Doanh nghiệp của con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô có mặt cùng với một đại gia kín tiếng trong thương vụ Nhà nước thoái vốn ngàn tỷ.
Tham vọng lớn, đại gia Nguyễn Đức Tài gặp khó khăn chưa từng có
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (VCG), do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu.
Theo đó, căn cứ kết quả đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ có hai nhà đầu tư đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần của Viettel tại Vinaconex theo lô. Đó là hai cái tên: CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ.
Doanh nghiệp của ông Trịnh Cần Chính tham gia đấu giá. |
Thông tin trước đó cho thấy, Viettel sẽ thoái vốn toàn bộ hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 21,28% tổng số cổ phần, với giá khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phần. Như vậy, nhà đầu tư trúng thầu phải có ít nhất hơn 2 ngàn tỷ đồng.
Theo tiêu chí xem xét và đánh giá, nhà đầu tư là việc phải chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng mua toàn bộ số lượng cổ phần của Viettel. Như vậy, CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính rất mạnh.
CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam, doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật là ông Trịnh Cần Chính, sinh năm 1949, có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Ông Trịnh Cần CHính là đại diện doanh nghiệp. |
Ông Trịnh Cần Chính địa chỉ thường trú tại quận Hoàn Kiếm và đang sống tại số 34 Hoàng Diệu. Theo DĐDN, ông Trịnh Cần Chính là người con trai áp út nhà tư dan dân tộc Trịnh Văn Bô và trở thành TGĐ Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam năm 2014 sau khi nghỉ hưu.
Ông Trịnh Văn Bô được biết đến là nhà tư sản yêu nước có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là một doanh nhân kinh doanh bất động sản, dệt và là người giầu bậc nhất tại Hà Thành thời điểm trước cách mạng tháng 8.
Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô. |
Ông Trịnh Văn Bô từng hiến tặng hàng ngàn lượng vàng giúp Chính phủ thời điểm trước cách mạng tháng 8 và gia đình ông dành tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang – từng là nơi làm việc của Bác Hồ – cho cách mạng.
Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam là doanh nghiệp thực hiện dự án chung cư Hesco Văn Quán (Hà Đông) và Vĩnh Hưng Dominium 409 Lĩnh Nam với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.
Ông Trịnh Cần Chính, con trai doanh nhân Trịnh Văn Bô. Ảnh: Diệu Bình |
Nhà đầu tư thứ hai tham gia đấu giá cổ phần VCG là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ. Đây là một doanh nghiệp mới thành lập tháng 11/2017 tại TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Vũ Xuân Cường. Doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ bé, 20 tỷ đồng. Đây là một đại gia bí ẩn hoặc là người đại diện cho một đại gia giấu mặt đứng đằng sau.
Gần đây, Tổng Công ty cổ phần Vinaconex (VCG) gây thất vọng cho giới đầu tư với kết quả kinh doanh sụt giảm, lợi nhuận 9 tháng giảm 40% so với cùng kỳ. VCG vừa bất ngờ khóa room ngoại về 0% khiến nhiều người lo ngại giá cổ phiếu có thể giảm mạnh nếu khối ngoại buộc phải bán hàng chục triệu cổ phiếu đang sở hữu.
Thời gian tới, bên cạnh việc Viettel bán đấu giá trọn lô hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá cả lô gần 255 triệu cổ phần (tỷ lệ 57,71% vốn) tại Vinaconex.
M. Hà
5/7 con cụ Trịnh Văn Bô muốn bán biệt thự 34 Hoàng Diệu
Con trai cả của nhà tư sản Trịnh Văn Bô cho biết muốn bán căn biệt thự ở 34 Hoàng Diệu cho nhà nước để lấy tiền làm từ thiện.