Trang chủ » Tranh luận » Thảm cảnh ô nhiễm, dân bao vây phản đối DN

Thảm cảnh ô nhiễm, dân bao vây phản đối DN

Tác giả:

Hải Dương: Dân cắm chốt quanh nhà máy

Do quá bức xúc vì nhà máy sản xuất Proniken của Công ty TNHH một thành viên Trường Khánh xả khói, chất thải làm cá trong các ao xung quanh chết hàng loạt, người dân tức ngực, khó thở… ngày 13/6/2013, hàng trăm hộ dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương) đã bao vây nhà máy.

Thậm chí, sau đó một tháng, ngày 14/7, hàng trăm hộ dân trong thôn còn dựng thêm lều chốt chặn nhà máy này. Người nằm, ngồi la liệt trong lều bạt án ngữ con đường vào nhà máy. Lối đi này bị rải đầy đá hộc.

Thấy vậy, nhiều lần côn đồ kéo đến xô xát, đánh đập và đốt lều của dân. Đêm 26/6, có sáu xe công nông, một máy xúc lật và hàng chục người đến “dọn đường”.

Chiều 12/7, bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư Huyện ủy huyện Kinh Môn, cho biết: Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 20/5, huyện Kinh Môn đã ra thông báo yêu cầu công ty Trùng Khánh dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh do có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép. Huyện cũng yêu cầu công ty Trùng Khánh hoàn thiện các thủ tục về đất đai và cam kết bảo vệ môi trường. Theo người dân, dù huyện ra thông báo nhưng nhà máy vẫn lén lút hoạt động khiến người dân bức xúc, vây nhà máy.

{keywords}

“Hiện nhà máy của công ty Trùng Khánh đang được yêu cầu tháo dỡ, chấm dứt hoạt động. Theo báo cáo của cơ quan môi trường, các mẫu lấy ở ao cá và ruộng xung quanh nhà máy đều vượt quá mức độ ô nhiễm cho phép.

Được biết xã cho công ty Trùng Khánh thuê đất để làm trang trại VAC trong vòng ba năm nhưng họ xây chui lò đốt Proniken.

Khánh Hoà: Phản đối nhà máy thuốc lá gây ô nhiễm

Ngày 11/6/2013, gần 100 người dân đã tập trung trước cổng công ty thuốc lá nguyên liệu Khatoco (xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) để phản đối doanh nghiệp này gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân xung quanh.

Công ty thuốc lá nguyên liệu Khatoco vừa hoạt động cuối năm 2012 nhưng liên tục bị người dân phản đối vì tiếng ồn, mùi hôi và bụi từ nhà máy, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Họ đã nhiều lần kiến nghị với các cơ quan chức năng, công ty thuốc lá nguyên liệu đã đối thoại và cam kết với người dân nhưng tình trạng vẫn đâu vào đấy.

Ngay sau khi người dân tập trung, lực lượng chức năng đã có mặt để giữ an ninh trật tự, sau đó, công ty thuốc lá nguyên liệu Khataco đã mời đại diện chính quyền địa phương, đại diện thôn vào nhà máy để làm việc. Theo ông Đặng Thái Luyện, Giám đốc công ty, Khatoco đang kiến nghị UBND tỉnh cho phép di dời các hộ dân sát nhà máy để lập một vành đai 50m trồng cây xanh quanh khu công nghiệp.

Quảng Nam: Bao vây nhà máy thép

Người dân thôn 7A sống cạnh nhà máy thép Việt Pháp (cụm công nghiệp Thương Tín 1, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) chịu cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà máy thép này gây nên, vì vậy cuối năm 2012, người dân đã dựng hàng rào ngăn chặn nhiều ngày không cho nhà máy thép hoạt động.

{keywords}

Ngày 1/10/2012, sau nhiều ngày đối thoại với lãnh đạo nhà máy và được chính quyền địa phương vận động nên người dân đã dỡ bỏ hàng rào với điều kiện nhà máy thép phải dừng sản xuất.

Ngày 10/10/2012, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với huyện Điện Bàn và các ban ngành chức năng về tình hình ô nhiễm tại nhà máy thép Việt Pháp. Ông Đinh Văn Thu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – chỉ đạo: Cần xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại đây mới cho nhà máy tiếp tục hoạt động.

Theo kết luận của Sở TN-MT Quảng Nam, lượng khí thải, khói bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Đà Nẵng: Bao vây đòi sổ đỏ

Theo phản ánh của người dân quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, từ năm 2011, họ có hợp đồng mua đất nền của Công ty Tân Cường Thành (chuyên sản xuất dây cáp điện, đầu tư kinh doanh bất động sản , chủ đầu tư dự án Khu dân cư quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Theo cam kết, phía công ty này sẽ giao đất cho người dân từ tháng 7/2011 cho đến năm 2012 cùng cam kết 90 ngày sau khi thực hiện hợp đồng.

{keywords}

Theo người dân, Công ty CP dây cáp điện Tân Cường Thành (chuyên sản xuất dây cáp điện, đầu tư kinh doanh bất động sản) đã thực hiện hợp đồng bán đất tại khu dân cư Liên Chiểu và khu dân cư Tân Hải Doanh cho họ cách đây hơn 1 năm, đã quá thời hạn trong hợp đồng mà công ty vẫn chưa giao sổ đỏ nên người dân không thể làm gì trên đất đã mua. Nhiều lần người dân đến đòi thì ban giám đốc lần lữa. Hoặc khi đến kỳ hẹn, bảo vệ công ty nói lãnh đạo đi công tác.

Tuy nhiên, tới tận đầu năm 2013, người dân vẫn chưa nhận được sổ đỏ. Không có đất xây nhà, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải đi vay ngân hàng, vay nóng, thuê nhà… nhưng số tiền lãi mà Tân Cường Thành trả cũng không thấm vào đâu. Nhiều hộ dân yêu cầu nếu không giao sổ đỏ thì trả lại tiền.

Chính vì thế, tới 7/1/2013, hàng chục người dân tập trung trước cổng nhà máy sản xuất dây và cáp điện Tân Cường Thành (Đà Nẵng) để đòi sổ đỏ dự án khu dân cư quận Liên Chiểu.