Trang chủ » Thế giới » Nét riêng Singapore qua ẩm thực đường phố

Nét riêng Singapore qua ẩm thực đường phố

Tác giả:

Hoa hậu quý bà và món mỳ ngàn tuổi

Đến Singapore, không thể bỏ qua khu phố Katong – khu vực định cư truyền thống của cộng đồng người Peranakan. Đây là cộng đồng sự giao thoa về huyết thống, văn hóa… giữa người Malay bản địa và người Hoa. Ở đây, bên cạnh sự hấp dẫn của những nét văn hóa đầy màu sắc bản địa của người Peranakan thì mỳ Laksa là đặc sản không thể quên.

Laksa – một món ăn phổ biến nhất của người Peranakan. Laksa có 2 loại chính: Laksa lemak (nyonya laksa) hay laksa cà ri, được làm bằng nước sốt cốt dừa với bột cà ri nấu chung với bún, ăn chung với đậu chiên, cá chiên, tôm, sò và một loại tương ớt. Assam laksa ít béo hơn có nước súp được nấu từ các loại cá, thịt cá được xé vụn trộn cùng bún và một số loại rau thơm và củ quả. Sợi mỳ của món Katong laksa được cắt ngắn, nên có thể ăn bằng thìa mà không cần dùng tới đũa.

{keywords}
Món mỳ Laksa 1000 năm tuổi.

Ngày nay, laksa là món phổ biến khắp đảo quốc Singapore, có thể tìm thấy ở khắp các trung tâm ăn uống và cửa hàng thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng món mỳ này đã có trên 1.000 năm tuổi.

Để có thể tận hưởng hương vị đặc trưng nhất của Laksa, người Singapore hay tìm đến các hàng ở khu Katong, nơi các chủ hàng luôn tự hào mình có công thức xịn của đúng truyền thống của món ăn này. Vì thế, tại đây, luôn có một cuộc tranh chấp nguồn gốc đích thực của món laksa như để làm tăng thêm hương vị lịch sử cho món ăn này.

{keywords}
Laksa 328 – một biểu tượng ẩm thực Singapore.

Một trong những quán ăn nổi tiếng là hàng LAKSA 328 khu Katong của chị Lucy Koh hay còn gọi Nancy.

Đây là một trong những địa chỉ bán Laksa nổi tiếng nhất Singapore, được cả du khách lẫn người địa phương yêu chuộng, cũng là địa chỉ lui tới thường xuyên của rất nhiều người nổi tiếng khi muốn thưởng thức món ăn đậm hương vị truyền thống.

Điều ít ai ngờ bà chủ quán Nancy xuất thân từ người bán hàng rong và khởi nghiệp khi không hề biết gì về Laksa, Nancy là người yêu thích nấu nướng và chị mở tiệm laksa đầu tiên ở 49 East Coast Road để bắt đầu kinh doanh món laksa bằng cánh kết hợp giữa công thức truyền thống với những hương vị của riêng mình.

Từ tiệm đầu tiên ở khu Katong, đến nay chị Nacncyđã mở rộng chuỗi cửa hàng lên 5 cơ sở . Trong đó, tiệm Laksa 328 Katong là một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Singapore ngày nay.

Một điều đặc biệt ít ai biết, năm 2003, Nancy đã đạt vương miện Hoa hậu quý bà Singapore. Trong 10 năm qua, quý bà hoa hậu vẫn gắn bó với món ăn truyền thống Laksa. Không những thế, con trai của Nancy cũng xác định tiếp tục gắn bó với món laksa truyền thống này.

Nữ luật sư và bánh sô-cô-la’kinh khủng’

Dạo phố Singapore, không thể bỏ qua khu phố đêm Làng Hà Lan với đường đi bộ, những hàng ăn và quán bar sôi động thâu đêm. Nơi đây, giữa vô vàn những món ẩm thực Á – Âu thì Awfully Chocolate vẫn luôn là một lựa chọn của những người sành ăn.

Nếu như Laksa là món ăn đậm chất truyền thống và lịch sử bản địa thì Awfully Chocolate là đặc trưng của giao thoa văn hóa, tính hiện đại và sáng tạo của người Singapore.

Người sáng lập ra Awfully Chocolate là một luật sư mà khi khởi nghiệp chưa hề biết đến kinh doanh và không có khái niềm về làm bánh sô-cô-la.

{keywords}
Sô-cô-la ăn cả ngày không ngán.

Câu chuyện bắt đầu khi nữ luật sư Lyn Lee ở tuổi 30 từ bỏ công việc đang làm để cùng nhóm bạn bắt tay mở cửa hàng Awfully Chocolate đầu tiên. Đó thực sự là một cuộc phiêu lưu khi trong tay họ không có nhiều vốn và không ai hiểu về sô-cô-la và không ai biết làm bánh. Điều duy nhất cho họ hứng khởi và niềm tin là Lee muốn có món bánh sô-cô-la hoàn hảo theo ý mình. Một chiếc bánh sô-cô-la đen, nhưng không quá ngọt và không nhiều kem, một món bánh mà mọi người có thể ăn mỗi ngày mà không ngán.

Năm 1998, tại một góc phố tại khu vực Katong, Lee đã bắt đầu những bước đầu tiên để xây dựng Awfully Chocolate. Những ngày đầu, Lee và những người bạn chỉ biết làm duy nhất một loại bánh.Chiếc bánh đó cũng không được được trang trí và hình dạng cũng không lấy gì là đẹp khi nó là sản phẩm đầu tay của những kẻ nghiệp dư. Trong thời gian đầu, Lee và Awfully Chocolate đã không có bất kì sự bày trí phô trương nào, thậm chí không có chiến dịch quảng bá nào.

{keywords}

Đơn giản mà ấn tượng Awfully Chocolate

Với Awfully Chocolate trong những ngày đầu không hề giống một tiệm bánh, chẳng ai nghĩ nó lại nhanh chóng thành công trở thành một hệ thống bánh ngọt nổi tiếng Singapore và lan rộng ra nước ngoài.Bí quyết duy nhất có lẽ chính vì sự giản đơn của các mẫu bánh nhưng trong đó luôn được pha trộn đúng mực giữ socola đen và ca cao. Đặc biệt Lee luôn khắt khe trong việc chọn lựa và chế biến các nguyên liệu. Tất cả nguyên liệu đầu vào đều có nguồn thiên nhiên, Lee và các cộng sự tự chế biến các nguyên liệu mà không chấp nhận các sản phẩm công nghiệp nào.

Sự mạo hiểm ban đầu đã mang lại thành công khi Lee đã sở hữu 10 cửa hàng Awfully Chocolate ở Singapore, 6 nhà hàng khác và 19 cửa hàng bên ngoài biên giới Singapore kinh doanh theo hình thức licensed. Mới đây nhất, một hãng Chocola từ Anh đã hợp tác với Lee để đưa các công thức Awfully Chocolate vào sản xuất các loại bánh sô-cô-la bán trong các siêu thị với khối lượng lớn.

Phở Việt Nam ở trung tâm Singapore

Ở Singapore người ta dễ dàng tìm được những món ăn của nhiều nước hội tụ về đây. Và một điều thật ấm áp và gần gũi khi giữa trung tâm Singapore có thể dễ dàng ăn bát phở Việt Nam ở Nhà hàng An Nam trên đường Scotts, trung tâm Shaw và Nam Nam trong khu mua sắm Raffles City.

Cả hai đều thuộc sở hữu của Nguyễn Quốc Nam. Là một Việt Kiều lớn lên ở Đan Mạch và có nhiều năm làm việc tại các khách sạn lớn trên thế giới ở Mỹ, Anh hay Thái Lan… Nhưng với tình yêu các món ăn Việt Nam, đặc Việt là phở, Nam đã chọn Singapore để mở chuổi cửa hàng đồ ăn Việt Nam bắt đầu từ 2011.

{keywords}

{keywords}Phở và nem cuốn Việt Nam gần gũi trên đất Singapore.

Tại NamNam Noodle Bar có đủ món mang đậm đặc trưng của văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam tại góc của các trung tâm mua sắm như Phở, Bánh mì với giá cả phải chăng.điển hình là bánh mì Sài Gòn và phở Hà Nội.

Đến với Nam Nam du khách có thể tìm được những món ăn rất Việt Nam như: có bánh mì nhân cá và đậu hũ rất được thực khách ưa chuộng. Ngoài ra, không chỉ có bánh mì cá đậu hũ mà Nam Nam còn bán năm thứ bánh mì khác, cùng năm loại phở khác nhau, sáu loại mì sợi, bún và miến cùng sáu loại món tráng miệng.

Độc đáo hơn, trong thực đơn của An Nam và Nam Nam còn có những món ăn “được nấu nướng theo kiểu gia đình người Việt như: gỏi cuốn và bánh xèo Nam bộ, là cơm ăn với cá kho riềng kiểu miền Bắc và vài món miền Trung. Và sau khi ăn xong, thực khách có thể dùng thức uống với cà phê phin pha kiểu Việt Nam rất được ưa thích. Khách cũng có thể gọi một ấm trà sen thơm ngát, thứ trà ướp sen thủ công của người Việt.

{keywords}
Dấu ấn ẩm thực Việt trên đất Singapore.

Singapore là một địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách Việt Nam, đồng thời số người Việt sang làm việc, du học tại đây không nhỏ nên cũng không lạ khi ẩm thực Việt phát triển tại đảo quốc này. Và vì thế không khó để bạn có thể tìm những món ăn thức uống đặc trưng Việt như phở, bánh mì thịt, bánh xèo, chè trôi nước, cà phê sữa đá, thậm chí cả nước mía ép… một cách dễ dàng khi ghé vào những quán người Việt. Tài đó, rất nhiều món ăn “được nấu nướng theo kiểu gia đình người Việt” nhưng đã chinh phục khẩu vị của những người Singapore rất mực sành.