Gần đây tôi rất chú ý đến cách mọi người sử dụng từ “công việc”. Tôi đã phát hiện ra một số điều và nêu lên một giả thuyết mà tôi muốn thử làm một bài kiểm tra đối với bạn. Trong từ điển, từ này có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Dưới đây là những định nghĩa chính về Công việc – Work [wurk]
Quan niệm của bạn về công việc như thế nào? |
1. Nỗ lực, cố gắng để đạt được hoặc tạo ra một thứ gì đó; lao động; công việc.
2. Thứ mà mọi người phải dùng nỗ lực và công sức để thực hiện, một nhiệm vụ hoặc công việc.
3. Hoạt động sản xuất hay vận hành.
4. Công việc làm thuê, đối với một ngành nào đó, đặc biệt là vì mục đích kiếm sống.
5. Một vị trí công việc làm thuê.
Theo quan sát của tôi, những người lớn tuổi thường có xu hướng dùng từ “công việc” theo nghĩa 4 và 5 khi đề cập đến việc làm. Trong khi đó, những người trẻ tuổi thường sử dụng từ này theo nghĩa 1, 2, 3.
Công nghệ đã giúp cả hai thế hệ có những |
Thế hệ Boomers[1] thường nói họ đi làm, trong khi thế hệ Y[2] thường đề cập tới từ này như là việc gì đó họ phải làm (hay nói cách khác là công việc).
Sự hình thành hai nhóm khác biệt trong cách sử dụng từ “công việc” thể hiện rất rõ trong nhiều cuộc đối thoại về đề tài công việc. Ví dụ: Tôi chưa bao giờ nghe một người trẻ tuổi phàn nàn về sự xâm phạm của công nghệ vào đời sống riêng tư của họ như cách những người trung niên thường nói.
Đối với những người trẻ tuổi, công nghệ giúp họ có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào. Trong khi đó, đối với những người trung niên, Black Berries[3] hay những công nghệ di động khác đã xóa dần ranh giới giữa công việc và đời sống riêng tư.
Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa cuộc sống và |
Tương tự như vậy, công cuộc tìm kiếm “sự cân bằng giữa cuộc sống – công việc” đang có xu hướng thay đổi.
Trong thập kỷ trước, cụm từ này được dùng để phản ánh sự cân bằng giữa thời gian làm việc ở văn phòng (hoặc đi công tác) với thời gian nghỉ ngơi ở nhà.
Nhưng ngày nay, nó thường bao hàm cả các dịch vụ mang lại cho con người sự linh hoạt hơn, giúp cho họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào mà họ cảm thấy thoải mái nhất.
Theo tôi, trong một vài năm tới, từ “công việc” sẽ dần được sử dụng với ý nghĩa là một công việc chúng ta phải làm chứ không phải là nơi mà chúng ta đến để làm việc.
Sự chuyển biến này sẽ làm chúng ta thay đổi phương pháp đo mức độ thành công.
Vì kết quả công việc sẽ ngày càng được đánh giá cao hơn những nỗ lực hay thời gian phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Điều đó phản ánh sự xuất hiện ngày càng nhiều của những công nghệ hỗ trợ cho sự linh hoạt trong công việc.
Hãy thử kiểm tra lại cách nói của bạn. Bạn dùng từ “công việc” với nghĩa nào? Và ý nghĩa đó ảnh hưởng tới quan niệm về môi trường làm việc của bạn ra sao?
Đọc tất cả các bài đã đăng của Tammy Erickson trên chuyên mục “Across the Ages”
Ý kiến phản hồi của độc giả Harvad Business Online |
1. “Công việc” là một tập hợp tất cả các hoạt động được thực hiện để chứng minh sự tồn tại của một người nào đó trên thế giới này.
Bạn có thể thấy rằng tôi không tập trung vào chất lượng công việc hay thậm chí là số lượng sản phẩm đầu ra. Vì đối với một số người, công việc là ngồi tại bàn, đứng tại quầy thu ngân, hay đứng bán hàng nhưng đối với những người khác, công việc lại là tạo ra một thứ gì đó có giá trị. Hoặc có những người coi công việc là một chuỗi vô tận các công việc giấy tờ và lưu trữ hồ sơ hoặc mua bán trực tuyến. Cũng có những người cho rằng công việc mang lại giá trị cho cuộc sống của con người và đóng góp cho xã hội, trong khi một số người luôn ra vẻ bận rộn chỉ với một mục đích duy nhất là kiếm sống. Một số người làm việc để sống, một số người sống để làm việc. Nếu triết gia người Pháp Descartes[4] sống lại và trở thành một chuyên gia thương mại trong thế giới hiện đại, có lẽ ông sẽ nói “Tôi làm việc, vì thế tôi mới là tôi”. Và với thực tế rằng rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau nói nhiều làm ít, những người chỉ đưa ra lời nói đãi bôi về giá trị đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp của họ, họ có thể phát biểu lại câu nói của Descartes rằng: “Tôi chuồn, vì thế tôi mới là tôi” Raj Bose, Trường Đại học Phoenix 2. Kính gửi tác giả. Theo quan niệm viễn tưởng siêu hình, công việc là một hoạt động đáng được tôn thờ. Tại mỗi một giai đoạn khác nhau của cuộc sống, chúng ta phải đảm trách những nhiệm vụ khác nhau. Mức độ phù hợp với những nhiệm vụ đó sẽ xác định chất lượng công việc mà chúng ta đang làm. Số lượng không có ý nghĩa gì vì hiệu quả và năng suất không phải là cố định trong bất kỳ một xã hội nào. Đôi khi, khó có thể phân loại các hoạt động thành công việc cụ thể. Một nhà hoạt động xã hội ở một bang phía Đông Bắc của Ấn Độ đã gắn bó với các hoạt động năm năm nay chỉ vì một lý do: Bà tin rằng vùng này hầu chưa nhận được được sự quan tâm thích đáng và sử dụng phương án phản đối trong hòa bình. Bà đã từ chối sự can thiệp bằng cách từ chối việc vào viện. She has refused intervention in the form of hospitalization and forcing intra-venous fluids. Bạn sẽ mô tả hành động của bà như thế nào? Mục đích của hành động này rất sâu sắc, nhưng nếu chiếu theo định nghĩa về “công việc” thì bà đã chẳng làm được việc gì cả. Ai đó có thể lập luận rằng bà đã đi theo con đường của Mahatma Gandhi[5], người đã gắn bó cả cuộc đời với rất nhiều các cuộc đấu tranh vì nền độc lập hòa bình của Ấn Độ. Ông đã từ bỏ ngay cả những nhu cầu thiết yếu của mình để theo đuổi mục tiêu vô cùng cao thượng và đáng quý này. Vậy bạn sẽ mô tả hành động của ông ra sao? Khái niệm của từ “công việc” được tán thành là dựa trên mô hình về nhu cầu của Maslow[6]. Hàng triệu người đấu tranh mà không biết bữa ăn sắp tới của mình, nếu có, sẽ kiếm ở đâu. Hàng triệu người phải nhận mức lương bóc lột sức lao động vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Có những người không thể chờ đến lúc nhu cầu của mình được thỏa mãn. Trừ phi chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề này mà không gây ra sự sợ hãi hay không cần nhờ đến một đặc ân nào, chúng ta sẽ không thể tuyên bố rằng đây là một xã hội văn minh. Có thể đây là thời cơ chín muồi để thay thế từ “công việc” bằng từ “trách nhiệm giải trình” (accountability). BV Krishnarmurthy |
Bài viết cùng tác giả
>> Khám phá phong cách làm việc của “thế hệ Y”
>> Bạn có bao nhiêu người bạn?
>> Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 1)
>> Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 2)
– Tóm tắt ý tưởng từ bài báo của Tammy Erickson đăng trên chuyên mục “Across the Ages” của trang Harvard Business Online –
-
HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.
[1] Thế hệ sinh từ năm 1946 tới năm 1964 (tạm dịch là những người trung niên).
[2] Thế hệ sinh từ năm 1979 tới năm 1994 (tạm dịch là những người trẻ tuổi).
[3] The BlackBerry là một mẫu sản phẩm máy cầm tay đa chức năng do công ty Research In Motion của Canada chế tạo, sử dụng sóng wireless, sản xuất năm 1999, có thể sử dụng để kiểm tra email, điện thoại di động, gửi tin nhắn, gửi fax, lướt web…
[4] René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại. Nổi tiếng với câu nói tư duy triết học: “Tôi tư duy là tôi đang tồn tại”.
[5] Mahatma Gandhi (2/10/1869 – 30/1/1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ nhờ nguyên lý bất bạo lực, với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.
[6] Abraham (Harold) Maslow (1 tháng 4 năm 1908 – 8 tháng 6 năm 1970) là một nhà tâm lý học hàng đầu thế giới. Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được coi là cha đẻ của Tâm lý học Nhân văn (humanistic psychology).