Trang chủ » Tranh luận » 3 mô hình xử lý nợ xấu

3 mô hình xử lý nợ xấu

Tác giả:

Bài viết này đưa ra những gợi ý cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả.

Xử lý nợ xấu theo mô hình phân quyền

Nói chung, các ngân hàng thường là đơn vị phù hợp trong việc giải quyết nợ xấu hơn là các công ty quản lý tài sản tập trung vì các ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ – những người đi vay. Việc để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng là động lực tốt hơn cho các ngân hàng trong việc tối đa hoá giá trị thu hồi từ các khoản nợ xấu và tránh được những khoản lỗ trong tương lai nhờ qui trình thẩm định và giám sát các khoản vay.

Để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng khi thực hiện các khoản vay mới có xét đến việc cơ cấu lại nợ.

Để thực hiện thành công việc xử lý nợ theo hướng phân quyền, đòi hỏi giữa doanh nghiệp và ngân hàng không có mối quan hệ sở hữu hoặc quan hệ này chỉ là hữu hạn, nếu không một chủ thể vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Quá trình tái cơ cấu rất chậm chạp ở Nhật bản chính là do quan hệ sở hữu rộng rãi giữa ngân hàng, các trung gian tài chính và các doanh nghiệp.

Đồng thời, để quá trình tái cơ cấu nợ thành công, các tổ chức tài chính cần có đầy đủ nguồn lực và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu. Mô hình xử lý nợ xấu theo hướng phân quyền có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một đơn vị nội bộ hay “ngân hàng xấu” (bad banks) – là công ty con của các ngân hàng. Mục tiêu duy nhất của các ngân hàng này là tập trung vào việc xử lý tài sản và tối đa hoá tỉ lệ thu hồi thông qua việc tái cơ cấu chủ động. Việc này có thể giúp xây dựng lại niềm tin đối với các ngân hàng thất bại.

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro gắn liền với các công ty quản lý tài sản tư nhân. Các công ty này có thể được dùng cho mục đích window-dressing (làm đẹp sổ sách) nếu các tài sản được chuyển đổi theo giá trị sổ sách hoặc cao hơn giá trị thị trường, có nghĩa là một phần các khoản lỗ của ngân hàng có thể được chuyển sang cho một đơn vị khác. Nếu có quy định yêu cầu các tổ chức tài chính chuyển đổi tài sản theo giá trị thị trường, thì cũng cần phải có cơ quan giám sát có đủ quyền lực để thực thi quy định này.

Việc cho phép các ngân hàng tự thành lập một đơn vị độc lập để xử lý nợ xấu cần phải hình thành một hành lang pháp lý hoạt động hiệu quả, các nguyên tắc kế toán và qui định về công bố thông tin phù hợp được giảm sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền, thị trường và bên thứ ba.

Xử lý nợ xấu theo mô hình tập trung

Mô hình này cho phép tập trung được các nguồn lực cần thiết cho quá trình tái cơ cấu nợ vào một đơn vị và do đó có thể thu hồi được giá trị lớn nhất có thể – đơn vị này chính là công ty quản lý tài sản tập trung. Việc tập trung hoá cũng giúp quá trình chứng khoán hoá tài sản do có một quỹ tài sản lớn hơn. Nó tập trung việc sở hữu các tài sản thế chấp, do đó quản lý hiệu quả hơn. Hơn nữa, các khoản nợ xấu được loại bỏ hoàn toàn một cách nhanh chóng khỏi ngân hàng giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ.

Đơn vị tập trung này cũng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và do đó có thể thu hồi nợ tốt hơn. Hơn nữa, đơn vị này thường được trao quyền lực pháp lý đặc biệt để thu hồi các khoản nợ và tái cơ cấu ngân hàng.

Tuy nhiên, đơn vị độc lập này cũng thể gặp khó khăn liên quan đến quy mô và cơ cấu sở hữu. Nếu đơn vị này nắm giữ một lượng lớn tài sản của hệ thống ngân hàng thì chính phủ khó có thể bảo vệ nó khỏi những áp lực về chính trị đặc biệt những vấn đề như việc tái cơ cấu tài sản được thực hiện như thế nào, phần lớn tài sản của ngân hàng đươc chuyển đi đâu. Hơn nữa việc dịch chuyển các tài sản của ngân hàng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp – do đó làm giảm lợi thế do ngân hàng thường có thể tiếp cân được những thông tin của doanh nghiệp. Nếu tài sản của công ty quản lý tài sản (AMC) không được quản lý hiệu quả, sự tồn tại của AMC có thể làm cho các qui tắc tín dụng bị suy yếu trong hệ thống tái chính và do đó làm suy giảm hơn nữa giá trị của tài sản yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu ngân hàng.

Mô hình công ty quản lý tài sản (AMC)


Có 2 loại hình công ty quản lý tài sản chính: (i) cơ quan xử lý và thanh lý tài sản và (ii) cơ quan tái cơ cấu dài hạn. Mục tiêu chính của cơ quan thanh lý tài sản là nhanh chóng bán các tài sản thông qua hình thức bán buôn hoặc chứng khoán hoá – đối với cơ quan thanh lý và xử lý tài sản- và thông qua giao dịch mua bán và tiếp nhận – đối với cơ quan thanh lý – cơ quan tái cơ cấu có rất nhiều các mục tiêu khác.

Cơ quan xử lý tài sản: Cơ quan bán tài sản tập trung được hình thành nhằm giải quyết một số loại tài sản có thể dễ dàng thanh khoản như bất động sản, các khoản cho vay bất động sản, các khoản cho vay có đảm bảo mà có thể dễ dàng bán lại hoặc chứng khoán hoá khi thị trường vốn có chiều sâu – và các tài sản này sẽ được chuyển sang AMC trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng và/ hoặc hoạt động tái cơ cấu vốn. Để duy trì được giá trị thì các tài sản cần phải được quản lý.

Thậm chí các khoản vay tốt có thể mất giá trị khi bị chuyển khỏi ngân hàng nếu AMC không giám sát các khoản vay hiệu quả. Nếu không những người đi vay tốt cũng có thể không thể thanh toán được các khoản nợ. Do đó việc quản lý tài sản có thể được thực hiện bởi chính AMC hoặc có thể chuyển cho đơn vị độc lập bên ngoài hoặc do chính ngân hàng khởi tạo thực hiện nếu ngân hàng đó vẫn hoạt động. Khi đó, việc chia sẻ khoản lỗ với AMC có thể là động lực cho các ngân hàng quản lý tài sản của mình hiệu quả hơn.

Cơ quan thanh lý tài sản được hình thành để giải quyết vấn đề ở những tổ chức tài chính thất bại bao gồm việc bán tài sản thông qua hoạt động mua bán và tiếp nhận, chuyển giao các khoản tiền gửi được bảo hiểm, cũng như thanh toán các khoản tiền gửi và bán các tài sản sinh lời hoặc không sinh lời mà không thể bán được thông qua giao dịch mua bán và tiếp nhận.

Cơ quan tái cơ cấu: Đơn vị này thường được thành lập trên cơ sở dài hạn, nhằm mục đích tái cơ cấu và thanh khoản các khoản nợ xấu trước khi bán các tài sản đó. Đặc biệt, bước đầu tiên của quá trình tài cơ cấu là các tài sản được chuyển đến AMC sẽ được phân thành các tài sản có thể truy đòi cần được tái cơ cấu hoặc không thể truy đòi buộc người đi vay phải tuyên bố phá sản. Nếu xét về khía cạnh thương mại, mục tiêu chung của AMC là làm cho các tài sản trở nên tốt hơn về mặt tài chính và nhờ đó trở lên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Việc tái cơ cấu tài sản, trong trường hợp công ty công nghiệp, bao gồm việc bán các tài sản không cơ bản và nâng cao năng lực hoạt động bằng cách tổ chức lại, cắt giảm nhân sự, cắt giảm các chi phí khác, cơ cấu lại dây chuyền sản xuất… Trong trường hợp tài sản là nhà cửa, đất đai, biện pháp để nâng cao tính hấp dẫn của tài sản có thể bao gồm việc tu sửa để tài sản đó thực sự phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại, giảm tỉ lệ bỏ trống diện tích – một trong những nhân tố quan trọng để cải thiện dòng tiền. Vì việc tái cơ cấu thường đòi hỏi khoản vay mới, AMC cần phải có tiềm lực để cho vay. Sau khi tiến hành tái cơ cấu thành công, tài sản sẽ được bán cho nhà đầu tư theo nhiều cách khác nhau.

Cơ cấu sở hữu: Rất ít các AMC được sở hữu tư nhân. Do có một lượng lớn các tài sản và khoản nợ xấu được chuyển sang cho AMC nên rất khó có nhà đầu tư cá nhân nào sẵn sàng sở hữu AMC mà không yêu cầu một sự bảo lãnh của nhà nước về giá tị tương lai của các tài sản. Do đó, không ai khác ngoài chính phủ có thể phù hợp hơn trong việc sở hữu AMC so với việc đưa ra các bảo lãnh vì chính phủ có thể thu được lợi khi giá của các tài sản AMC tăng. Hơn nữa, việc bảo lãnh cũng rất khó để có thể duy trì được động lực của sở hữu tư nhân nhằm bán tài sản theo mức giá cao nhất. Đồng thời, việc bán dần tài sản thông qua cơ quan chuyên môn có thể sẽ phù hợp hơn nhằm duy trì giá trị của tài sản, tránh tình trạng giá trị của tài sản bị suy giảm thông qua việc bán tống bán tháo

Thời điểm bán tài sản: Việc nắm giữ tài sản nhằm bán tài sản với giá cao hơn có thể sẽ không ngăn giá của tài sản giảm xuống do nguồn cung tương lai của tài sản sẽ bị chiết khấu theo mức giá hiện tại. Điều này đặc biệt đúng với tài sản là bất động sản vì việc bán tống các tài sản này không dẫn tới với việc suy giảm giá trị kinh tế của tài sản. Đồng thời, việc bán tài sản một cách nhanh chóng sẽ hình thành nên mức giá sàn nhằm đẩy nhanh hơn quá trình hồi phục từ khủng hoảng kinh tế.

Đánh giá sự thành công của mô hình AMC tập trung: Sự thành công của AMC được đánh giá ở hai khía cạnh: (i) AMC có đạt được mục tiêu trước mắt mà họ đặt ra, tức là tiến hành xử lý tài sản thành công, hay không ? AMC được coi là thành công khi quá trình xử lý tài sản, kể cả ngân hàng, được tiến hành trong khoảng thời gian 5 năm. Đối với cơ quan tái cơ cấu, việc đánh giá xem cơ quan này có đạt được mục tiêu hẹp là thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp hay không thường khó hơn do thiếu các số liệu thực tế. Do đó, các cơ quan này sẽ được coi là thành công nếu họ có thể bán được 50% tài sản trong vòng 5 năm.

Và (ii) ở mức độ rộng hơn, hệ thống ngân hàng có khả năng thanh khoản, các vấn đề của hệ thống ngân hàng không xuất hiện lại nữa và việc mở rộng tín dụng khi hệ thống ngân hàng được làm trong sạch và vấn đề của việc xử lý nợ xấu được tách biệt khỏi hoạt động cho vay mới, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống.

(Theo Thời báo ngân hàng)