Ngày 30/12/2009, Bộ Thông tin và Tuyên truyền Ban hành Thông tư số 43/2009/TT-BTTTT Ban hành danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/2/2010.
Quy định ghi rõ cấm nhập: máy tính xách tay, kể cả notebook và subnotebook.
Như vậy, tính từ thời điểm2/2010, trên thị trường Việt Nam chỉ còn lại những loại máy tính xách tay nhập khẩu đã qua sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế sau hơn 3 năm bị cấm nhập khẩu bán trên thị trường Việt Nam. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ở các chợ điện tử như Lê Thanh Nghị (Hà Nội), Tôn Thất Tùng (TP.HCM) vẫn tràn ngập các loại máy tính cũ đã qua sử dụng.
Ảnh minh họa |
Đó là một điều phi lý vì không thể có chuyện nguồn cung đã bị cắt mà trên thị trường hàng hóa vẫn dồi dào trong khi sức mua các loại máy này vẫn còn. Không loại trừ một số người mua máy mới dùng một thời gian rồi bán lại cho các cửa hàng, nhưng rõ ràng là nguồn cung này rất nhỏ, thậm chí không đáng kể.
Theo các chuyên gia việc nhận diện các loại máy tính xách tay đã qua sử dụng vi phạm Thông tư 43 đang được bán nhan nhản trên thị trường không khó: Chỉ cần xem trên thân máy sản xuất năm nào là ra ngay. Trên thực tế, hiện thị trường máy tính cũ đang tràn ngập các dòng máy tính cũ đã qua sử dụng được sản xuất sau năm 2010, thậm chí có cả máy tính xách tay cũ năm 2011, 2012…và không loại trừ đó là những loại hàng nhập lậu trái phép.
Vấn đề là phải xác minh được có đúng là hàng máy tính xách tay cũ vẫn vào Việt Nam và vào bằng phương tiện và qua cổng nào?. Và thực tế có vẻ như đã củng cố thêm cho nhận định này.
Mới đây nhất (ngày 19/7/2013) cơ quan Hải quan Hải Phòng công bố thông tin đã phát hiện tới 10 container nhập khẩu qua cảng có dấu hiệu nghi vấn.
Trong đó, ngoài 6 container chứa 218 xe mô tô phân khối lớn dung tích xi lanh từ 500 đến 1.800 cm khối, đã qua sử dụng, vi phạm Nghị định 12 của Chính phủ về chủng loại hàng hóa cấm nhập khẩu. Lực lượng hải quan còn phát hiện 11.425 máy tính xách tay các loại, 11.787 màn hình vi tính và 1.760 chiếc CPU máy tính đã qua sử dụng, được đóng trong 4 container được vận chuyển từ Hồng Kông qua cảng Hải Phòng.
Trước đó, vào tháng 6/2013, lực lượng Hải quan TP.HCM cũng phát hiện vụ một DN tại TP.HCM có tên V.H khai nhập nhập 2 lô hàng là hạt nhựa thành phẩm nhưng khi hàng về Việt Nam thì lại bất ngờ nhận được hàng ngàn bộ máy tính cũ, máy tính xách và linh kiện máy tính đã qua sử dụng, trị giá tới hơn 3 tỷ đồng, nhưng DN này đã từ chối không nhận vì cho rằng đó là hàng “vô chủ” (!?).
Ngoài con đường nhập khẩu trên, theo dân trong nghề, không lọa trừ các loại máy tính cũ có thể vào Việt Nam theo con đường buôn bán tiểu ngạch trên bộ hoặc qua biên giới Tây Nam giáp ranh với Camphuchia, hoặc qua một số tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai… Tuy vậy, nếu có cũng chỉ là những lô nhỏ lẻ, không thể so sánh với những lô hàng lớn chủ yếu được trà trộn nhập qua các cửa khẩu đường biển như Hải Phòng, TP.HCM.
Việc xác minh những lô hàng mới bị phát hiện có liên quan như thế nào với hiện tượng máy tính cũ đã qua sử dụng vẫn tràn ngập trên thị trường nội địa, trách nhiệm của những ai, cơ quan nào trong chuyện này ra sao đòi hỏi phải có sự vào cuộc thực sự của lực lượng chức năng (Hải quan, Công an, Quản lý thị trường). Nhưng rõ ràng, việc quy định, “hàng rào” đã dựng tới hơn 3 năm rưỡi mà thị trường điện tử nội địa vẫn bị hàng “rác” ngoại tấn công thật là khó chấp nhận.