolime

tắc cao, làm việc với doanh nghiệp Nhật là sự cẩn thận an toàn kỹ lưỡng? Không phải những điều đó được công bố trên báo chí. Đó là ấn tượng tốt đẹp do chính doanh nhân các nước đó xây dựng nên và gieo vào tâm thức bạn bè quốc tế. Họ đã làm được một sứ mệnh là tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ về ấn tượng thương hiệu quốc gia.

Chúng tôi nhận thức rằng, trách nhiệm xây dựng hình ảnh quốc gia là của toàn cộng đồng doanh nghiệp. Để làm được điều ấy, tất cả các doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ phải đảm bảo chuẩn mực trước đã. Từ sự chuẩn mực ấy, mới vun đắp lên thành thương hiệu quốc gia. Vươn tới sự chuẩn mực cũng chính là điều cần thiết số 1 trong hội nhập kinh tế hiện nay.

Nếu ngày xưa, người ta hay nghĩ, thương trường là chiến trường, là dẫm đạp lên nhau để sống. Tôi cho rằng, kinh tế thị trường giờ đây là cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ, bằng những chuẩn mực… Một doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp đều ý thức điều đó và thực hiện như vậy, mới tạo sức lan tỏa để hình thành nên một thương hiệu quốc gia mạnh, trong đó, còn gắn cả bản sắc văn hóa.

Đương nhiên, doanh nghiệp lớn phải giữ vai trò là đầu tầu trong câu chuyện này.

Ông Bùi Ngọc Bảo
TGĐ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex

“Phải biết khát khao đi ra toàn cầu”

Xây dựng hình ảnh quốc gia là một việc tổng thể. Trong đó, thương hiệu trong xuất khẩu là rất quan trọng. Ở đó có triết lý, tinh thần, tư tưởng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam trước đối tác quốc tế là rất lớn.

Mô tả ảnh.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, TGĐ Cafe Trung Nguyên

Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu toàn cầu. Và nếu không có hoạch định chiến lược từ cấp Chính phủ thì có lẽ sẽ khó mà thực hiện được.

Theo tôi, Việt Nam muốn có thương hiệu toàn cầu, cần đạt 5 yếu tố cơ bản. Thứ nhất là chính doanh nhân phải có khát khao vươn ra toàn cầu, thứ hai, doanh nhân đó muốn ra toàn cầu phải là số 1 của quốc gia, thể hiện qua vị thế, thị phần, doanh số, nguồn lực… chi phối mạnh mẽ thị trường nội địa. Yếu tối thứ 3, doanh nghiệp đó nên nằm trong ngành có lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Yếu tố thứ 4 là chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, quan điểm và chiến lược ra sao để thương hiệu Việt đi ra nước ngoài. Và điểm thứ 5, cần nhận thức rõ ràng rằng, thương hiệu quốc gia đi ra toàn cầu là xu hướng của thời đại.

Trong đó, yếu tố thứ nhất là cốt lõi nhất. Bản thân doanh nhân phải có khát khao thực sự muốn lớn mạnh và đi ra toàn cầu và 4 yếu tố còn lại sẽ giúp doanh nhân thăng hoa. Còn nếu chính doanh nhân chỉ muốn kiếm lợi nhuận không có khát khao thì mọi sự hỗ trợ cũng không giúp được gì.

Từ cấp Chính phủ, ta phải có một chiến lược định vị được mình trong bản đồ hội nhập thế giới và từ đó, thúc đẩy xây dựng và phát triển, quản lý hình ảnh quốc gia một cách hệ thống, bài bản, liên tục.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
TGĐ Công ty Cafe Trung Nguyên

“Hình ảnh quốc gia cần được xây dựng từ ứng xử hàng ngày của doanh nhân”

Hình ảnh quốc gia có thể được xây dựng từ những điều rất giản dị trong đời sống kinh doanh hàng ngày của doanh nhân.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh quốc gia phải được thể hiện ngay trong chính những giao tiếp với đối tác hàng ngày. Ông  Tô Hoài Văn, Phó TGĐ CN-IN (đứng giữa)

Không chỉ là làm ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế, đó là việc giao tiếp với các bạn hàng đối tác nước ngoài một cách tự tin, am hiểu văn hóa và các luật lệ quốc tế. Ở quá trình giao dịch ấy, các doanh nhân truyền cảm hứng cho các đối tác biết về đất nước Việt Nam, tuy còn nghèo nhưng có nhiệt huyết vươn lên, một đất nước với những bạn trẻ ham học, cần cù, một đất nước của những con người hiếu khách, biết hi sinh bản thân vì những mục đích lâu dài.

Ở mọi lục mọi nơi, chính doanh nhân càng phải trân trọng những giá trị lịch sử và chấp nhận thử thách để quyết tâm xây dựng một tương lai cho chính họ, gia đình họ, công ty họ và cho xã hội.

Đó có lẽ là cách tốt nhất để gây dựng hình ảnh về một đất nước Việt Nam đang vươn lên bằng nội lực và hòa nhập nền kinh tế thế giới.

Ông Tô Hòai Văn
Phó chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ Cty CP Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN)

“Trách nhiệm kinh doanh có văn hóa”

Nếu các doanh nghiệp đều tập trung đầu tư cho chất lượng và sự ổn định của chất lượng sản

Mô tả ảnh.
Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ocean Bank

phẩm, nếu không có các doanh nhân tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa của Việt Nam được đánh giá mức độ ổn định như xuất xứ từ Hàn Quốc , Nhật Bản thì chắc chắn, hình ảnh Việt Nam trong con mắt của bạn bè năm châu sẽ được nâng cao hơn.

Để góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia, đội ngũ doanh nhân còn có trách nhiệm kinh doanh có văn hóa, cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh đúng luật pháp và luôn giữ chữ “tín”, liên kết để tăng thêm sức mạnh và đồng thời, có tinh thần cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Doanh nhân Việt Nam cần kế thừa truyền thống lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý trong ứng xử, giản dị và thanh cao trong lối sống.

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, đội ngũ doanh nhân có một nhiệm vụ rất quan trọng là trong thời gian sớm nhất phải có được các doanh nghiệp đa quốc gia , đủ mạnh để phát triển toàn cầu , xây dựng được các thương hiệu nổi tiếng thế giới như CitiBank, Sony, Samsung , .. những thương hiệu Việt nổi tiếng thế giới sẽ góp phần quảng bá tốt hình ảnh cho quốc gia. 

Chúng tôi luôn cụ thể hóa những tiêu chí ấy trong mọi hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế hiệu quả và, uy tín.

Ông Hà Văn Thắm
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Ocean Bank

“Danh dự Việt Nam nằm ngay trong sản phẩm”

Mô tả ảnh.
Ông Lê Minh Hải, Chủ tịch HĐQT công ty Thép Việt Đức

Khi Việt Nam tham gia WTO, đó vừa là một vinh dự được hội nhập thế giới, vừa là một trách nhiệm của từng doanh nghiệp, làm sao đưa ra sản phẩm ra thị trường quốc tế và cạnh tranh được bằng chất lượng của mình.

Đâu chỉ, cứ xuất khẩu bán hàng là xong. Một hình ảnh quốc gia bền vững không thể tồn tại lâu dài được nếu chúng tôi không nhận thức được tận cùng câu chuyện này. Trong mỗi sản phẩm được mang tới nước Mỹ của chúng tôi, đó không chỉ là uy tín của riêng doanh nghiệp mà là danh dự của quốc gia nữa. Như Nhật Bản, xuất khẩu điện tử đi khắp thế giới và độ tin cậy cao. Trong ngành sản xuất ống thép, khi tham gia thị trường Bắc Mỹ và Mỹ, chúng tôi đều mong muốn chứng minh rằng, Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm ngang ngửa Anh, Pháp, Đức và được các nước có nền công nghệ tiên tiến đón nhận.  Đó là lòng tự hào dân tộc.

Ở Việt Nam, có lẽ, nhiều doanh nghiệp còn manh mún về tư duy. Nhưng tôi cho rằng, nếu biết kết hợp các doanh nghiệp lại với nhau, hình thành các hiệp hội để cùng thảo luận, giải quyết các vấn đề mang tính dân tộc, bắt tay nhau lại thì chúng ta sẽ không thua kém cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới.

Ông Lê Minh Hải
Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt Đức

Bạn đọc nghĩ gì về những chia sẻ trên đây của các doanh nhân? Mọi ý kiến xin gửi về [email protected]