Trang chủ » Kinh tế 24h » Sữa nội cũng đầy rẫy scandal

Sữa nội cũng đầy rẫy scandal

Tác giả:

Sữa dê Danlait  và những tranh cãi ầm ĩ

Sai sót của công ty Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu sữa dê Danlait, theo các cơ quan chức năng là ở 3 yếu tố: Thứ nhất thiếu chỉ dẫn Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; Thứ hai, chưa có chỉ dẫn của bác sĩ; Thứ ba, chưa nêu rõ đây là thực phẩm chức năng. Ngoài ra, phía nhập khẩu cũng chưa ghi rõ tên và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

Nếu xác định là sữa thì doanh nghiệp chưa kê khai và niêm yết giá. Nếu là thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp phải nộp thêm 175 triệu tiền thuế (15%) và phải ghi rõ các nội dung theo quy định.

{keywords}

Đến ngày 15/5, sau những tranh cãi ầm ĩ về sữa dê Danlait, công ty Mạnh Cầm chính thức nhận quyết định phạt 15 triệu đồng về nhãn hiệu phụ. Liền với đó, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cũng trả lại cho công ty này 280 thùng sữa, tương đương với 5.600 hộp sữa Danlait sẽ được bán ra thị trường.

Nhập nhèm thông tin về sữa nước

Không chỉ đối với sản phẩm sữa bột công thức, ngay cả những sản phẩm sữa tươi sản xuất trong nước cũng trong tình trạng “đánh lận con đen”. Người tiêu dùng vẫn khó phân biệt đâu là sữa tươi, đâu là sữa tiệt trùng hay gọi là sữa hoàn nguyên. Điều này xuất phát từ thực tế là họ không được cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm sữa (mà chỉ biết lựa chọn theo thói quen) khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng ghi mập mờ thông tin chuộc lợi.

PGS-TS. Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết, sữa nước được chia thành 3 loại là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng hay còn gọi là sữa hoàn nguyên.

Trong đó, sữa tươi thanh trùng là sữa bổ dưỡng nhiều vi chất dinh dưỡng nhất, được tinh chế từ nguồn sữa tươi thô, được xử lý dưới nhiệt độ 75oC trong vòng 12-20 phút rồi được giữ mát ở 40oC. Hạn sử dụng của loại sữa này chỉ trong vòng 10 -15 ngày.

{keywords}

Còn sữa tươi tiệt trùng được chế biến từ nguồn sữa tươi thô – được xử lý tiệt trùng dưới nhiệt độ cao, và có thể pha chế thêm sữa bột và chất béo nhưng không quá 1% tính trên 100g sản phẩm, dễ sử dụng với đa số người dân.

Còn lại là sữa tiệt trùng hay sữa hoàn nguyên là sữa nước được pha trộn từ nguyên liệu sữa bột và các thành phần khác, qua xử lý ở nhiệt độ cao để tiệt trùng. Loại này bổ sung ít chất dinh dưỡng hơn cả. Nhưng bởi sự nhập nhằng tên gọi nên người tiêu dùng khó phân biệt.

“Doanh nghiệp hay lừa đảo nhất là sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên hay sữa tiệt trùng. Vì cứ gọi là sữa tươi tiệt trùng đấy nhưng nó trộn đến 20-30% sữa bột vào nhưng vẫn bảo là sữa tươi để bán với giá cắt cổ. Thường sữa tươi thì giá tương đối ổn định vì tất cả nguyên liệu sữa tươi là giống nhau” – PGS.TS Trần Đáng cho biết.

Sữa Việt Nam có chứa melamine

Năm 2008, khi vụ bê bối sữa Trung Quốc chứa melamine gây chấn động toàn cầu, thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Melamine không chỉ phát hiện trong sữa, mà còn thấy trong kem, sữa chua, kẹo, bánh quy..v.v…

Tháng 10/2008, cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phát hiện trên 20 loại sữa và chế phẩm từ sữa tại Việt Nam có chứa melamine. Khi đó, Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở có sản phẩm sữa, thực phẩm chứa chất melamine phải thu hồi toàn bộ sản phẩm còn lưu thông trên thị trường, niêm phong và xử lý tiêu hủy.

{keywords}

Sau đó, một lượng lớn sản phẩm và hàng chục tấn nguyên liệu đã bị tiêu hủy, Scandal sữa melamine đã để lại nhiều hậu quả cho thị trường sữa Việt Nam cho đến tận hôm nay.

Sữa bột đóng gói bằng xẻng

Mới đây, tháng 6/2013, trong một cuộc họp, ông Trịnh Quý Phổ – Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong một cuộc họp tiết lộ tại nhiều nhà máy sữa, công nhân vẫn dùng xẻng để xúc sữa đóng hộp, gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao.. Tuy không tiết lộ danh tính của DN dùng xẻng để xúc sữa đóng gói như miêu tả, nhưng ông Phổ nói rõ, đó là cách làm không đảm bảo quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn, và như vậy sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm đối với việc đóng gói sữa bột.

Ông Bùi Trường Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho hay, chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các sản phẩm. Không ít doanh nghiệp làm ăn chộp giật công bố chất lượng sản phẩm trên bao bì thì tốt nhưng thực tế lại kém.