Trang chủ » Điểm nóng » Sốt ruột vốn ế, NH giành khách của nhau

Sốt ruột vốn ế, NH giành khách của nhau

Tác giả:

Hạ lãi suất tối đa

Trong hai năm qua, mặt bằng lãi suất đã giảm rất nhanh từ 18-19% (năm 2011) xuống mức thấp 9-10%/năm. Lãi suất bình quân ở hầu hết các NH cũng xoay quanh mức 10%. Thậm chí, có NH giới thiệu cho vay 7%/năm ngang bằng với mức huy động ngắn hạn. Lãi suất hạ nhưng tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng chỉ ở mức khêm tốn.

Chấp nhận rủi ro mở cửa vốn rẻ, nhưng mãi lực còn rất yếu như hiện nay cũng khiến nhiều ngân hàng cảm thấy lo lắng. Hiện tại các ngân hàng lớn như Vietcombank và Agribank đã giảm lãi suất huy động về mức 5% thì mức giảm về lãi suất cho vay còn có thể xuống tiếp. Tuy vậy, việc tung ra vốn rẻ trong ngắn hạn vẫn chưa có kết quả như mong muốn.

Đại diện Eximbank cho biết, từ đầu năm đến nay dù có nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho vay nhưng dư nợ tín dụng chỉ tăng 0,9%. Thậm chí, việc hạ lãi suất cho vay về ngang bằng với huy động 7% vẫn còn gặp phải cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác.

{keywords}

Công cụ lãi suất được nhiều NH sử dụng triệt để nhằm mục đích “săn” khách hàng. Khi DN có nhu cầu vay vốn với hạng tín nhiệm tốt, nhiều NH đã tỏ ra không hề khoan nhượng trong việc cạnh tranh lãi suất. Cụ thể, khi một NH chào với lãi suất là 8%/năm, thì lập tức sẽ có NH kéo lãi suất xuống 7% kèm nhiều ưu đãi hơn.

Mặc dù giá vốn đang mất cân đối với nguồn tiền huy động nhưng nhiều NH vẫn tìm mọi cách tăng dư nợ tín dụng. Nhiều NH đang đau đầu với trạng thái vốn huy động vẫn đều đặn tăng trưởng trong khi vốn cho vay vẫn đang dậm chân tại chỗ. Hiện tại cho dù lãi suất cho vay đã giảm nhưng nhiều NH vẫn phải “cắn răng” để hạ thêm.

Đại diện nhiều NH tại TP.HCM cho biết, hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng đã thấp kỷ lục so với cách đây 2 năm chỉ vào khoảng 6-10%/năm.

Lãnh đạo SeABank cho biết: “Từ đầu năm đến nay, huy độn của các NH vẫn tăng trưởng tốt, điều đó buộc các NH luôn phải cố gắng đẩy mạnh tín dụng ra thị trường, kể cả lãi suất cho vay thấp hơn huy động”.

Theo một số NH, việc phá giá lãi suất cho vay dưới giá vốn như vậy tạo thêm nhiều rủi ro cho hệ thống. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng.

Nhiều lãnh đạo NH ở TP.HCM cho biết, tăng trưởng tín dụng là mục tiêu quan trọng của ngân hàng trong 6 tháng cuối năm. Trước đây, DN kêu lãi suất cao, khó tiếp cận nhưng nay lãi suất đã hạ nhưng vẫn ít DN vay. Bởi vậy, các NH mạnh tay cạnh tranh lãi suất cho vay đang tiềm ẩn không ít rủi ro. Trước mắt khó khăn trong lĩnh vực tín dụng ngày càng rõ nét khi lãi suất cho vay đã thấp hơn lãi suất huy động.

Doanh nghiệp vẫn đứng bên lề

Hầu hết các DN cho rằng, họ rất mừng khi nghe tin NH hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là hàng tồn kho chưa xử lý hết, thị trường đầu ra chưa khởi sắc nên doanh nghiệp vẫn đắn đo, cân nhắc trước khi quyết định vay vốn.

Theo ông Hàng Vay Chi, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, doanh nghiệp không chưa mặn mà với vốn rẻ có thể là do lòng tin giữa hai bên chưa gặp nhau. Thêm vào đó, tình hình khó khăn của DN hiện nay không phải là vốn mà là thị trường. Vì lãi suất hiện nay đã giảm rất nhiều so với năm ngoái nhưng DN không muốn vay vốn vì sức mua của thị trường rất yếu. Các DN đặc biệt là DNNVV vẫn chỉ ghi nhận thông tin lãi suất hạ chứ thực sự không có nhu cầu.

Khảo sát các doanh nghiệp Hội Dệt may và Thêu đan TPHCM, hầu hết DN trong ngành đều không nghĩ đến chuyện vay để đầu tư vì đầu ra không có, chi phí tăng cao nên chắc chắn lỗ, nếu phải vay vốn để sản xuất thì càng lỗ nặng.

{keywords}

Trừ một số rất ít DN trong ngành vay để mở rộng đầu tư, chủ yếu là DN nhà nước. Mặt khác, nhu cầu của các đối tác ở nước ngoài cũng sụt giảm do họ cũng khó khăn từ khủng hoảng. Vẫn có những DN duy trì sản xuất, nhưng nhìn chung là cầm cự. Như thế thì nhu cầu mở rộng hay đẩy mạnh sản xuất cũng không có và nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống

Trong khi đó đại diện Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) biết: “Khi đang bế tắc trong tình hình kinh doanh thì sự hỗ trợ đó không quá quan trọng, thậm chí càng ưu đãi DN lại lo lắm thủ tục. Quan trọng là vốn đến đúng thời điểm, khi thực sự cần với những kế hoạch và tính toán hiệu quả. Còn khi không có nhu cầu, vay để tranh thủ ưu đãi thì không cần thiết trong tời điểm hiện tại. Chính sách hỗ trợ lãi suất hiện nay cũng có khi là các ngân hàng trả lại khoản đã lấy với lãi suất cao từ các năm trước. “

Nhiều chuyên gia lại cho rằng công cụ lãi suất đã không còn hiệu ứng với cung cầu tín dụng hiện nay và xu hướng giảm lãi suất gần đây cũng không còn tác động quá lớn. Vì vậy, lãi suất đóng vai trò rất mờ nhạt trong tăng trưởng tín dụng. Thế nên, nếu tiếp tục đặt gánh nặng lên lãi suất, rất có khả năng chính sách tiền tệ bị lệch hướng.