Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào khi đầu tư cho vào lĩnh vực này cũng gặt hái được những thành công và hiệu quả thu được cũng tương xứng với chi phí đầu tư.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đầu tư cho đào tạo của nhiều doanh nghiệp là thiếu triết lý trong đầu tư cho đào tạo nhân lực. Từ đó, việc làm rõ những triết lý này sẽ ít nhiều có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
1. Xây dụng chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng
Chiến lược đào tạo nhân lực của doanh nghiệp chính là các hệ chuẩn mực, hệ giá trị nhằm tạo ra hành lang tiêu chuẩn của mọi hoạt động đầu tư cho con người. Hệ chuẩn mực đó sẽ định vị người lao động hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo một cách có trọng tâm. Từ đó họ chủ động tham gia vào quá trình đào tạo mà doanh nghiệp tổ chức. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho mỗi chương trình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp.
2. Khuyến khích nhân viên đến với trường đại học nếu có thể
Để phát triển nhân lực, các nhà quản trị thường ưu tiên lựa chọn các khoá đào tạo ngắn hạn thay vì các khoá học dài hạn. Đó là một quan niệm không hoàn toàn chính xác bởi vì có một sự khác biệt rất lớn giữa những khóa đào tạo ngắn hạn với các chương trình đào tạo dài hạn ở trường đại học.
3. Gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh
Trước khi đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực, doanh nghiệp cần phải xem xét mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo có phù hợp với nhu cầu và thực tiễn doanh nghiệp hay không. Không nên đầu tư theo kiểu “phong trào” hoặc chỉ để “đánh bóng” hình ảnh của doanh nghiệp.
4. Thực tiễn công việc là câu trả lời chính xác nhất về nhu cầu đào tạo
Việc đầu tư cho đào tạo nhân lực không thể xuất phát từ “nhu cầu cảm tính” của người lao động hoặc sự “bốc đồng” của người quản lý. Nó phải được xuất phát từ chính đòi hỏi thực tiễn ở mỗi doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế khó khăn và áp lực công việc ngày càng gia tăng, việc đào tạo xuất phát từ công việc là một trong những phương pháp đào tạo hiệu quả nhất tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động.
5. Khuyến thích người lao động tự học và học tập suốt đời
Tri thức và kỹ năng chỉ có thể có được do sự tích luỹ. Tự nó, việc tổ chức đào tạo không tự mang lại tri thức và kỹ năng cho người lao động nếu họ không đam mê tri thức và liên tục phát triển.
6. Tăng cường đối tác trong đào tạo (training parner-ship)
Xu hướng hiện đại trong đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp là tổ chức các mô hình đào tạo theo nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Xây dựng những “cộng đồng học tập” ngay trong công việc để trở thành nét đặc trưng trong văn hoá của nhiều doanh nghiệp. Những “cộng đồng học tập” này sẽ giữ vai trò là “hạt nhân” thúc đẩy tinh thần học hỏi của mọi người lao động, nâng cao hiệu quả và khích lệ các thành viên trong doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đào tạo.
7. Chi phí đào tạo là chi phí đầu tư cho phát triển dài hạn
Chi phí đào tạo nhân lực phải được tính vào chi phí đầu tư cho phát triển của doanh nghiệp. Thước đo hiệu quả của một chiến lược đào tạo nhân lực là chi phí về tài chính, thời gian thấp nhất và khả năng ứng dụng cao nhất. Vì vậy, mỗi quyết định đầu tư cho đào tạo nhân lực đều có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến năng lực cạnh tranh, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.